Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 175420

Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào?

  • A. Na2SO4, KOH.
  • B. KCl, NaNO3.
  • C. NaOH, HCl.
  • D. NaCl, H2SO4.
Câu 2
Mã câu hỏi: 175421

Ngâm một đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

  • A. 1M
  • B. 0,4M
  • C. 0,8M
  • D. 0,5M
Câu 3
Mã câu hỏi: 175422

Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

  • A. 33
  • B. 26,73
  • C. 29,7
  • D. 25,46
Câu 4
Mã câu hỏi: 175423

Thủy phân este C4H6O(xúc tác axit) được hai chất hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy X là :

  • A. anđehit axetic. 
  • B. ancol etylic.
  • C. axit axetic. 
  • D. axit fomic.
Câu 5
Mã câu hỏi: 175424

 Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?

  • A. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2
  • B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
  • C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2
  • D. Nhúng dây Mg vào dung dịch HCl
Câu 6
Mã câu hỏi: 175425

Cho vài mẩu đất đèn (thành phần chính CaC2) bằng hạt ngô vào ống nghiệm X chứa sẵn 5 ml nước. Đậy nhanh ống nghiệm X bằng nút cao su có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm Y chứa 5 ml dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là

  • A. có kết tủa màu xanh
  • B. có kết tủa màu trắng
  • C. dung dịch Br2 bị nhạt màu
  • D. có kết tủa màu vàng
Câu 7
Mã câu hỏi: 175426

Cho 2,8 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  • A. 16,2
  • B. 10,8
  • C. 5,4
  • D. 5,6
Câu 8
Mã câu hỏi: 175427

Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?

  • A. Na2CO3 và Ba(HCO3)2
  • B. NaHCO3 và HCl
  • C. CuSO4 và HCl
  • D. KOH và H2SO4
Câu 9
Mã câu hỏi: 175428

Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

  • A. 5,04
  • B. 2,7
  • C. 5,4
  • D. 3,36
Câu 10
Mã câu hỏi: 175429

Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A. 8
  • B. 12,2
  • C. 8,2
  • D. 10,2
Câu 11
Mã câu hỏi: 175430

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện thường glyxin là chất lỏng
  • B. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ
  • C. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi
  • D. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa
Câu 12
Mã câu hỏi: 175431

Khử hoàn toàn 3,48 gam Fe3O4 (nung nóng) bằng khí CO. Thể tích tối thiểu của CO cần dùng cho phản ứng là

  • A. 1,344lít
  • B. 1,12 lít
  • C. 0,336 lít
  • D. 1,008lít
Câu 13
Mã câu hỏi: 175432

Este nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH thu được kali propionat?

  • A. CH3COOCH3
  • B.  HCOOCH3
  • C. CH3COOC2H5
  • D. C2H5COOC2H5
Câu 14
Mã câu hỏi: 175433

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 44 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm 17,44 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là

  • A. 12,48
  • B. 14,28
  • C. 26,56
  • D. 25,56
Câu 15
Mã câu hỏi: 175434

 Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

  • A. 0,5
  • B. 0,65
  • C. 0,7
  • D. 0,55
Câu 16
Mã câu hỏi: 175435

Cho 19,76 gam hỗn hợp X gồm phenyl axetat và metyl axetat vào dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 3,84 gam ancol Y và m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 27,12
  • B. 25,68
  • C. 16,4
  • D. 26,96
Câu 17
Mã câu hỏi: 175436

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na; K; Na2O; Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,336 lít khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch HCl 0,8M thu được 400ml dung dịch có pH =13. Giá trị của m là

  • A. 6,8
  • B. 17,6
  • C. 6,4
  • D. 12,8
Câu 18
Mã câu hỏi: 175437

Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là

  • A. 200
  • B. 300
  • C. 400
  • D. 100
Câu 19
Mã câu hỏi: 175438

Crom tác dụng với clo (đun nóng), thu được sản phẩm là gì?

  • A. CrCl2.
  • B. Cr2(SO4)3.
  • C. CrCl3.
  • D. CrSO4.
Câu 20
Mã câu hỏi: 175439

 Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?

  • A. KOH
  • B. NaCl
  • C. CaCl2.
  • D. K2SO4.
Câu 21
Mã câu hỏi: 175440

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

  • A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4.
  • B. Nhung thanh Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
  • C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.
  • D. Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
Câu 22
Mã câu hỏi: 175441

Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

  • A. C2H5NH2.
  • B. Ca(OH)2.
  • C. H2N-CH2-CH2-COOH.
  • D. HNO3.
Câu 23
Mã câu hỏi: 175442

Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?

  • A. Cr
  • B. Cu
  • C. Fe
  • D. Ca
Câu 24
Mã câu hỏi: 175443

Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?

  • A. NH4Cl và AgNO3.
  • B. KOH và HNO3.
  • C. Ca(OH)2 và NH4NO3.
  • D. K2CO3 và NaOH.
Câu 25
Mã câu hỏi: 175444

Cho x gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 38,4 gam Cu. Giá trị của x là

  • A. 11,2
  • B. 16,8
  • C. 8,4
  • D. 33,6
Câu 26
Mã câu hỏi: 175445

Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 dư, thu được 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là

  • A. 3,6
  • B. 10,8
  • C. 5,4
  • D. 2,7
Câu 27
Mã câu hỏi: 175446

Đun nóng 50 ml dung dịch glucozơ aM với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của a là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 28
Mã câu hỏi: 175447

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi kết thúc phản ứng?

  • A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
  • B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
  • C. Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3.
  • D. Cho Fe vào HNO3 đặc nóng, dư.
Câu 29
Mã câu hỏi: 175448

Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là

  • A. metyl propionat.
  • B. propyl propionat.
  • C. propyl fomat.
  • D. metyl axetat.
Câu 30
Mã câu hỏi: 175449

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nhóm -NH2 trong phân tử aminoaxit gọi là nhóm peptit.
  • B. Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 đơn vị amino axit.
  • C. Các amino axit đều dạng lỏng ở điều kiện thường.
  • D. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.
Câu 31
Mã câu hỏi: 175450

 Thủy phân este CH3COOCH2CH3 tạo ra ancol có công thức là

  • A. CH3OH.
  • B. C3H7OH.
  • C. C3H5OH.
  • D. C2H5OH.
Câu 32
Mã câu hỏi: 175451

Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và muối X. Công thức muối X là

  • A. C17H33COONa.
  • B. CH3COONa.
  • C. C2H5COONa.
  • D. C15H31COONa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 175452

Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là:

  • A. FeCl2.
  • B. FeS2.
  • C. MnO2.
  • D. FeI2.
Câu 34
Mã câu hỏi: 175453

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi đem thực hiện phản ứng tráng bạc thu được tối đa 43,2 gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 42,75
  • B. 85,5
  • C. 27,36
  • D. 45
Câu 35
Mã câu hỏi: 175454

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

  • A. Metyl axetat.
  • B. Triolein.
  • C. Saccarozơ.
  • D. Glucozơ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 175455

Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A. 21,6
  • B. 32,4
  • C. 16,2
  • D. 10,8
Câu 37
Mã câu hỏi: 175456

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?

  • A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
  • B. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
  • C. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
  • D. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Câu 38
Mã câu hỏi: 175457

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

1) C3H4O2 + NaOH → (A) + (B)

2) (A) + H2SO4 loãng → (C) + (D)

3) (C) + AgNO3 + NH3 + H2O → (E) + Ag↓ + NH4NO3

4) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O → (F) + Ag↓ + NH4NO3

Các chất B và A có thể là:

  • A.

    CH3CHO và HCOONa

  • B. HCOOH và CH3CHO
  • C.

    HCHO và HCOOH

  • D. HCHO và CH3CHO
Câu 39
Mã câu hỏi: 175458

Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Xác đinh chất X?

  • A. Axit axetic
  • B. Rượu etylic
  • C. Etyl axetat
  • D. Axit fomic
Câu 40
Mã câu hỏi: 175459

Đốt cháy hoàn toàn 1,1 g hợp chất hữu cơ đơn chức X, thu được 2,2 g CO2 và 0,9 g H2O. X có khả năng tham gia phản ứng với NaOH. Số đồng phân của X là:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ