Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 177100

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

  • A. Ba
  • B. Zn
  • C. Ca
  • D. Na
Câu 2
Mã câu hỏi: 177101

Trong thành phần của hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố nào?  

  • A. Cacbon
  • B. Oxi
  • C. Nitơ
  • D. Hiđro
Câu 3
Mã câu hỏi: 177102

Chất có tính bazơ là  

  • A. CH3NH2
  • B. CH3COOH
  • C. CH3CHO
  • D. C6H5OH
Câu 4
Mã câu hỏi: 177103

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong số các  kim loại?

  • A. Cr
  • B. Fe
  • C. Pb
  • D. Ni
Câu 5
Mã câu hỏi: 177104

Chất  thuộc loại đisaccarit là

  • A. glucozơ
  • B. saccarozơ
  • C. tinh bột.  
  • D. xenlulozơ
Câu 6
Mã câu hỏi: 177105

Chất nào sau đây là este?

  • A. HCOOCH3
  • B. HCHO
  • C. HCOOH
  • D. CH3OH
Câu 7
Mã câu hỏi: 177106

Poli(vinyl clorua) có công thức thu gọn là

  • A. (-CH2-CHCl-)n
  • B. (-CH2-CH2-)n
  • C. (-CH2-CHBr-)n
  • D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 8
Mã câu hỏi: 177107

Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

  • A. nước
  • B. ancol etylic
  • C. dầu hỏa
  • D. phenol lỏng
Câu 9
Mã câu hỏi: 177108

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)

những tấm kim loại

  • A. Cu
  • B. Zn
  • C. Sn
  • D. Pb
Câu 10
Mã câu hỏi: 177109

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là tính

  • A. khử mạnh
  • B. oxi hóa mạnh.
  • C. axit
  • D. bazơ
Câu 11
Mã câu hỏi: 177110

Kim loại nào sau đây vừa tan được trong dung dịch HCl vừa tan được trong dung dịch NaOH?

  • A. Cu
  • B. Fe
  • C. Al
  • D. Mg
Câu 12
Mã câu hỏi: 177111

Quặng manhetit có thành phần chính là

  • A. Fe2O3
  • B. FeS2
  • C. FeO
  • D. Fe3O4
Câu 13
Mã câu hỏi: 177112

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?  

  • A. Na
  • B. Ba
  • C. Al
  • D. Fe
Câu 14
Mã câu hỏi: 177113

Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Người ta thường dùng chất nào sau đây để loại bỏ các khí đó?

  • A. Ca(OH)2.
  • B. NaOH
  • C. NH3
  • D. HCl
Câu 15
Mã câu hỏi: 177114

Cho các chất sau:  metylamin, etyl axetat , glixin, glucozơ. Số chất có chứa nguyên tố nitơ là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 16
Mã câu hỏi: 177115

Trường hợp nào sau đây các ion có thể tồn tại đồng thời trong cùng dung dich ?

  • A. OH- , K+ , Fe2+ , SO42-.
  • B. OH- , Ba2+ , CH3COO-, Al3+
  • C. K+, NH4+ , CO32- , OH-.
  • D. K+, Ba2+, NH4+,  NO3-.
Câu 17
Mã câu hỏi: 177116

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

  • A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
  • B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
  • C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. 
  • D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 18
Mã câu hỏi: 177117

Chất X là chất không màu, không làm đổi màu quỳ tím, tham gia phản ứng tráng gương, tác dụng được với dung dịch NaOH. CTCT của X là

  • A. HCOOCH3
  • B. HCHO
  • C. HCOOH
  • D. CH3COOH
Câu 19
Mã câu hỏi: 177118

Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có xúc tác H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
  • B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
  • C. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
  • D. Phản ứng xà phòng hóa chất béo  là phản ứng 1 chiều.
Câu 20
Mã câu hỏi: 177119

Nhận xét nào sai về glucozơ ?

  • A. Là đồng phân của  fructozơ
  • B. Có nhiều trong quả nho chín
  • C. Tạo thành khi thuỷ phân tinh bột
  • D. Thuộc loại polisaccarit
Câu 21
Mã câu hỏi: 177120

Cho các chất sau:  metylamin, điphenylamin, đimetylamin, anilin, etylamin, glixin. Số chất làm  quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 177121

Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là

  • A. CH3–CH2–CH(OH)–CH3
  • B. CH3–CH2–CH2–OH
  • C. CH3–CH2–CH2–CH2–OH
  • D. CH3–CH(OH)–CH3
Câu 23
Mã câu hỏi: 177122

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.               (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.

(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.                  (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.

(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 24
Mã câu hỏi: 177123

Cho các phát biểu sau:

     1. Trong dung dịch, ion Fe2+ không oxi hóa được Cu nhưng Fe thì khử được ion Cu2+.                   

     2. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

     3. Trong hợp kim thép, hàm lượng cacbon từ 2 – 5% về khối lượng .

     4. Hòa tan Mg vào dung dịch muối FeCl3 dư , kết thúc phản ứng có muối FeCl2.

     5. Sắt tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội tạo muối sắt (III) và các sản phẩm khử của nitơ.

     Số phát biểu đúng là             

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 25
Mã câu hỏi: 177124

Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol tham gia phản ứng thế nguyên tử H trong vòng benzen dễ hơn benzen.

(2) Stiren có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4­ ở điều kiện thường.

(3) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol , etylen glicol.

(4) Ở nhiệt độ thường, phenol phản ứng được với nước brom tạo kết tủa trắng.

(5) Hợp chất aminoaxit  phản ứng được với dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là       

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 26
Mã câu hỏi: 177125

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:

- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.

- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.

Giá trị của m

  • A. 164,6
  • B. 144,9
  • C. 135,4
  • D. 173,8
Câu 27
Mã câu hỏi: 177126

Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,05

25 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng

  • A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.
  • B. Kim loại M là sắt (Fe).
  • C. Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.
  • D. Số mol kim loại M là 0,025 mol.
Câu 28
Mã câu hỏi: 177127

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z(MY>MZ). Các thể tích khí đều ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a:b là

  • A. 2:3
  • B. 2:1
  • C. 1:5
  • D. 3:2
Câu 29
Mã câu hỏi: 177128

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu đuợc 0,76 mol H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol H2O. Giá trị của m là

  • A. 24,74 gam
  • B. 24,60 gam
  • C. 24,46 gam
  • D. 24,18 gam
Câu 30
Mã câu hỏi: 177129

Cho hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam Z cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong Z là

  • A. 20%
  • B. 80%
  • C. 40%
  • D. 75%
Câu 31
Mã câu hỏi: 177130

Cặp chất nào sau đây không phản ứng với nhau?

  • A. FeS và HCl
  • B. NH4Cl và NaOH
  • C. AlCl3 và Na2CO3
  • D. Na2CO3 và NaOH .
Câu 32
Mã câu hỏi: 177131

Dung dịch Glyxin phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A. NaNO3
  • B. KNO3
  • C. HCl
  • D. NaCl
Câu 33
Mã câu hỏi: 177132

Polivinylclorua được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

  • A. CH2=CH-CH3
  • B. CH3-CH3
  • C. CH2=CHCl
  • D. CH2=CH2
Câu 34
Mã câu hỏi: 177133

Cho các chất sau: etylamin, valin, metylamoni clorua, etylaxetat, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 35
Mã câu hỏi: 177134

Phản ứng đặc trưng của este là

  • A. phản ứng este hoá
  • B. phản ứng vô cơ hoá
  • C. phản ứng nitro hoá
  • D. phản ứng thuỷ phân
Câu 36
Mã câu hỏi: 177135

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

  • A. C2H5COOCH3
  • B. C2H5COOC2H5
  • C. HCOOC2H5
  • D. CH3COOCH3
Câu 37
Mã câu hỏi: 177136

Oxit nào sau đây là oxit axit?

  • A. Fe2O3
  • B. Cr2O3
  • C. CrO3
  • D. FeO
Câu 38
Mã câu hỏi: 177137

Công thức quặng boxit

  • A. CaCO3
  • B. CaSO4
  • C. Al2O3.nH2O
  • D. Fe2O3
Câu 39
Mã câu hỏi: 177138

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là

  • A. CuCl2
  • B. MgCl2
  • C. FeCl3
  • D. CrCl2
Câu 40
Mã câu hỏi: 177139

Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là do khí:

  • A. NO2
  • B. CH4
  • C. CO2
  • D. SO2

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ