Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh khuê.
→ Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu
Hoàn cảnh sống và chiến đấu | Nơi làm việc | Nơi nghỉ ngơi |
Không gian |
→ Không gian rộng lớn, bao trùm sự căng thẳng, ngột ngạc, ác liệt, nguy hiểm, đe dọa sự sống |
→ Không gian nhỏ bé, êm diệu, bình yên và thơ mộng |
Công việc |
| |
Nhận xét chung |
⇒ Hoàn cảnh sống của các cô gái gian khổ, khó khăn, luôn đối mặt với nguy hiểm và ác liệt. => Hiện thực chiến tranh chống Mĩ ở Trường Sơn rất ác liệt, nguy hiểm và gian nan. Đó cũng là hiện thực của cuộc sống những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường đó. |
* Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong
Tính cách | Nét chung | Nét riêng |
Phương Định |
→ Lòng yêu nước, dũng cảm, can trường, lạc quan, tin yêu cuộc sống ⇒ Vẻ đẹp tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước |
|
Nho |
→ Ngay thơ, trong sáng, hồn nhiến, đáng yêu và dũng cảm. | |
Thao |
→ Từng trải, can đảm, dứt khoát, dũng cảm trong công việc nhưng vẫn tươi trẻ, yêu đời, mềm yếu trong tình cảm và thích làm đẹp |
Phương Định | Hình dáng, hoàn cảnh xuất thân | Đời sống tâm hồn, tình cảm | Phẩm chất chiến sĩ |
Chi tiết chính |
|
|
|
Nhận xét |
|
| Gan dạ, dũng cảm, nghiêm túc trong công việc |
Nhận xét chung | → Là cô gái duyên dáng, lãng mạn, dũng cảm, có tinh thần đồng đội cao ⇒ Tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: Trung hậu, đảm đang |
Nhân vật Phương Định | Ở trong hang chờ | Khi phá bom | Nho bị bom vùi | Cơn mưa đá bất ngờ |
Tâm trạng |
|
|
|
|
Nhận xét |
| Can đảm, gan dạ, dũng cảm vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. | Đỉnh cao của lòng tự trọng dâng trào: Không khóc, cứng cỏi | Không khí chiến trường như ám ảnh, đợi chờ con người từ trong cảm giác. |
Nhận xét chung | Vẻ đẹp của Phương Định trong công việc là vẻ đẹp "anh hùng, bất khuất" của phụ nữ Việt. |
Đề 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.
Gợi ý làm bài
Đề 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khêu.
Gợi ý làm bài
2. Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
→ Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.
→ Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.
⇒ Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.
3. Kết luận
Đề 4: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của cc nhn vật nữ thanh nin xung phong trong truyện "Những ngơi sao xa xôi" của Lê Minh Khu.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Tóm tắt nội dung truyện - giới thiệu nhân vật
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao, lớn tuổi hơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của các cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường rất khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính.
b. Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
c. Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
* Nhân vật Phương Định
* Nhân vật Thao
→ Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
* Nhân vật Nho
3. Kết luận
Lê Minh Khuê với truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái xung phong phá bom, mở đường thật chân thực: hồn nhiên, trong sáng, giàu mộng ước, lạc quan, yêu đời và rất dũng cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu. Tác phẩm là "đứa con tinh thần" đầu tiên của nhà văn, được viết vào năm 1971, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Những ngôi sao xa xôi.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn DapAnHay sẽ sớm trả lời cho các em.
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để dành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với khả năng sáng tạo và xây dựng hình tượng sống động cùng với những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp kì diệu của tâm hồn, lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Để nắm vững nội dung bài học cũng như biết cách phân tích các khía cạnh khác nhau của văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
- Phân tích hình ảnh các nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi
- Vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong Những Ngôi Sao Xa Xôi
- Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
-- Mod Ngữ văn 9 DapAnHay
Họ và tên
Tiêu đề câu hỏi
Nội dung câu hỏi
Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu trả lời của bạn
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có biết bao nhiêu nhà văn viết về cuộc sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê cũng là một cây viết tiêu biểu về chủ đề này. Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa đời sống chiến đấu đầy khắc nghiệt và gian khổ của những chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, nhân vật Phương Định nói riêng và những cô gái thanh niên xung phong trong truyện chính là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ là con đường huyết mạch, nối giữa hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, tác giả đã lấy bối cảnh ở đây để nói về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến. Nhân vật Phương Định cùng Nho và Thao là những cô gái thanh niên xung phong, sống trong năm tháng chiến tranh đã khổ nay nơi ở để chiến đấu cũng thiếu thốn và khó khăn. Sống trong hang chân cao điểm, con đường bị bom đánh lở loét, cây bên đường không còn lá chỉ còn thân cây bị tước khô cháy, nơi ở chẳng có gì hiện diện là cuộc sống. Hơn thế, nơi đây còn là trọng điểm ném bom của địch, từng trận bom rơi liên tiếp trút xuống ác liệt và dữ dội. Sống và làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh khốc liệt như vậy nhưng các cô gái vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Không những hoàn thành tốt công việc mà chính trong hoàn cảnh gian khổ ấy đã làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của những người thanh niên xung phong trên chiến trường.
Các cô gái đại diện cho thế hệ trẻ, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, khi ấy họ mang trong mình biết bao ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, ước mơ và hoài bão lớn nhất của họ chính là được sống và tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giành lại độc lập và thống nhất đất nước, mang về bình yên và hòa bình cho nhân dân. Sống và chiến đấu với mục đích cao cả như vậy nên dù còn trẻ, các cô gái thanh niên rất kiên cường và dũng cảm xông pha chiến trường, chạy trên cao điểm lúc bom nổ như đang đùa giỡn với tử thần. Công việc phá bom của họ nguy hiểm tới mức có thể mất mạng bất cứ lúc nào nhưng họ đã không còn quan trọng, họ kể về công việc của mình hết sức nhẹ nhàng và thản nhiên. Không hề tồn tại sự sợ hãi trước tiếng bom nổ, chỉ cần bom rơi xuống là lao ra phá bom, đảm bảo tuyến đường sạch bom mìn để xe đi qua.
Các cô gái dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ nguyên vẻ đáng yêu, lạc quan của tuổi trẻ, sống cận kề cái chết nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, mơ mộng. Thế hệ trẻ trong tác phẩm còn là những con người có tình đồng chí đồng đội máu thịt, tinh thần đoàn kết cao. Các cô gái coi nhau như chị em trong nhà, thương yêu và chăm sóc cho nhau, cùng nhau sống và chiến đấu hết mình. Chiến trường có thể lấy mạng của bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào nên họ luôn tự nhắc nhở nhau phải dũng cảm, mạnh mẽ đương đầu, không được hao mòn ý chí đấu tranh.
Ba cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung là một bức tượng đài ngời sáng về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay đã được sống trong hòa bình, độc lập phải biết ơn những người đã bỏ cả thanh xuân, cuộc đời của mình bảo vệ đất nước, phải học tập và noi gương những phẩm chất cao đẹp của họ.
Qua nhân vật Phương Định, trình bày suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
- Phương Định nói cái tên “tổ trinh sát mặt đường” “gọi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng” bởi vì những công việc của tổ (đếm bom, đo đất đá để lấp hố bom, phá bom nổ chậm) đều rất khó khăn, gian khổ. Những công việc ấy đòi hỏi ở những người như các cô cần có lòng dũng cảm, gan dạ, có sức mạnh, ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hi sinh và lòng yêu nước mãnh liệt. Vì thế mà người như các cô làm được những công việc ấy quả là những anh hùng.
Tóm tắt truyện Những ngôi sao xa xôi
Câu trả lời của bạn
Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô gái: Thao, Nho và Phương Định. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước cửa hang bị bom đạn đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy. Những tảng đá to, một vài thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Việc làm của họ chẳng đơn giản. Khi có bom nổ thì chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ nếu cần thì phá bom. Bị bom vùi luôn, cả ngày chạy và bò trên cao điểm lúc về hang chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, các cô gọi nhau là “những con quỷ mắt đen".
Trời nóng trên 30 độ.Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Đất bốc khói. Tiếng máy bay ầm ì. Chung quanh có những quả bom chưa nổ. Khát nước. Cứ chạy về hang là tu nước suối pha đường, nằm dài trên nền ẩm nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ chạy pin.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, mới bị một vết thương ở đùi chưa lành miệng. Cô mê hát từ nhỏ, bím tóc dài và mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe bảo cô có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều anh pháo thủ, lái xe hay hỏi thăm cô, hoặc viết những bức thư gửi đường dây.
Thao hay tỉa đôi lông mày, áo lót nào cũng thêm chỉ màu, hễ thấy máu, thấy vắt thì nhắm mắt lại, mặt tái mét, nhưng trong công việc thì cương quyết, táo bạo ai cũng phải gờm.
Nho người bé nhỏ, có cái cổ tròn, trông cô "mát mẻ như một que kem trắng", lúc nào cũng đòi ăn kẹo.
Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần, ngày nào ít ba lần. Một buổi trưa im ắng, Phương Định đang hát thì thấy máy bay trinh sát rè rè, phản lực gầm gào lao theo sau. Máy bay rít, bom nổ. Thao cầm thước, Nho chụp mũ sắt đội lên đầu lao lên cao điểm, Phương Định phải ở lại hang trực điện thoại. Bom gào thét chung quanh. Giờ xạ bắn; tiếng 12 li 7 của tiểu đoàn công binh vang lên. Phương Định cảm thấy bên mình có một sự che chở đồng tình. Nửa giờ sau, Thao trở về. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, vừa lu nước trong bi đông đầy vừa nói: Hơn nghìn khối! Phương Định quay điện thoại về đơn vị báo cáo tình hình. Nho tắm ở khúc suối hay có bom nổ chậm...
Tình hình rất khẩn trương. Đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đêm đến, tổ trinh sát lại ra đường, bám cao điểm, đi phá bom. Định, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả bom lòng đường . Thao một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ, vắng lặng đến phát sợ. Đất nóng, khói đen vật vờ. Phương Định dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Cô rùng mình khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hại mươi phút trôi qua, Thao thổi còi, Phương Định cận thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi khoả đất, rồi chạy về chỗ ẩn nấp. Hồi còi thứ hai của Thao cất lên, bốn quả bom nổ liên tiếp. Váng óc mắt cay, mùi thuốc bom buồn nôn.
Nho bị thương, máu túa ra từ cánh tay, da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Thao và Phương Định phải moi đất, bế Nho lên. Vết thương đựơc rửa bằng nước nóng, bông băng trắng. Phương Định tiêm thuốc cho Nho và pha sữa cho Nho uống.
Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Thao giục Phương Định hát đi rồi Thao hát: Đây Thăng Long, đây Đông Đô... Hà Nội,..
Một trận mưa đá ào tới. Phương Đinh nhặt mấy viên nước mưa đá nhỏ to vào bàn tay Nho đang xoè ra, rồi vui thích chạy ra cuống cuồng. Tâm trí cô xao động bao nỗi nhớ...
cam nghi ve hoàng cảnh và làm việc của ba cô gái trong truyen nhung ngoi sao xa xoi
Câu trả lời của bạn
Lê Minh Khuê( 1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn ” những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Nơi ở của họ có biết bao thương tích ” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt ” cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để” đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: ” có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nóicông việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.
Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết ” tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ : ” đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom ” thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc ” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên ” quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định ” tôi bé Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô:” những người đẹp nhất thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.
Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ.
Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nhp có nét trẻ trung xinh xắn ” trông nó mát mẻ như một que kem trắng” đồng thời cũng rất hồn nhiên.” Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm” hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt.Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn hơn.
Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu truyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất suất sắc.
Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc học nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: ” những ngôi sao xa xôi”. Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
phân tích nhan đề những ngôi sao xa xôi của lê minh khuê
Câu trả lời của bạn
Đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là ” những ngôi sao xa xôi” đây là một dụng ý nghệ thuật của Lê Minh Khuê, bằng cách nói ẩn dụ nhà văn đã so sánh ngầm ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu trời. Đặt tên cho tác phẩm như vậy nhà văn đã tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của các cô gái, Nho, Phương Định, chị Thao: trẻ trung, lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kỳ. Ánh sáng ấy khôn phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ. Các chị xứng đáng là “những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, dẫn đường cho mọi thế hệ, những ngôi sao trên bầu trời cách mạng dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi, không chỉ vậy nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn, rất đặc trưng cho Văn Học thời kỳ chống Mỹ.
phân tích diễn biến tâm lí của nhan vật phương định trong 1 lần phá bom
Câu trả lời của bạn
Sao lại là bài thơ vậy ạ???
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để dành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với khả năng sáng tạo và xây dựng hình tượng sống động cùng với những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp kì diệu của tâm hồn, lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Tiêu biểu là nhân vật Phương Định_ nhân vật chính của truyện.
Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, ngòi bút của bà trong chiến tranh luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà viết về đề tài này. Tác phẩm được bà sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Bài thơ là một bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến với những ngôi sao mà ánh sáng của nó chiếu rọi trong lòng ta – ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là những cô trinh sát mặt đường giữa bụi mù Trường Sơn.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, gian khổ. Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhip điệu chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.Trong “lúc đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc có khi suốt đêm” thì các cô, tổ trinh sát mặt đường, phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về, mặt các cô ai cũng “hai con mắt lấp lánh”, “cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, cô cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
Phương Định vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Cô mang theo vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu của một cô gái tuổi mới lớn, mang theo cả một tâm hồn mơ mộng, rất hồn nhiên, yêu đời. Cô mê hát. Sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, lúc nào cũng cận kề với cái chết, cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình “Tuy vậy, chị Thao vẫn say mê chép những lời bài hát mà Định bịa ra. Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh..”Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có”. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, chờ đợi.
Phương Định sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu. Gặp một trận mưa đá, ở cô lập tức toát lên một niềm vui con trẻ, niềm vui ấy nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Cô nhặt những hạt mưa đá để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. “Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nỗi…Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái. Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Sau những đợt thả bom của giặc, Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình, vì vậy mà cô cảm thấy an tâm hơn. Cô quyết định không đi khom, bởi một lý do rất đơn giản “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.
Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người vang lên, cứa vào da thịt cô. “Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” Cách miêu tả của tác giả thật tài tình, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt chạm vào nhau rồi lại cảm thấy rùng mình như Định, càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô.
Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Cảm xúc, suy nghĩ chân thật ấy của cô đã truyền sang người đọc nhiều đồng cảm, yêu mến, trân trọng và kính phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. Một cô gái như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân thương: Những con đường bằng phẳng để các chuyến xe vượt Trường Sơn tiến vào Nam .
Công việc “chọc giận thần chết” đã trở nên quen thuộc với cô, là công việc hàng ngày, nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. Có được trang viết này cũng một phần xuất phát từ tâm hồn giàu tình cảm của cây bút Lê Minh Khuê.
Thành công nhất trong truyện là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật chính, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng.
Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam . Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài ca tuyệt đẹp của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những con người rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân tộc:
“Em là người thanh nien xung phong
Không có súng chỉ có đôi vai tải đạn
Giữa tầm đạn thù tấm lòng dũng cảm
Em vượt đường dài tiếp thêm lửa chiến công”
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam . Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Câu trả lời của bạn
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…
Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.
Hướng dẫn soạn bài " Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê - Văn lớp 9
Câu trả lời của bạn
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Chị gia nhập thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Chị là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Hiện nay là biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt nam
2. Tác phẩm
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" thuộc những tác phẩm đầu tay của chị viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của chúng ta đang vào giai đoạn ác liệt nhất.
Bằng ngôn ngữ hồn nhiên, sinh động, trẻ trung, nhạy cảm với tấm lòng trân trọng, tác giả ca ngợi tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên trọng điểm của Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
II. Trả lời câu hỏi :
1. Tóm tắt : Ba nữ thanh niên xung phong Phương Định (tôi), Nho, chị Thao được phân công trinh sát mặt đường với nhiệm vụ quan sát địch ném bom, đếm bom, đánh dấu vị trị bom chưa nổ, phá bom và tính toán khối lượng đất đá phải san lấp. Ba người, mỗi người một đặc điểm, một tính nết nhưng đều giống nhau ở tinh thần dũng cảm, chịu đựng gian khổ, đối mặt với cái chết. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Hai người lo lắng, săn sóc. Nhưng công việc vẫn tiếp tục. Ba cô gái vẫn bám trụ trên trọng điểm.
Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc lựa chọn như vậy thuận lợi để tác giả miên tả, thể hiện cảm xúc trực tiếp của nhân vật chính, người tham gia câu chuyện. Đồng thời cho người đọc cảm giác được tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật, chứng kiến những gian khổ, nguy hiểm trong cuộc sống và chiến đấu của họ.
2. Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là :
- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
- Họ đều là các cô gái còn trẻ,c ó tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội
- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản gị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa
- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui con trẻ
Mỗi người trong họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích mơ mộng hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
3. Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người cương quyết , táo bạo
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất : Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn.
Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ : hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
4. Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động.
5. Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao ( Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập
Phân tích tính chất trữ tình trong truyện " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê.
MỌI NGƯỜI NHỚ LÀ TÍNH CHẤT TRỮ TÌNH nha.
Câu trả lời của bạn
Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.
Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.
Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…
Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.
Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là : tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào.
Định hồn nhiên kể : Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thi hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen".
Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường:
Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.
Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đên thế : Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lẽn đột ngột- Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc tử cái đài bán dẫn nhỏ mà lức nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn.
Cả ba cô đều là con gái Hà Nội. Tuy cá tính và hoàn cảnh riêng mỗi người mỗi khác nhưng họ đều có phẩm chất chung vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến. Đó là tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tình cảm đồng đội gắn bó, yêu thương. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ là dễ xúc động, nhiều khát vọng và hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn. Trong bom đạn, cận kề cái chết mà họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối thả hồn theo dòng hồi tưởng và cất tiếng hát.
Phương Định vốn là một học sinh Thủ đô. Tính cách Phương Định vừa vô tư, tinh nghịch, vừa dịu dàng, lãng mạn. Cô hay hồi tưởng những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố thân yêu. Vào chiến trường, những kỉ niệm êm dẹp ấy luôn sống dậy trong tâm trí cô. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.
Giống như các cô gái mới lớn khác, Phương Định khá nhạy cảm về bản thân và cũng rất quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : Tôi là con gái Hà Nội, Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tồi trong gương. Nó dài dài màu nâu, hay nheo lại như chổi nắng.
Cô biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính lái xe. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Tuy vậy, cô không hay biểu lộ tình cảm và thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông, nhìn qua sẽ tưởng như là kiêu kì.
Phương Định yêu mến hai bạn gái trong tổ trinh sát mặt đường và đồng đội trong đơn vị. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả chiến sĩ mà cô gặp trên đường vào mặt trận:
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những bức thư dài gửi đường dây làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
Là một nhà văn thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê am hiểu và miêu tả khá tinh tế tâm lí của những cô gái trong nhóm trinh sát mặt đường mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Tâm trạng của Định lúc phá bom nổ chậm được tác giả miêu tả rất thực: … máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Cảnh mưa bom bão đạn của giặc Mĩ diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hết ngày này sang ngày khác và sức chịu đựng của các cô gái thật tuyệt vời: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm : đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
Mặc dù đã thành thạo trong công việc nguy hiểm, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm vẫn là một thử thách thần kinh cao độ đối với Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi tinh thần dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục : Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Ở bên quả bom, đối mặt với cái chết cảm giác của cô như nhạy cảm hơn, sắc bén hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom, đồng nghĩa với công việc đã hoàn thành.
Vào chiến trường đã ba năm, đã quá quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng Phương Định và đồng đội của cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vẻ tương lai.
Trong những phút giây yên tĩnh ngắn ngủi, cô thường tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ: Tôi sẽ hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình… Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm… Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuôi tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi:
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế! Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đổ… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trồng như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xử sở thẩn tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là chị Thao, một con người từng trải và chín chắn. Những dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn nhưng những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị. Chỉ vài nét phác họa tương phản, tác giả đã vẽ nên chân dung của chị: Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau… Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mát lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào căng thêu chữ màu, Chị lại hay tỉa lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.
Nhân vật thứ ba trong nhóm là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng, tưởng như mềm yếu nhưng thực ra rất can đảm, kiên cường. Ngày ngày, Nho cùng đồng đội phá bom nổ chậm. Có lần, Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay, máu túa ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo đầy bụi. Được đồng đội cứu kịp thời, Nho cắn răng chịu đau, không khóc. Cả ba cô gái đều không khóc bởi họ cho rằng: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
Cách nhìn nhận và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng là nét chủ đạo và thống nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tương tự như vậy nhưng truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng minh họa giản đơn vì tác giả đã phát hiện và miêu tả chân thật đời sống nội tâm với những nét tâm lí đa dạng, phong phú của từng nhân vật.
Tác giả tỏ ra rất sắc sảo trong việc thể hiện khung cảnh và không khí sôi sục ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn bằng một vài nét điển hình. Thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Bằng cách để cho người đứng ra kể chuyện là cô thanh niên xung phong Phương Định, tác giả đã phản ánh một cách tự nhiên và tinh tế tâm trạng của những cô gái ở chiến trường, luôn đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan và không kém phần lãng mạn. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ.
Trong truyện có nhiều chi tiết về cuộc sống gian khổ, hiểm nguy, về những chiến công thầm lặng và sự dũng cảm, hi sinh của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Nhưng cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ của tác giả về đời sống của những con người đang hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Qua đó, người đọc hình dung được phần nào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt vừa qua.
Có ý kiến cho rằng ''Sống trong hoàn cảnh đặc biệt song ở nhân vật phương Định vẫn ngời lên chất Hà Nội đáng quý '' .Hãy làm sáng tỏ điều đó qua tác phẩm ''Những ngôi sao xa xôi '' của Lê Minh Khuê
Câu trả lời của bạn
Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.
Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai ”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
Nhưng điều đặc biệt ở Phương Định là không bị ”cái nết đánh chết cái đẹp”; ngược lại, chị đã để sự dũng cảm, ngoan cường và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu tình thương tôn thêm vẻ đẹp cho mình.
Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ
của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành".
Sống giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau từng li một như thế nhưng Phương Định không để tâm hồn mình mòn đi. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: ’’Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có”.
"Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chô'ng Mĩ. Qua nhân vật này, chúng ta hiếu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy.
Bước chân lên đường đánh Mĩ, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, có những người vừa rời ghế nhà trường. Tâm hồn các anh, các chị trong trẻo, đầy ước mơ, khao khát và đặc biệt là giàu lí tưởng. Chính những kỉ niệm êm đẹp về gia đình như kỉ niệm về người mẹ trên căn gác nhỏ của Phương Định hay những những kỉ niệm về bàn bè, mái trường,... là hành trang để các anh, các chị mang vào trận chiến. Sống giữa nơi đầu tên mũi đạn họ chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ một cách ngoan cường, dũng cảm. Ai bảo không có những phút giây yếu lòng, lo lắng? Ai bảo tâm hồn họ là thép là đá? Không. Con tim họ cũng biết run lên khi tiếng súng phát nổ. Thần kinh họ cũng căng ra khi quan sát trái bom... Nhưng điều đáng quý và điều làm nên sự khác biệt ở họ là các anh các chị đã giữ được tâm hồn trong trẻo, giàu yêu thương đối với gia đình, đồng đội, đất nước. Và rồi, chính những tình cảm cao đẹp đó đã trở thành động lực để họ chiến thắng những phút giây hiểm nguy, nao núng. Các anh các chị thực sự là “... những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương” như nhà thơ Tố Hữu từng ca ngợi. Không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn cho Tố quốc những gì quý giá nhất:
”Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đọc "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định trước hết bởi những nét tính cách đáng quý của cô. Nhưng không chỉ vậy, qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Và đây cũng là thành công quan trọng nhất của tác phẩm giàu chất nhân văn này.
cảm nghĩ của em về ba nhân vật :những ngôi sao xa xôi"-lê minh khuê. các bạn giúp mình với
Câu trả lời của bạn
* Mở bài
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến
tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến
đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến
của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới.
- Truyện " Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay
của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang
diễn ra ác liệt.
* Thân bài
- Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn.
+ Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam,
họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
+ Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm.
Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn
quân tiến vào giải phóng miền Nam.
+ Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách
nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu
thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
- Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong
Nhân vật Phương Định:
+ Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình trong
gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tương
đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài
dài, hay nheo nheo như chói nắng...
+ Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.Cô đẹp nhưng không
kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh,
dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát.
Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh
ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc
chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
+ Phương Định là cô gái dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp
phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người
đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì
một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình. Có lúc
Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ
thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
+ Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô
nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường
lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm
trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
Nhân vật Thao.
+ Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường.
ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm,
cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt
khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
+ Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương, chị
rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm
hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
+ Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất
lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng
của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
Nhân vật Nho.
+ Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom,
khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng,
duyên dáng " Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng"
* Kết bài.
- Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan
của các nhân vật nữ thanh niên xung phong.
câu 1 : a) Qua bức chân dung tự họa, em hãy hình dung ra cuộc sống và tính cách của Ro-bin-xơn.
b) Từ nhân vật này em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống hôm nay ?
Câu 2 : Phân tích hình ảnh dũng cảm của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê.
Câu trả lời của bạn
Câu 2
Mở bài
-Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc đang ở vào giai đoạn ác liệt.
Truyện viết về ba cô gái thanh niên xung phong: Phương Định, Thao, Nho trong một tổ trinh sát trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là những chân dung đẹp, sinh động, tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học một thời.
Thân bài
Một trong những lực lượng nòng cốt của đất nước tham gia xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước là nữ thanh niên xung phong trong thời đánh Mĩ. Trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn nối liền hai miền Bắc – Nam, lực lượng thanh niên xung phong có vai trò vô cùng quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, đảm bảo tuyến đường huyết mạch luôn được thông suốt cho các binh đoàn tiến ra mặt trận. Viết về hình tượng những cô gái xung phong, văn học thời kì này đã dành không ít bút lực để ghi lại những hình ảnh đẹp mà chân thực, bình dị mà cao cả của những cô gái trẻ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước như những cô gái thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Chu… trong văn của Nguyễn Minh Châu,… và Lê Minh Khuê đã góp thêm những chân dung đẹp vào loại hình tượng nhân vật quen thuộc trong văn học thời kì này
Những ngôi sao xa xôi phải chăng đó là vẻ đẹp lấp lánh của ba cô thanh niên xung phong trên một trung điểm giữa tuyến đường Trường Sơn. Trong muôn vàn ngôi sao ẩn hiện trên bạt ngàn của núi rừng, Lê Minh Khuê đã lựa chọn, làm nổi bật lên vẻ đẹp lấp lánh trong tâm
hồn, tinh thần của mỗi nhân vật nữ anh hùng.
+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu của một cô gái:
Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái vô cùng gian khổ và nguy hiểm trên một cao điểm, trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Các cô sống cách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, xác định vị trí những quả bom chưa nổ và làm cho chúng phải tiêu tan. Hàng ngày họ phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết trong từng giây và sẵn sàng chịu trận khi máy địch đột ngột ập tới trút bom rồi tháo chạy. Bom rơi như rắc hạt, khiến mặt đất rung lên như cơn sốt. Khói lửa che lấp cửa hang, bầu trời. Công việc đòi hỏi phải nhanh, chính xác, bình tĩnh và dũng cảm. Có lúc thần kinh căng thẳng đến lạnh gáy, toát mồ hôi nhưng mãi rồi cũng quen và trở thành công việc thường ngày: “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, maý bay ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể bây giờ,có thể chốc nữa… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, chạy về hang”. Đọc những đoạn văn như thế này, người ngoài cuộc còn thấy căng thẳng, hãi hùng. Chiến tranh đã lùi xa nhưng như vẫn thấy đâu đây tiếng bom nổ chói tai, nhức óc. Hình ảnh những quả bom đùn lên không trung những cột khói đen, nở bung như những cây nấm khổng lồ,gieo cái chết thảm thương cho con người, làm sao không thấy ớn lạnh mà ứa tràn nước mắt. Ta càng căm ghét chiến tranh, càng thấy cảm phục những cô gái trẻ dũng cảm, kiên cường, đạp bằng hiểm nguy vì ngày mai hòa bình của dân tộc.
+ Vẻ đẹp chung của ba cô gái:
Những cô gái trẻ này đều có chung một phẩm chất: tinh thần trách nhiệm cao đốì với nhiệm vụ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó yêu thương. Sống giữa khói bom lửa đạn nhưng họ vẫn
nhiều ước mơ, sống bình thản và luôn thích làm đẹp cho mình, thích hát và nghe đài mỗi khi rảnh rỗi. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom. Hồn nhiên mà anh hùng.
+ vẻ đẹp riêng của mỗi người:
Nho bé nhỏ và ít tuổi nhất, thích thêu thùa, thích ăn kẹo, trông mát mẻ như que kem mỗi khi ở dưới suối lên, tưởng yếu đuổi nhưng: Nho cũng là người phá bom rất quả cảm. Khi bị thương, Phương Định chăm sóc, chị Thao thì lo lắng, cuống lên định báo về đơn vị nhưng Nho vẫn rất bình thản, vẫn chìa tay xin Phương Định mấy viên đá mát lạnh sau cơn mưa.
Chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát, chép cả những lời bịa của Phương Định. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu. Chị có đặc điểm rất sợ máu và vắt, hễ nhìn thấy là mặt chị tái mét. Song người tổ trưởng ấy lại rất bình thản, thong thả nhai bích quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào và tiếng giội bom của phản lực. Chị phá bom cương quyết, táo bạo đến đáng gờm.
Phương Định cũng như Nho, hồn nhiên, mơ mộng và dũng cảm. Đấy là cô gái Hà Nội, lúc rảnh rỗi để dành cho hát và ôm gối mộng mơ, hoặc nghĩ lung tung nhất là hay nhớ… nhà. Nhưng tinh thần chiến đấu thì gan dạ, kiên cường chẳng thua kém gì các chị em. Mỗi ngày Phương Định phải phá tới năm quả bom, ít là ba. Mỗi lần phá là một cảm giác khác nhau: căng thẳng, hồi hộp, tim đập bất thình lình nhưng Phương Định đều vượt lên để chiến thắng những quả bom lì lợm, chứa trong mình thần chết khủng khiếp, hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.
Kết bài
Những ngôi sao xa xôi — vẻ đẹp lấp lánh tưởng như rất xa nhưng lại rất gần. Những ngôi sao hay mảnh trăng cuối rừng khuất lấp, ẩn hiện trong những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn, nếu không có cái nhìn thấu đáo, tường tận sẽ không thấv hết vẻ đẹp của nó. Đó chính là vai trò to lớn, quan trọng của lực lượng nữ thanh niên xung phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc . Họ như những ngôi sao, như mảnh trăng xa mà gần, gần mà xa, lấp lánh,tỏa sang một thời. Nói đến thanh niên xung phong, có lẽ không ai quên mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, tám cô gái ở hang Tám Cô tỉnh Quảng Bình – những gương mặt trẻ trung, hồn nhiên, tươi sáng giàu nhiệt huyết, họ đã hi sinh ở tuổi mười tám, đôi mươi. Họ mãi mãi như bông hoa bất tử — tuổi hai mươi – một thời khốc liệt mà hào hùng.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?
Câu trả lời của bạn
Qua đoạn văn trên, ta thấy được nhân vật trong đoạn văn là một cô gái xinh đẹp, dễ thương, diện mạo hoàn hảo cùng với cái nhìn tinh túy nhất. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm ta nhận thấy sự điệu đà của một người phụ nữ. Một cái cô cao, kiêu hãnh như hoa loa kèn ta lại thấy vẻ đẹp quý phái, kiêu sa như các tiểu thư "lá ngọc cành vàng". Vả cả cái nhìn xa săm, thể hiện cô gái rất hiểu sự đời, đôi mắt thể hiện cái nhìn tinh túy, sâu sắc, toản diện mọi vật. Vậy, vẻ đẹp của cô gái Hà Nội này không phải một vẻ đẹp bình thường mà là một vẻ đẹp hoàn mĩ.
Cram nhận của em về thế hệ trẻ Vệt nam thời kháng chiến uqa tác phẩm "những ngôi sao xa xôi"
Câu trả lời của bạn
Lê Minh Khuê( 1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn ” những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Nơi ở của họ có biết bao thương tích ” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt ” cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để” đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: ” có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nói công việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.
Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết ” tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ : ” đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom ” thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc ” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên ” quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định ” tôi bé Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô:” những người đẹp nhất thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.
Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ.
Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nhp có nét trẻ trung xinh xắn ” trông nó mát mẻ như một que kem trắng” đồng thời cũng rất hồn nhiên.” Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm” hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt.Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn hơn.
Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu truyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất suất sắc.
Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc học nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: ” những ngôi sao xa xôi”. Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dạy tương lai”
Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu trả lời của bạn
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm – Phương Định – là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặtvào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh cua Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom… đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: “Tôi mê hát”, “thích nhiều bài”.
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Trong “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.
1.Ý nghĩa nhan đề " Những ngôi sao xa xôi "
2.Trong chương trình ngữ văn THCS qua các văn bản em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao?
3.Ý nghĩa văn bản " Bến quê "
Câu trả lời của bạn
1. Ý nghĩa nhan đề: "Những ngôi sao xa xôi"
Là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn (Nho, chị Thao, Phương Định) ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp và sức tỏa sáng kì diệu . Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì đó . Các chị xứng đáng là những ngôi sáng lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn . Những ngôi sao xa xôi còn là phương tiện để nhà văn thể hiện tình cảm của mình dành cho những chiến sĩ đang tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2. Em thích nhất nhân vật Phương Định vì:
Phương định là 1 trong 3 nhân vật nữ của những ngôi sao xa xôi. Tự nhận xét mình là cô gái khá với gương mặt...cái cổ dài kiêu hãnh, thích hát, trẻ, 1 cô gái hà nội với nhiều lí tưởng ước mơ, hi vọng. Cống hiến hết mình cho đất nước (công việc gỡ bom vô cùng nguy hiểm) đại diện cho hình ảnh thanh niên sống có lí tưởng thời chiến
3. Ý nghĩa văn bản "Bến quê"
Truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu chứa đọng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.
Truyện thành công nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật tâm trạng của nhân vật.
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *