Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa

15/04/2022 - Lượt xem: 12
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 175700

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzene trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:

  • A. 0,82g
  • B. 0,68 g
  • C. 2,72 g
  • D. 3,4 g
Câu 2
Mã câu hỏi: 175701

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là:

  • A. HCOOCH2CH2CH2OOCH
  • B.

    HCOOCH2CH2OOCCH3.

  • C.

    CH3COOCH2CH2OOCCH3.

  • D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH
Câu 3
Mã câu hỏi: 175702

Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là:

  • A. 40,4
  • B. 31,92
  • C. 36,72
  • D. 35,6
Câu 4
Mã câu hỏi: 175703

Số este có công thức phân tử C4H8Omà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 5
Mã câu hỏi: 175704

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

  • A.  Tristearin
  • B. Metyl axetat.
  • C. Metyl fomat
  • D. Benzyl axetat.
Câu 6
Mã câu hỏi: 175705

 Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

  • A. 2,9
  • B. 4,28
  • C. 4,1
  • D. 1,64
Câu 7
Mã câu hỏi: 175706

Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

  • A. C2H5ONa
  • B.

    C2H5COONa

  • C. CH3COONa
  • D. HCOONa.
Câu 8
Mã câu hỏi: 175707

Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 6
Câu 9
Mã câu hỏi: 175708

Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

  • A.

    CH3COOH và C3H5OH.

  • B.

    C2H3COOH và CH3OH.

  • C.

    HCOOH và C3H5OH.

  • D.

    HCOOH và C3H7OH.

Câu 10
Mã câu hỏi: 175709

Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất Y là

  • A. CH3COOCH=CH2
  • B. HCOOCH3
  • C. CH3COOCH=CH-CH3.    
  • D.

    HCOOCH=CH2.

Câu 11
Mã câu hỏi: 175710

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là

  • A. 132
  • B. 118
  • C. 146
  • D. 136
Câu 12
Mã câu hỏi: 175711

Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m?

  • A. 200,8
  • B. 183,6
  • C. 211,6
  • D. 193,2
Câu 13
Mã câu hỏi: 175712

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

  • A. 13,6
  • B. 8,16
  • C. 16,32
  • D. 20,4
Câu 14
Mã câu hỏi: 175713

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi đem thực hiện phản ứng tráng bạc thu được tối đa 43,2 gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 42,75
  • B. 85,5
  • C. 27,36
  • D. 45
Câu 15
Mã câu hỏi: 175714

Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 21,6
  • B. 32,4
  • C. 16,2
  • D. 10,8
Câu 16
Mã câu hỏi: 175715

Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại nào?

  • A. Cu
  • B. Zn
  • C. Au
  • D. Ag
Câu 17
Mã câu hỏi: 175716

Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 75% thu được 27 gam glucozơ. Giá trị của m là

  • A. 68,4
  • B. 38,475.
  • C. 34,2
  • D. 51,3
Câu 18
Mã câu hỏi: 175717

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 10,08 lít khí CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của V là

  • A. 3,36 lít
  • B. 13,44 lít
  • C. 6,72 lít.
  • D. 10,08 lít.
Câu 19
Mã câu hỏi: 175718

Sắt phản ứng với lượng dư chất nào dưới đây thu được muối sắt (III)?

  • A. Dung dịch HNO3 loãng
  • B. Dung dịch CuSO4.
  • C. Dung dịch NaNO3.
  • D. Dung dịch HCl.
Câu 20
Mã câu hỏi: 175719

Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được bao nhiêu lít H2 (đktc)?

  • A. 3,36 lít.
  • B. 2,24 lít.
  • C. 5,6 lít.
  • D. 4,48 lít.
Câu 21
Mã câu hỏi: 175720

Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 14,4 gam.
  • B. 12 gam.
  • C. 9,6 gam.
  • D. 24 gam.
Câu 22
Mã câu hỏi: 175721

Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch nào dưới đây?

  • A. AgNO3
  • B. AlCl3.
  • C. FeCl2.
  • D.  Zn(NO3)2.
Câu 23
Mã câu hỏi: 175722

Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm khí H2S. Cho mẫu khí đó qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu

  • A. xanh
  • B. vàng
  • C. đen
  • D. trắng
Câu 24
Mã câu hỏi: 175723

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục từ từ a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,55a mol Ba(OH)2

(b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho AgNOvào dung dịch Fe(NO3)2 dư.

(e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 5
Câu 25
Mã câu hỏi: 175724

Lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là

  • A. 2,24
  • B. 5,6
  • C. 1,12
  • D. 4,48
Câu 26
Mã câu hỏi: 175725

Cho m gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m?

  • A. 3,2
  • B. 6,4
  • C. 1,6
  • D. 4,8
Câu 27
Mã câu hỏi: 175726

Cho 15 gam hỗn hợp Fe, Zn, Mg tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Lượng chất rắn X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,12 lít khí bay ra. Giá trị của m ?

  • A. 15,8
  • B. 17,4
  • C. 19,8
  • D. 19
Câu 28
Mã câu hỏi: 175727

Đun nóng natri axetat khan (CH3COONa) với hỗn hợp natri hiđroxit (NaOH) và canxi oxit (CaO). Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là

  • A. propilen.
  • B. metan.
  • C. axetilen.
  • D.  etilen.
Câu 29
Mã câu hỏi: 175728

Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol Al bằng dung dịch KOH dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là

  • A. 4,48
  • B. 6,72
  • C. 3,36
  • D. 5,6
Câu 30
Mã câu hỏi: 175729

Cho các phát biểu sau:

(a) Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phẩm.

(b) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

(c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.

(d) Tơ nilon bền đối với nhiệt, axit, kiềm.

(e) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.

Số phát biểu đúng là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 175730

Cho 22,56 gam Ala-Val tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số mol KOH đã phản ứng là

  • A. 0,1
  • B. 0,24
  • C. 0,12
  • D. 0,2
Câu 32
Mã câu hỏi: 175731

Phản ứng giữa hai chất nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch?

  • A. Fe + ZnCl2
  • B. Mg + NaCl
  • C. Fe + Cu(NO3)2
  • D. Al + MgSO4
Câu 33
Mã câu hỏi: 175732

Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được?

  • A. CH3CH2CH2OH.
  • B. CH3CH2OH.
  • C. CHCOOH.
  • D. CH3CH2COOH
Câu 34
Mã câu hỏi: 175733

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?

  • A. HCl đặc nguội.
  • B. HNO3 đặc, nguội.
  • C. NaOH.
  • D.  CuSO4.
Câu 35
Mã câu hỏi: 175734

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A. HCl + Fe(NO3)2.
  • B. CaCO3 + H2SO4.
  • C. KCl + NaOH.
  • D. KOH + KHCO3
Câu 36
Mã câu hỏi: 175735

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại là

  • A. Cu, FeO, MgO.
  • B. Cu, Fe, Mg.
  • C. CuO, Fe, MgO.
  • D. Cu, Fe, MgO
Câu 37
Mã câu hỏi: 175736

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

  • A. (I), (II) và (III).
  • B. (I), (II) và (IV).
  • C. (I), (III) và (IV).
  • D. (II), (III) và (IV)
Câu 38
Mã câu hỏi: 175737

Dung dịch FeSO4 có thể phản ứng với chất nào sau đây?

  • A. AgNO3.
  • B. Cu(NO3)2.
  • C. KCl
  • D. NaNO3.
Câu 39
Mã câu hỏi: 175738

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

  • A. Zn
  • B. Al
  • C. Mg
  • D. Na
Câu 40
Mã câu hỏi: 175739

Kim loại nào sau đây tan hết trong lượng dư dung dịch NaOH?

  • A. Cu
  • B. Mg
  • C. Fe
  • D. Al

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ