Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Bùi Thị Xuân Lần 2

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 175060

Este vinyl axetat có công thức là 

  • A. CH3COOCH=CH2
  • B. CH3COOCH3.
  • C. CH2=CHCOOCH3.     
  • D. HCOOCH3.
Câu 2
Mã câu hỏi: 175061

Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là:

  • A. Amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat).
  • B. Tơ capron và teflon.
  • C. Polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli(metyl metacrylat).
  • D. Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).
Câu 3
Mã câu hỏi: 175062

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

  • A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.     
  • B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
  • C. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.         
  • D. H2N-CH2CONH-CH2CH2COOH.
Câu 4
Mã câu hỏi: 175063

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
  • B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
  • C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
  • D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Câu 5
Mã câu hỏi: 175064

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
  • B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 6
Mã câu hỏi: 175065

Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 175066

Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:

  • A. Ag, Cu, Au, Al, Fe.   
  • B. Ag, Cu, Fe, Al, Au.
  • C. Au, Ag, Cu, Fe, Al.      
  • D. Al, Fe, Cu, Ag, Au.
Câu 8
Mã câu hỏi: 175067

Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch

  • A. H2SO4 (loãng).    
  • B. NaOH.      
  • C. KOH.        
  • D. H2SO4 (đặc, nguội).
Câu 9
Mã câu hỏi: 175068

Phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A. \(4Cr + 3{O_2} \to 2C{r_2}{O_3}.\)
  • B. \(2Cr + 3C{l_2} \to 2CrC{l_3}.\)
  • C. \(2Cr + 6HCl \to 2CrC{l_3} + 3{H_2}.\)
  • D. \(2Cr + 3S \to C{r_2}{S_3}.\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 175069

Chất rắn X màu lục thẫm, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và Br2 được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thu được dung dịch màu da cam. Chất rắn X là:

  • A. Cr2O3     
  • B. CrO.       
  • C. Cr2O.         
  • D. Cr.
Câu 11
Mã câu hỏi: 175070

Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

  • A. 8 lít.         
  • B. 2 lít.     
  • C. 4 lít.  
  • D. 1 lít.
Câu 12
Mã câu hỏi: 175071

Người ta có thể sử dụng nước đá khô để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì

  • A. Nước đá khô là H2O rắn nên khá an toàn.
  • B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
  • C. Nước đá khô có khả năng khử trùng.
  • D. Nước đá khô là N2 lỏng có nhiệt độ rất thấp, dễ dàng tạo môi trường lạnh.
Câu 13
Mã câu hỏi: 175072

Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là:

  • A. butan.            
  • B. propan.   
  • C. iso-butan.     
  • D. 2-metylbutan.
Câu 14
Mã câu hỏi: 175073

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

C3H4O2 + NaOH → X + Y   

X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

  • A. HCHO, CH3CHO. 
  • B. CH3CHO, HCOOH.
  • C. HCHO, HCOOH. 
  • D. HCOONa, CH3CHO.
Câu 15
Mã câu hỏi: 175074

Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là

  • A. 6. 
  • B. 8
  • C. 7
  • D. 5
Câu 16
Mã câu hỏi: 175075

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.
  • B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt.
  • C. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
  • D. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hoà tan được bột đồng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 175076

Hoà tan hỗn hợp gồm Zn, Cu, Fe, Cr vào dung dịch HCl có sục khí oxi dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NH3 dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong chân không hoàn toàn được chất rắn Z. Chất rắn Z gồm:

  • A. Fe2O3, CrO, ZnO     
  • B. FeO, Cr2O3        
  • C. Fe2O3, Cr2O3      
  • D. FeO, ZnO, CuO
Câu 18
Mã câu hỏi: 175077

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch:

CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có thể tạo kết tủa là:

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 7
Câu 19
Mã câu hỏi: 175078

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây?

  • A. \(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow .\)
  • B. \(A{l_4}{C_3} + 12HCl \to 4AlC{l_3} + 3C{H_4} \uparrow .\)
  • C. \(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow .\)
  • D. \(N{H_4}Cl + NaOH \to N{H_3} \uparrow + {H_2}O + NaCl\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 175079

Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là

  • A. tăng trưởng vật nuôi.
  • B. phát triển cây trồng.
  • C. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • D. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 175080

Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D. Lấy 150ml dung dịch D trung hòa bởi 50ml dung dịch KOH. Tính nồng độ dung dịch KOH đem dùng.

  • A. 0,4 M.          
  • B. 0,3 M.       
  • C. 0,1 M.              
  • D. 0,2 M.
Câu 22
Mã câu hỏi: 175081

Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:

  • A. 63% và 37%.   
  • B. 84% và 16%.       
  • C. 42% và 58%.        
  • D. 21% và 79%.
Câu 23
Mã câu hỏi: 175082

Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 21,60.    
  • B. 2,16.       
  • C. 4,32.    
  • D. 43,20.
Câu 24
Mã câu hỏi: 175083

Hòa tan a gam crom trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được dung dịch X và 3,36 lit khí (đktc). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí đến khối lượng không đổi. Lọc, đem nung đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là

  • A. 7,6 gam.     
  • B. 11,4 gam.    
  • C. 15 gam.   
  • D. 10,2 gam. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 175084

Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m - 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là

  • A. 54,66%.     
  • B. 45,55%.    
  • C. 36,44%.             
  • D. 30,37%.
Câu 26
Mã câu hỏi: 175085

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:

  • A. 20,15.    
  • B. 31,30.       
  • C. 16,95.       
  • D. 23,80.
Câu 27
Mã câu hỏi: 175086

Đốt 0,1 mol hỗn hợp A gồm một a-aminoaxit (X) no mạch hở chứa 1 nhóm-NH2, 1 nhóm - COOH, X-X và X-X-X cần 27,048 lít oxi (đktc). Khi đun nóng 0,1 mol hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa chất tan có khối lượng lớn hơn khối lượng hỗn hợp A ở trên là 7,4 gam. Khối lượng của 2,016 mol hỗn hợp A là:

  • A. 450,129 gam.          
  • B. 429,989 gam.       
  • C. 473,290 gam.       
  • D. 430,416 gam.
Câu 28
Mã câu hỏi: 175087

Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng (đều ở thể khí ở đktc). Để đốt cháy hết X cẩn dùng vừa đủ 20,16 lit O2 (đktc) và phản ứng tạo ra 7,2 gam H2O. Khi cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 62,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của A, B là

  • A. C3H4, C4H6.     
  • B. C2H2, C4H6.       
  • C. C2H4, C3H6.     
  • D. C2H2, C3H4.
Câu 29
Mã câu hỏi: 175088

Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong một bình kín, thu được chất rắn Y có khối lượng (m - 7,36) gam. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,672 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

  • A. 19,52 gam.    
  • B. 20,16 gam.         
  • C. 22,08 gam.       
  • D. 25,28 gam.
Câu 30
Mã câu hỏi: 175089

Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.

-  Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2.

-  Phần 2: Phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2.

Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 7,02.          
  • B. 4,05. 
  • C. 5,40.     
  • D. 3,51.
Câu 31
Mã câu hỏi: 175090

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 25,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

  • A. 9,80.  
  • B. 11,40.     
  • C. 15,0.   
  • D. 20,8.
Câu 32
Mã câu hỏi: 175091

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:

X

Y

Z

T

Dung dịch HCl

Có phản ứng

Có phản ứng

Có phản ứng

Có phản ứng

Dung dịch KOH

Không phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

Có phản ứng

Dung dịch Brom

Nước brom không nhạt màu

Nước brom nhạt màu và có kết tủa trắng

Nước brom không nhạt màu

Nước brom nhạt màu và không có kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:

  • A. Metyl amin, anilin, xenlulozơ, triolein
  • B. Etyl amin, anilin, glyxin, tripanmitin
  • C. Metyl amin, anilin, alanin, triolein
  • D. Etylamin, anilin, alanin, tripanmitin
Câu 33
Mã câu hỏi: 175092

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3.

(b) Nung FeS2 trong không khí.

(c) Nhiệt phân KNO3.

(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).

(h) Thổi khí H2 dư vào CuO nung nóng.

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 175093

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phần hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1792ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 38%.   
  • B. 41%.
  • C. 35%. 
  • D. 29%.
Câu 35
Mã câu hỏi: 175094

Cho hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở gồm: Gly - Ala; X1 - Ala ; Glu - X2 - Ala (A); Lys - Ala - X3 (B) và Lys - Ala - Ala - Lys (C); nA : nB : nC = 4 : 2 :1, trong đó X1, X2, X3 là các a-aminoaxit no mạch hở; phân tử có 1 nhóm -NH2; 1 nhóm -COOH.

Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch chứa m + 9,04 (gam) muối của các a-aminoaxit. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 20,496 lít CO2 (đktc) và 15,39 gam H2O. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng X trên tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ để thu được các muối chứa \(SO_{4}^{2-}\) (không có muối chứa \(HSO_{4}^{-}\)) sau khi cô cạn cẩn thận là

  • A. 52,13 gam.    
  • B. 39,61 gam.    
  • C. 49,57 gam.  
  • D. 36,73 gam.
Câu 36
Mã câu hỏi: 175095

Dung dịch X chứa x mol NaOH và y mol Na2ZnO2 (hoặc Na2(Zn(OH)4)), dung dịch Y chứa z mol Ba(OH)2 và t mol Ba(AlO2)2 (hoặc Ba(Al(OH)4)2 trong đó (x < 2z). tiến hành hai thí nghiệm sau:

-  Thí nghiệm 1: nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch X

-  Thí nghiệm 2: nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y

Kết quả hai thí nghiệm trên được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của y và t lần lượt là:

  • A. 0,075 và 0,10.   
  • B. 0,075 và 0,05.     
  • C. 0,15 và 0,05.  
  • D. 0,15 và 0,10.
Câu 37
Mã câu hỏi: 175096

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY ); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là:

  • A. 10,54 gam.  
  • B. 14,04 gam.         
  • C. 12,78 gam. 
  • D. 13,66 gam.
Câu 38
Mã câu hỏi: 175097

Hỗn hợp E chứa peptit X mạch hở (tạo bởi glyxin và alanin) và este Y mạch hở (được tạo bởi etylen glicol và một axit đơn, không no chứa một liên kết C=C). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 23,08 gam hỗn hợp F có chứa a gam muối của glyxin và b gam muối của alanin và muối của axit. Lấy toàn bộ F đốt cháy thu được Na2CO3, N2, 23,76 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Mặt khác cũng đem đốt cùng lượng E trên cần dùng 19,936 lít khí O2 (đktc). Giá trị của a: b gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 2,45.   
  • B. 2,60.                               
  • C. 2,70.        
  • D. 2,55.
Câu 39
Mã câu hỏi: 175098

Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 4,50.         
  • B. 6,00        
  • C. 5,361      
  • D. 6,66.
Câu 40
Mã câu hỏi: 175099

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đkc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là \(\frac{69}{13}.\) Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 13,33%.
  • B. 33,33%.     
  • C. 20,00%.     
  • D. 6,80%.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ