Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Hồng Quang

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 174900

Kim loại có thể dùng làm tấm ngăn chống phóng xạ hạt nhân?

  • A. W.      
  • B. Pb.       
  • C. Cr.         
  • D. Fe.
Câu 2
Mã câu hỏi: 174901

Kim loại nào dưới đây không phản ứng được với H2O ở nhiệt độ thường?

  • A. Ba.       
  • B. Ag.       
  • C. Na.     
  • D. K.
Câu 3
Mã câu hỏi: 174902

Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại.

  • A. Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2 + 2Ag 
  • B. Fe2O3 + CO → 2Fe + 3CO2
  • C. CaCO→ CaO + CO2  
  • D. 2Cu + O→ 2CuO
Câu 4
Mã câu hỏi: 174903

Kim loại M có thể điều chế được bằng các phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. M là

  • A. Mg.         
  • B. Cu.         
  • C. Al.      
  • D. Na.
Câu 5
Mã câu hỏi: 174904

Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?

  • A. Fe2O3.      
  • B. Al2O3.      
  • C. K2O.           
  • D. MgO.
Câu 6
Mã câu hỏi: 174905

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?                         

  • A. Fe(OH)2.   
  • B. Al(OH)3.    
  • C. Al. 
  • D. KOH.
Câu 7
Mã câu hỏi: 174906

Kim loại Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây? 

  • A. BaCl2.     
  • B. HNO3 loãng .   
  • C. KOH.        
  • D. Cu(NO3)2.
Câu 8
Mã câu hỏi: 174907

Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?

  • A. Giấm ăn.      
  • B. Ancol etylic.    
  • C. Nước.     
  • D. Dầu hỏa.
Câu 9
Mã câu hỏi: 174908

Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?

  • A. Cacnalit.    
  • B. Xiđerit.    
  • C. Pirit.      
  • D. Đôlômit.
Câu 10
Mã câu hỏi: 174909

Sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo thành hợp chất Fe (III)? 

  • A. HCl.      
  • B. Cu(NO3)2.        
  • C. S.    
  • D. HNO3.
Câu 11
Mã câu hỏi: 174910

Crom phản ứng với chất nào sau đây tạo hợp chất Cr(II)?

  • A. O2.     
  • B. HCl.         
  • C. S.     
  • D. HNO3.
Câu 12
Mã câu hỏi: 174911

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
  • B. Các dạng nhiên liệu như than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
  • C. Các chất như mocphin, cocain, penixilin là các chất ma túy.
  • D. Hiệu ứng nhà kính gây ra do sự tăng nồng độ CO2 và CH4 trong không khí.
Câu 13
Mã câu hỏi: 174912

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là 

  • A. metyl acrylat.     
  • B. propyl fomat.   
  • C. metyl axetat.      
  • D. vinyl axetat.
Câu 14
Mã câu hỏi: 174913

Công thức phân tử của triolein là

  • A. C54H104O6.  
  • B. C57H104O6.    
  • C. 57H110O6.      
  • D. C54H110O6.
Câu 15
Mã câu hỏi: 174914

Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

  • A. glucozơ      
  • B. tinh bột     
  • C. saccarozơ     
  • D. fructozơ
Câu 16
Mã câu hỏi: 174915

Chất nào sau đây có tính bazơ?

  • A. CH3COOH.     
  • B. C6H5NH2.     
  • C. CH3COOC2H5.    
  • D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 17
Mã câu hỏi: 174916

Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

  • A. Anilin.    
  • B. Glyxin.     
  • C. Etylamin.        
  • D. Axit glutamic.
Câu 18
Mã câu hỏi: 174917

Tơ nilon -6,6 thuộc loại

  • A. tơ nhân tạo. 
  • B. tơ bán tổng hợp.   
  • C. tơ thiên nhiên.     
  • D. tơ tổng hợp.
Câu 19
Mã câu hỏi: 174918

Thành phần chính của phâm đạm ure là

  • A. (NH2)2CO.       
  • B. Ca(H2PO4)2.      
  • C. NH4NO3.        
  • D. (NH4)2CO3.
Câu 20
Mã câu hỏi: 174919

Axetilen là chất khí, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi - axetilen để hàn, cắt kim loại. Công thức phân tử của axetilen là 

  • A. C2H6.  
  • B. C2H2.      
  • C. C6H6.       
  • D. C2H4
Câu 21
Mã câu hỏi: 174920

Cho bột sắt lần lượt tác dụng với: dung dịch HCl, dung dịch CuSO4, dung dịch HNO3 loãng dư, khí Cl2. Số phản ứng tạo ra muối sắt (III) là

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 174921

Cho chất X có công thức phân tử  C4H8O2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng thu được chất Y có công thức CHO2K. Công thức cấu tạo của X

  • A. C2H5COOCH3.  
  • B. HCOOC3H7.    
  • C. CH3COOC2H5.  
  • D. C3H7COOH.
Câu 23
Mã câu hỏi: 174922

Để hòa tan 5,1 gam Al2O3 cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

  • A. 200.       
  • B. 100.   
  • C. 150.     
  • D. 50.
Câu 24
Mã câu hỏi: 174923

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 25
Mã câu hỏi: 174924

Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 (loãng, dư); sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hoà. Kim loại M là

  • A. Zn       
  • B. Fe    
  • C. Mg       
  • D. Al.
Câu 26
Mã câu hỏi: 174925

Este có khả năng tác dụng với dung dịch nước Br2

  • A. CH2=CHCOOH    
  • B. HCHO      
  • C. (C17H33COO)3C3H5    
  • D. CH3COOCH3
Câu 27
Mã câu hỏi: 174926

Thủy phân hoàn toàn một đisaccarit G, thu được hai chất XY. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Chất Z

  • A. glucozơ.       
  • B. axit gluconic.     
  • C. fructozơ.       
  • D. sobitol.
Câu 28
Mã câu hỏi: 174927

Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

  • A. 84.       
  • B. 112,5.    
  • C. 56,25.   
  • D. 45.
Câu 29
Mã câu hỏi: 174928

Cho 25,75 gam amino axit X (trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH) tác dụng  với dung dịch KOH dư thì thu được 35,25 gam muối. Số công thức cấu tạo của X

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 30
Mã câu hỏi: 174929

Dãy polime nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

  • A. tơ tằm và tơ visco.     
  • B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
  • C. tơ visco và tơ nilon-6,6.     
  • D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6.
Câu 31
Mã câu hỏi: 174930

Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và propin có tỉ khối so với H2 bằng 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 3,6 gam nước. Giá trị của V là

  • A. 3,36.        
  • B. 4,48.    
  • C. 6,72.        
  • D. 2,24.  
Câu 32
Mã câu hỏi: 174931

Thực hiện các thí nghiệm sau:  

     (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2

     (b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.

     (c) Cho hỗn hợp Na2O và Al ( tỉ lệ mol 2 : 3) vào nước dư. 

     (d) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

     (e) Đun nóng dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3.  

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm có chất kết tủa trong ống nghiệm là

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5
Câu 33
Mã câu hỏi: 174932

Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là

  • A. 20,72%. 
  • B. 50,00%.  
  • C. 34,33%.      
  • D. 51,11%.
Câu 34
Mã câu hỏi: 174933

Cho các nhận xét sau:

     (1) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được saccarozơ.

     (2) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

     (3) Triolein phản ứng với H2 (khi đun nóng, có xúc tác Ni).

     (4) Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

     (5) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

     (6) Fructozơ chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ.

Số nhận xét đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 174934

Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước thu được 3,024 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch CuSO4 dư, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch có khối lượng giảm đi 1,38 gam. Cho từ từ 55 ml dung dịch HCl 2M vào Y thu được 5,46 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 8,20 gam.  
  • B. 7,21 gam.      
  • C. 8,58 gam.       
  • D. 8,74 gam.
Câu 36
Mã câu hỏi: 174935

Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y, amin no hai chức mạch hở Z. Tỉ khối của A so với H2 bằng 385/29. Đốt cháy hoàn toàn 6,496 lít A thu được 9,632 lít CO2 và 0,896 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Phần trăm khối lượng của anken có trong A gần nhất với

  • A. 21,4%       
  • B. 27,3%        
  • C. 24,6%    
  • D. 18,8%
Câu 37
Mã câu hỏi: 174936

Hòa tan hoàn toàn 16,86 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg và MgCO3 trong dung dịch chứa đồng thời 1,14 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3 thu được dung dịch Y chứa 156,84 gam muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí thoát ra, biết Z có tỉ khối hơi so với hidro bằng 22. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thu được 19,72 gam kết tủa. Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X

  • A. 1,02 gam.    
  • B. 2,04 gam.  
  • C. 4,08 gam.    
  • D. 3,06 gam.
Câu 38
Mã câu hỏi: 174937

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X (trung hòa) cần dùng 69,44 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 36,72 gam nước. Đun nóng m gam X trong 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được p gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng vừa đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là

  • A. 33,44.        
  • B. 36,64.   
  • C. 36,80.      
  • D. 30,64.
Câu 39
Mã câu hỏi: 174938

Đốt cháy hoàn toàn 10,88 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức là đồng phân của nhau thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Khi cho 10,88 gam hỗn hợp X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 14,74 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 4 chất, trong đó có chất Z (khối lượng phân tử lớn nhất) và 3,24 gam ancol (không có chất hữu cơ khác). Khối lượng của Z là

  • A. 5,8 gam.   
  • B. 4,1 gam.    
  • C. 6,5 gam.         
  • D. 7,2 gam.
Câu 40
Mã câu hỏi: 174939

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

      Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2

      Bước 2: Thêm 3 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm thứ nhất. 3 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm thứ hai.

      Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, cả hai ống nghiệm đều chưa kết tủa màu xanh.

(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam

(c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím

(d) Phản ứng trong hai ống nghiệp đều xảy ra trong môi trường kiềm.

(e) Để phản ứng trong hai ống nghiệm nhanh hơn cần rửa kết tủa sau bước 1 bằng nước cất nhiều lần.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ