Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Liễn Sơn lần 3

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 173180

Cho 8,8g etyl axetat tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch KOH 1M đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?

  • A. 8,2 
  • B. 9,0 
  • C. 9,8 
  • D. 10,92
Câu 2
Mã câu hỏi: 173181

Đốt cháy hoàn toàn triglixerit X thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp glicerol, axit oleic, axit stearic. Số nguyên tử H trong X là:

  • A. 106 
  • B. 102 
  • C. 108 
  • D. 104
Câu 3
Mã câu hỏi: 173182

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este mạch hở, no, đơn chức thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 27,9g. Công thức phân tử của X là

  • A. C3H6O2 
  • B. C5H10O2 
  • C. C4H8O2 
  • D. C2H4O2 
Câu 4
Mã câu hỏi: 173183

Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 10,2. 
  • B. 15,0. 
  • C. 12,3. 
  • D. 8,2.
Câu 5
Mã câu hỏi: 173184

Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác như hình vẽ bên. Khí X được tạo thành từ phản ứng hóa học nào dưới đây?

  • A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
  • B. C2H5OH  → C2H4 + H2O
  • C. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3
  • D. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Câu 6
Mã câu hỏi: 173185

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 6
Câu 7
Mã câu hỏi: 173186

Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hóa mạnh chuyến thành muối Cr(VI).
  • B. Trong phản ứng muối  tác dụng với muối  đóng vai trò clìất khử.
  • C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 đặc hoặc CO, đều thu được Cu.
  • D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4đặc, nóng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 173187

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong khí clo.

(2) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong điều kiện không có oxi).

(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng, dư.

(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư.

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 173188

Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Protein có phản ứng màu biure.
  • B. Liên kết của nhóm co với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
  • C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
  • D. Tất cả cảc protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 10
Mã câu hỏi: 173189

Cho các chất: NaHCO3, Ca(OH)2, Al(OH)3, SiO2, HF, Cl2, NH4Cl. số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6
Câu 11
Mã câu hỏi: 173190

Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5 và +7 trong hợp chất.
  • B. Photpho có hai dạng thù hình chính là photpho đỏ và photpho trắng.
  • C. Kim cương, than chì là các dạng thù hình của cacbon.
  • D. Hiđro sunfua bị oxi hóa bởi nước clo ở nhiệt độ thường.
Câu 12
Mã câu hỏi: 173191

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozo với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(f) Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (Ni, ) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 3
Câu 13
Mã câu hỏi: 173192

Cho dãy chất sau:

   p-HO CH2 C6H4 OH; p-HO C6H4 COOC2H5;

   p-HO C6H4 COOH; p-HCOO C6H4 OH; p-CH3O C6H4 OH.

Cho các điều kiện sau:

(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.

(b) Tác dụng với Na dư tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.

Số chất trong dãy thỏa mãn đồng thời hai điều kiện (a) và (b) là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 14
Mã câu hỏi: 173193

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Este CH3COOCH3 được điều chế trực tiếp từ axit axetic và ancol metylic (đun nóng).
  • B. Phản ứng giữa axit axetic và ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
  • C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là dung dịch brom.
  • D. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phấm.
Câu 15
Mã câu hỏi: 173194

Phương pháp nhận biết các ion kim loại kiềm:

1. Thử màu ngọn lửa.

2. Tạo muối màu đặc trưng cho từng ion.

C. Tạo kết tủa đặc trưng cho từng ion.

Các phương pháp đúng là

  • A. 1
  • B. 1, 2.
  • C. 3
  • D. 2,3
Câu 16
Mã câu hỏi: 173195

Những ý kiến đúng:

(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.

(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2
Câu 17
Mã câu hỏi: 173196

Cho CO (dư) qua Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Để hòa tan X có thể dùng chất nào?

  • A. NaOH.   
  • B. Fe2(SO4)3.
  • C. H2SO4.             
  • D. HNO3.
Câu 18
Mã câu hỏi: 173197

Khi không có không khí, 2 kim loại nào tác dụng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol?

  • A. Na và Mg.     
  • B. Fe và Al.
  • C. Na và Zn.    
  • D. Fe và Mg.
Câu 19
Mã câu hỏi: 173198

 Nhận xét nào là đúng khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn sau?

  • A. Ở catot xảy ra sự khử ion kim loại Natri.
  • B. Ở anot xảy ra sự oxi hóa H2O.
  • C. Ở anot sinh ra khí H2.
  • D. Ở catot xảy ra sự khử nước.
Câu 20
Mã câu hỏi: 173199

Dùng thêm 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các dung dịch không nhãn bằng phương pháp hóa học: \(AlC{l_3},\,ZnC{l_2},\,CuC{l_2},\,Fe{(N{O_3})_2},\)\(\,NaCl\) đựng trong các lọ mất nhãn?

  • A. Dung dịch NaOH.
  • B. Dung dịch \(N{a_3}P{O_4}\)
  • C. Dung dịch \(Ba{(OH)_2}\)  
  • D. Dung dịch \(N{H_3}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 173200

Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?

  • A. Ánh kim 
  • B. Tính dẻo
  • C. Tính cứng 
  • D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
Câu 22
Mã câu hỏi: 173201

Tính thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp khi cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng thu được 2,24 lít khí \({H_2}\) (đktc). 

  • A. 37,12%.         
  • B. 40,08%.
  • C. 46,67%.       
  • D. 53,33%.
Câu 23
Mã câu hỏi: 173202

Xác định tên kim loại khi cho 49,68 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\) thu được 15,456 lít \({N_2}O\) là sản phẩm khử duy nhất (đktc). 

  • A. Na.   
  • B. Zn.
  • C. Mg.     
  • D. Al.
Câu 24
Mã câu hỏi: 173203

Có 3 dung dịch \(NaOH,\,HCl,\,{H_2}S{O_4}\) loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là

  • A. bột Zn.  
  • B. bột \(AgN{O_3}\
  • C. bột \(BaC{O_3}\)   
  • D. Quỳ tím.
Câu 25
Mã câu hỏi: 173204

Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X có cùng bậc với ancol metylic. Chất X là

  • A. CH2=CH-NH-CH3
  • B. CH3-CH2-NH-CH3.
  • C. CH3-CH2-CH2-NH2.
  • D. CH2=CH-CH2-NH2 
Câu 26
Mã câu hỏi: 173205

Trong bình kín chứa 40 ml khí oxi và 35 ml hỗn hợp khí gồm hiđro và một amin đơn chức X. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, rồi đưa bình về điều kiện ban đầu, thu được hỗn hợp khí có thể tích là 20 ml gồm 50%CO2, 25%N2, 25%O2. Coi hơi nước đã bị ngưng tụ. Chất X là

  • A. anilin 
  • B. propylamin 
  • C. etylamin 
  • D. metylamin
Câu 27
Mã câu hỏi: 173206

Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2
Câu 28
Mã câu hỏi: 173207

Đốt bao nhiêu mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O?

  • A. 0,05 mol       
  • B. 0,1 mol
  • C. 0,15 mol      
  • D. 0,2 mol
Câu 29
Mã câu hỏi: 173208

Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl có nồng độ bao nhiêu biết sau phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan?

  • A. 1,3M       
  • B. 1,25M
  • C. 1,36M    
  • D. 1,5M
Câu 30
Mã câu hỏi: 173209

Có bao nhiêu đp thõa mãn biết ta đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối RNH3Cl. 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 173210

Đốt 2 amin no, đơn chức thu được VCO2 : VH2O = 8 : 17. Công thức của 2 amin là gì?

  • A. C2H5NH2 và C3H7NH2      
  • B. C3H7NH2 và C4H9NH2
  • C. CH3NH2 và C2H5NH2           
  • D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 32
Mã câu hỏi: 173211

Cho 13,35 gam X gồm 2 amin no vào HCl chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2 : VH2O bằng bao nhiêu?

  • A. 8/13       
  • B. 5/8
  • C. 11/17    
  • D. 26/41
Câu 33
Mã câu hỏi: 173212

Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt 3,21g (A) thu được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt (B) thì VCO2 : VH2O = 2 : 3. CTCT của (A),(B) lần lượt là gì?

  • A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
  • B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
  • C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
  • D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
Câu 34
Mã câu hỏi: 173213

Điều không đúng về X nếu X thõa mãn cho 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1

  • A. X là chất khí
  • B. Tên gọi X là etyl amin
  • C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh
  • D. X tác dụng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa Fe(OH)3
Câu 35
Mã câu hỏi: 173214

Cho A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó có 15,054%N tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A. 33
  • B. 30
  • C. 39
  • D. 36
Câu 36
Mã câu hỏi: 173215

Dãy kim loại phản ứng với nước tạo ra môi trường bazơ?

  • A. Na, Ba, K.     
  • B. Be, Na, Ca.
  • C. Na, Fe, K.      
  • D. Na, Cr, K.
Câu 37
Mã câu hỏi: 173216

Cho CO dư qua CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng) thu được chất rắn gì?

  • A. Cu, Al, Mg.     
  • B. Cu, Al, MgO.
  • C. Cu, Al2O3, Mg.     
  • D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 38
Mã câu hỏi: 173217

Cho Al, Fe, Cu và ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSOthì kim loại nào tác dụng được tất cả chất đã cho?

  • A. Al.     
  • B. Fe.
  • C. Cu.      
  • D. Không kim loại nào.
Câu 39
Mã câu hỏi: 173218

Để phát hiện rượu (ancol etylic) trong hơi thở của các tài xế một cách nhanh và chính xác, cảnh sát dùng một dụng cụ phân tích có chứa bột X là oxit của crom và có màu đỏ thẫm. Khi X gặp hơi rượu sẽ bị khử thành hợp chất Y có màu lục thẫm. Công thức hóa học của X là Y lần lượt là

  • A. CrO3 và CrO    
  • B. CrO3 và Cr2O3  
  • C. Cr2O3 và CrO  
  • D. Cr2O3 và CrO3
Câu 40
Mã câu hỏi: 173219

Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7.

- Tan trong dung dịch kiềm tạo anion RO42- có màu vàng.

Công thức oxit của R là

  • A. SO3.   
  • B. CrO3.  
  • C. Cr2O3.    
  • D. Mn2O7.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ