Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Công Trứ

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 175980

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

  • A. CH3NH2.
  • B. CH3CH2NHCH3.
  • C. (CH3)3N.
  • D. CH3NHCH3.
Câu 2
Mã câu hỏi: 175981

Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X?

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 3
Câu 3
Mã câu hỏi: 175982

Cho a mol bột Mg vào dung dịch chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Mối liên hệ giữa a, b, c là?

  • A. b ≤ a < b + c.
  • B. b < a ≤ b + c.
  • C. a < b.
  • D. a > b + c.
Câu 4
Mã câu hỏi: 175983

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

  • A. C3H5(COOC17H35)3.
  • B. C3H5(OCOC13H31)3.
  • C. C3H5(OCOC17H33)3.
  • D. C3H5(OCOC4H9)3.
Câu 5
Mã câu hỏi: 175984

Phản ứng nào sau đây sai?

  • A. 4FeO + O2 → 2Fe2O3.
  • B. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
  • C. FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O.
  • D. FeO + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Câu 6
Mã câu hỏi: 175985

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?

  • A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.
  • B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
  • C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.
  • D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Câu 7
Mã câu hỏi: 175986

Khi cho lồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:

  • A. Al2O3, FeO, CuO, Mg.
  • B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
  • C. Al, Fe, Cu, Mg.
  • D. Al, Fe, Cu, MgO.
Câu 8
Mã câu hỏi: 175987

Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổI khối lượng Ag, ta dùng dư hóa chất nào?

  • A. FeCl3.
  • B. HNO3.
  • C. AgNO3.
  • D. HCl.
Câu 9
Mã câu hỏi: 175988

 Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

  • A. N2
  • B. H2
  • C. CO
  • D. O3
Câu 10
Mã câu hỏi: 175989

Saccarozơ là một loại đissaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ?

  • A. C12H22O11.
  • B. C6H12O6.
  • C. (C6H10O5)n.
  • D. C2H4O2.
Câu 11
Mã câu hỏi: 175990

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phần tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân từ nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng gì?

  • A. trùng ngưng
  • B. trùng hợp
  • C. xà phòng hóa
  • D. thủy phân
Câu 12
Mã câu hỏi: 175991

Một dung dịch chứa x mol Ca2+, y mol Mg2+, z mol Cl-, t mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là

  • A. x + y = 2z + 2t.
  • B. 3x + 3y = z + t.
  • C. x + y = z + t.
  • D. 2x + 2y = z + t.
Câu 13
Mã câu hỏi: 175992

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là gì?

  • A. điện phân dung dịch.
  • B. điện phân nóng chảy
  • C. nhiệt luyện.
  • D. thủy luyện.
Câu 14
Mã câu hỏi: 175993

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là gì?

  • A. CH3CHO và CH3CH2OH.
  • B. CH3CH2OH và CH≡CH.
  • C. CH3CH2OH và CH3CHO.
  • D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 15
Mã câu hỏi: 175994

Sắt có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A. CuSO4, Cl2, HNO3 đặc nguội, HCl.
  • B. Mg(NO3)2, O2, H2SO4 loãng, S.
  • C. AgNO3, Cl2, HCl, NaOH.
  • D. Cu(NO3)2, S, H2SO4 loãng, O2.
Câu 16
Mã câu hỏi: 175995

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

  • A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
  • B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.
  • C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.
  • D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 175996

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

  • A.  fructozơ, glixerol, anđehit axetic.
  • B. glucozơ, axit fomic, anđehit axetic.
  • C. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
  • D. glucozơ, glixerol, axit fomic.
Câu 18
Mã câu hỏi: 175997

Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y. Muối thu được trong dung dịch X là

  • A. Fe(NO3)3.
  • B. Fe(NO3)2.
  • C. Cu(NO3)2 .
  • D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
Câu 19
Mã câu hỏi: 175998

Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

  • A. Pb
  • B. W
  • C. Hg
  • D. Cr
Câu 20
Mã câu hỏi: 175999

Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 21
Mã câu hỏi: 176000

Có các kết luận sau:

(1) Từ glyxin, alanin và valin sẽ tạo ra được 6 tripeptit chứa đồng thời glyxin, alanin và valin.

(2) C8H10O có 4 ancol thơm khi bị oxi hóa tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

(3) C4H8 có 3 đồng phân mạch hở làm mất màu dung dịch brom.

(4) C4H11N có 4 đồng phân khi tác dụng với HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl. Số kết luận đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 176001

C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 23
Mã câu hỏi: 176002

Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây?

  • A. Giấy đo pH.
  • B. dung dịch AgNO3/NH3, t0.
  • C. Giấm.
  • D. Nước vôi trong.
Câu 24
Mã câu hỏi: 176003

Số nguyên tử hiđro trong phân tử glyxin là bao nhiêu?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 7
Câu 25
Mã câu hỏi: 176004

Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc?

  • A. CH3COOH
  • B. C2H2
  • C. C6H5OH
  • D. HCOOH
Câu 26
Mã câu hỏi: 176005

Cho 2,9 gam hỗn hợp X gồm anilin, metyl amin, đimetyl amin phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là:

  • A. 2,550.
  • B. 4,725.
  • C. 3,475.
  • D. 4,325.
Câu 27
Mã câu hỏi: 176006

Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?

  • A. Ala-Gly-Val.
  • B. Gly-Val.
  • C. Glucozơ.
  • D. metylamin
Câu 28
Mã câu hỏi: 176007

Tiến hành thí nghiệm sau:

            – Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.

          – Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.

          – Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.

(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.

(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.

(e) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.

Số phát biểu đúng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2
Câu 29
Mã câu hỏi: 176008

Amin nào sau đây có lực bazơ mạnh nhất ?

  • A. Amoniac
  • B. Benzenamin
  • C. Etanamin
  • D. Metanamin
Câu 30
Mã câu hỏi: 176009

Đốt cháy hoàn toàn triglixerit X thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp glixerol, axit oleic, axit stearic. Số nguyên tử H trong X là:

  • A. 108
  • B. 106
  • C. 102
  • D. 104
Câu 31
Mã câu hỏi: 176010

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl ® NaCl + H2O.

Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

  • A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
  • B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
  • C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.   
  • D. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
Câu 32
Mã câu hỏi: 176011

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần dùng vừa đủ 37,632 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là

  • A. 330,96.
  • B. 260,04.
  • C. 220,64.
  • D. 287,62.
Câu 33
Mã câu hỏi: 176012

Cho x mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa y mol NaOH. Biểu thức liên hệ x và y là.

  • A. y = 3x.
  • B. 2x = 3y.
  • C. y = 4x.
  • D. y = 2x.
Câu 34
Mã câu hỏi: 176013

Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?

  • A. Nilon-6,6.
  • B. Amilozơ.
  • C. Polietilen.
  • D. Nilon-6.
Câu 35
Mã câu hỏi: 176014

Cho các cân bằng sau :

(1) 2SO2(k)   +    O2(k)   ⇔   2SO3(k).            (2) N2(k)   +    3H2(k)    ⇔  2NH3(k).

(3) CO2(k)  +  H2(k) ⇔ CO(k)  + H2O(k).      (4) 2HI(k)   ⇔   H2(k)   +   I2(k).

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

  • A. (1) và (2).
  • B. (1) và (3).
  • C. (2) và (4).
  • D. (3) và (4).
Câu 36
Mã câu hỏi: 176015

Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol nước?

  • A. HCOOC2H3
  • B. CH3COOC3H5
  • C. C2H3COOCH3
  • D. CH3COOCH3
Câu 37
Mã câu hỏi: 176016

Một loại phân lân có chứa 35% Ca3(PO4)2 về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

  • A. 16,03%.
  • B. 7%
  • C. 25%
  • D. 35%
Câu 38
Mã câu hỏi: 176017

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

  • A. C17H31COONa
  • B. C17H33COONa
  • C. C15H31COONa
  • D. C17H35COONa
Câu 39
Mã câu hỏi: 176018

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là gì?

  • A. 1s22s22p63s1.
  • B. 1s22s22p53s2.
  • C. 1s22s22p63s2.
  • D. 1s22s22p43s1.
Câu 40
Mã câu hỏi: 176019

Chất nào sau đây là hiđrocacbon?

  • A. CH3COOH
  • B. C2H5OH
  • C. C2H5NH2
  • D. C2H6

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ