Qua bài học giúp các em hiểu rằng muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, cần sử dụng yếu tố miêu tả. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật.
Ví dụ
Để cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn khi sử dụng yếu tố miêu tả, các em có thể tham khảo bài soạn Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn DapAnHay sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 9 DapAnHay
Họ và tên
Tiêu đề câu hỏi
Nội dung câu hỏi
Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng 1 trang giấy)nêu công dụng của 1 loài hoa, loài cây
Câu trả lời của bạn
Thực hiện các yêu cầu trong đoạn/ văn bản:
- Xác định phƣơng thức biểu đạt chính .
- Nêu nội dung chính của đoạn/ văn bản.
- Tìm thông điệp tác giả gửi gắm.
Đoạn văn bản:
“Toàn dân đồng lòng hưởng ứng, ủng hộ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Chính phủ. Tinh thần tương thân tương ái được thể hiện mọi lúc, mọi nơi. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội sẵn sàng nhường nơi ở, sinh hoạt của mình làm khu cách ly. Hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ cửa khẩu, không quản hiểm nguy, túc trực 24/7 tại vị trí phân công. Hàng nghìn sinh viên tình nguyện sẵn sàng lên đường. Hàng trăm khách sạn, resort trở thành nơi cách ly. Hàng trăm tỷ đồng đã được các doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và người dân quyên góp. Việt Nam giang rộng vòng tay đón hàng trăm nghìn công dân trở về. Tất cả các dịch vụ ăn ở, đưa đón, thăm khám, xét nghiệm, chữa trị, kể cả cho người nước ngoài có mặt ở Việt Nam đến lúc này đều miễn phí. Ý Đảng hợp với lòng dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh cam go này. Một lần nữa, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết được phát huy bởi Đảng đã luôn nhận thức rằng “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. ( PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà)
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Nếu Việt Nam có mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, giá buốt tê tái thì mùa hè lại có sự đối lập hoàn toàn, nóng nực và oi bức vô cùng. Trong thời tiết khắc nghiệt ấy của mùa hè thì chiếc quạt là vật dụng cần thiết, phổ biến và quan trọng giúp xoa dịu cái nóng và những mệt nhọc của con người.
Không ai biết rõ chiếc quạt có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu khi con người biết cảm nhận được cái nóng từ những tia nắng chói chang. Nhìn vào chiều dài lịch sử, có thể thấy chiếc quạt xuất hiện từ khá sớm. Từ truyền thuyết về bà la sát dùng chiếc quạt ba tiêu để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười ngàn dặm rồi chiếc quạt lông vũ đầy sang trọng được cái thiếu nữ quạt trong triều đình để giấc ngủ của vua chúa yên lành và thoải mái hơn cho đến chiếc quạt trong tay của những chàng thư sinh xưa như có lần Nguyễn Du đã miêu tả Kim Trọng.
Họ hàng nhà quạt chủ yếu được chia làm hai loại: quạt thủ công và quạt điện. Quạt thủ công cũng chia làm khá nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là quạt mo được làm bằng mo cau, quạt nan làm bằng nan cây tre, quạt giấy làm bằng giấy và quạt xốp được sản xuất từ các mảnh xốp mỏng, nhiều màu sắc.
Những chiếc quạt tuy đơn giản nhưng đều được làm ra từ bàn tay khéo léo của con người. Trên Việt Nam có khá nhiều làng nghề làm quạt nan nổi tiếng như quạt làng Vác, làng Chàng Sơn ở Hà Nội... Để làm được một chiếc quạt nan thì phải rất công phu, tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu sản xuất. Ba nhiên liệu chính làm quạt nan là tre để làm nan quạt, hồ dán và giấy.
Những người nghệ nhân làm quạt thường chọn mua những cây tre tốt ở trên Lương Sơn, Hòa Bình rồi đem về ngâm xuống bùn ao, khi đủ độ mới đem lên chẻ ra làm xương quạt. Còn hồ dán quạt được làm từ quả cậy- loại quả chỉ mua được ở vùng ven biển Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định,...
Quả cậy mua về được giã, vắt và lọc như lọc cua xong ngâm vào chum để dùng dần. Giấy phải mua ở làng An Cốc, Thường Tín, hoặc ở Bưởi, Hà Nội. Đến công đoạn làm quạt thì người thợ chuẩn bị từ 8 đến 12 nan tre vót mỏng, xếp chồng lên nhau, sau đó xuyên thẳng một lỗ qua các nan để cố định bằng một cái trục sao khi tách ra có khoảng cách đều nhau. Loại keo đặc biệt làm từ quả cậy được phết đều lên các nan quạt rồi sau đó dán giáy vào. Nước cậy rất mịn kết hợp với phẩm màu của giấy nhuộm sẽ cho ra các màu quạt rất ưng ý như trắng tinh bạch, tím thủy chung, đen gấm sang trọng...
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại đã phát minh ra các loại quạt ưu việt hơn như quạt điện bao gồm nhiều loại như quạt cây, quạt để bàn, quạt treo tường.... Về cơ bản thì quạt điện có hai bộ phận chính là cánh quạt và động cơ quạt. Động cơ điện là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc quạt, được ví như bộ não con người bởi nó chứa nhiều linh kiện quan trọng để quạt có thể hoạt động tốt, gồm có stato và roto.
Còn cánh quạt được gắn với động cơ điện bằng một cái trục sắt. Nó thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại với những mẫu mã vô cùng bắt mắt. Ngoài ra quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài làm bằng nhựa vừa để bảo vệ phần động cơ bên trong vừa tránh cho nguồn điện bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ gây nguy hiểm khi sử dụng. Một phần nữa không thể thiếu của chiếc quạt điện là bộ công tắc điều khiển trên thân quạt để điều chỉnh tốc độ gió, hẹn giờ hay phân gió.
Vào những ngày hè oi ả thì chiếc quạt có lẽ là vật làm mát hiệu quả và có giá cả phải chăng nhất. Gió từ những chiếc quạt là gió tự nhiên nên rất thoải mái, dễ chịu chứ không như cái khí mát từ điều hòa.
Chiếc quạt còn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt ta. Nó gắn liền với những điệu múa truyền thống mềm mại và uyển chuyển như múa quạt. Chiếc quạt còn trở thành nguồn thi hứng dồi dào cho các nhà thơ xưa nay.
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"
hay trong bài thơ "Gió từ tay mẹ" của nhà thơ Vương Trọng:
“Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày”.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì chiếc quạt vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là một vật dụng mà còn là nét bản sắc dân tộc,là một phần trong đời sống văn hóa người Việt. Chiếc quạt nhẹ nhõm, mỏng manh mà đã hòa vào dòng chảy thành văn hóa - lịch sử!
Câu trả lời của bạn
Cây điều hay còn có tên gọi khác là cây lộn hột, có nguồn gốc từ Brazin-vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ.
Cây điều có tên khoa học là Anacardium Occiden Table, thuộc họ xoài. Cây có khả năng chịu đựng được thời tiết và khí hậu đa dạng, khắc nghiệt, tuy nhiên cây ưa nhiệt độ cao hơn giá lạnh. Theo Fao, hiện nay trên thế giới đang có 32 nước trong loại cây này những cây đặc biệt phát triển tốt ở các nước nhiệt đới, tiêu biểu có Bình Phước -Việt Nam là một trong những vùng trồng điều lớn.
Cây thường cao từ khoảng 3m->9m. Lá mọc so le, cường ngân, hóa màu trắng có mùi thơm nhẹ nhàng. Quá khó, không tự mở, vỏ ngoài cứng, mắt lõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê.
Cây có những giá trị về dinh dưỡng rất cao, hầu hết các bộ phận đều có những công dụng đặc trưng, rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Quả thơm ngon, cùng với giá trị thực phẩm cao nên cây đã sớm được ưa chuộng và trở thành một thực phẩm mang tính thương mại cao, cơ thể xuất khẩu với giá trị lớn đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người trồng.
Cây điều đã sớm thành giống cây được ưa chuộng và tiêu biểu ở tỉnh Bình Phước nước ta và đang được nhân giống phát triển.
Câu trả lời của bạn
Cà phê được xem là đồ uống số 1 trên thế giới. Lượng tiêu thụ gần 9.012.540 tấn trên một năm. Nếu nhắc tới cà phê Việt Nam thì không ai không nhắc tới vùng đất đầy nắng và gió ở Đắc Lắc, được biết là thủ phủ cà phê ở Việt Nam.
Theo như tài liệu công bố của hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, câu chuyện huyền thoại về cà phê bắt đầu từ năm 600 cách đây vào thế kỉ, vào một ngày đẹp trời người chăn dê ở vùng miền núi thuộc địa phận ethiopia đã tình cờ phát hiện ra nó, sau đó loại quả này được tặng nhau trong các nhà thờ, mãi đến năm 1700 cây cà phê đầu tiên được người Hà Lan giới thiệu ở indonexia, sau đó lan rộng ra trên thế giới.
Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1850 đến 1912, đến 1914 cây cà phê thực sự ghi được dấu ấn trên Việt Nam và đặc biệt à Đắc Lắc hàng với chục ngàn ha cà phê, được trồng tập trung ở Buôn Ma Thuột. Sau hơn 100 năm với điều kiện thuận lợi của khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học và các chính sách phù hợp, cây cà phê phát triển một cách mạnh mẽ, đưa Đắc Lắc trở thành thủ phủ về cây cà phê.
Cà phê là một trong những nông sản đem lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập chính ở các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, phục vụ cho người dân trong nước và thế giới.
Cà phê được trồng bằng hạt, hạt phải là hạt tốt, giống khỏe có khả năng cho quả nhiều và ít bị sâu bệnh, trung bình một cây cà phê thường cao khoảng 6 mét, nhưng nhờ kỹ thuật hiện đại, khoa học phát triển và kỹ thuật cắt tỉa giống đã làm cho chiều cao của cây giảm dần, thuận lợi cho bà con trong việc chăm sóc và thu hoạch. Đặc điểm của cà phê cũng như các loài cây cho quả khác, cũng đầy đủ các bộ phận, thân, rễ, hoa, lá, quá. Cành cà phê thì thon, lá có cuống ngắn, màu xanh đậm, thường hình dáng của một chiếc lá cũng không quá to hoặc quá bé, chiều dài khoảng từ 5-15 cm, còn chiều rộng từ 4 -8 cm, rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu khoảng từ 1 đến 2 mét.
Cây cà phê có hoa màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm có khi là hai cũng có lúc là chùm ba, nó có mùi hương đặc trưng, dịu nhẹ như hoa nhài vậy, hoa nở trong thời gian chỉ 3,4 ngày rồi rụng trước khi thụ phấn khoảng vài tiếng trước. nếu như một cây cà phê trưởng thành có hoa khoảng từ 30.000 đến 40.000 hoa trong một vụ ra hoa.
Chúng ta có thể biết hương vị của cà phê nhưng chẳng mấy ai biết quả cà phê như thế nào đâu nhỉ, quả cà phê phụ thuộc vào số lượng hoa thụ phấn, nhìn chung là quả rất nhiều, mọc chi chít và thành từng chùm, khi non thì có màu xanh, khi chín nó chuyển sang màu đỏ.
Do khoa học tiến bộ và cách chăm sóc hợp lí nên sản lượng cà phê hàng năm đều tăng lên, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc một cây cà phê cho năng lượng cao, bà con nông dân đã phải tìm tòi, học hỏi nhiều kinh nghiệm để cho sản lượng hàng năm cao và chất lượng sản phẩm cũng thế mà ngày càng đậm đà hơn.
Vì những hữu ích mà cây cà phê đem lại, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đắc Lắc mà còn sản phẩm được thế giới đánh giá Việt Nam là một đối tác tin cậy trên thị trường buôn bán cà phê và nông sản.
Bài tham khảo 2
Cùng với các loại đồ uống như trà chanh, nước mía, trà đá và các nước giải khát khác chúng ta không thể không kể đến cà phê. Gần đây trên những quảng cáo truyền hình có một quảng cáo của các nghệ sĩ nói yêu thương ba mẹ rất khó nhưng chỉ cần có vinacafe mà họ đã truyền tải đi được lời nói yêu thương ba mẹ một cách dễ dàng. Vậy khi chúng ta uống những tách cà phê thơm ngon như thế liệu rằng có bao giờ chúng ta nghĩ về nguồn gôc đặc điểm của nó không?. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này.
Cà phê là một trong những nông sản thuộc cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất mỗi năm. Nó cũng góp phần xuất khẩu đi và mang lại thu nhập cho đất nước cũng như người dân nước ta. Cây cà phê được trồng bằng hạt cà phê, những hạt cà phê làm giống được chọn lựa rất kĩ càng. Khâu này là khâu quan trọng vì nó quyết định đến chát lượng cây và quả cà phê sau này.
Cây cà phê được trồng nhiều trên những mảnh đất ba dan ở Tây Nguyên hay những vùng cao của Tấy bắc và Đông Nam Bộ. Những mảnh đất cao ấy thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Đặc biệt nước ta khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều đã góp phần vào điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê.
Nguồn gốc của cà phê là từ nước pháp. Trong những năm Pháp xâm lược Việt nam thì chúng đã cướp ruộng đất của nhân dân ta và trồng đồn điền cao su và cà phê. Chính vì thế trên những mảnh đất phù hợp với sự phát triển của nó thì ta vẫn trồng cà phê.
Ở nước ta thì có hai loại cà phê chính và có số lượng lớn đạt sản lượng kinh tế cao đó là cà phê chè và cà phê vối. Trong đó cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới còn cà phê vối chiếm khoảng 36% các sản phẩm cà phê khác.
Đặc điểm của cây cà phê là cao tới 6m, cà phê vối tới 10m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Về phần hoa của cây cà phê thì hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Quả cà phê mọc thành từng chùm trên khắp các cành và có màu xanh, khi nó chín thì có màu đỏ mộng nhìn rất ngon.
Công dụng của những hạt cà phê là đem say ra làm thành đồ uống. Có thể uống cà phê đen và có thể uống cà phê đã thêm sữa và nghiền gói trong túi bán ngoài thị trường. Tùy vào từng sở thích mà người ta sẽ thích uống thế nào hơn. Không những thế cà phê còn có thể xuất khẩu ra các nước khác thu lợi nhuận cho đất nước ta tạo điều kiện phát triển kinh tế. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê hộp sẵn hay gói nhỏ như vinacafe, busdy…
Như vậy qua đây ta đã biết được về những đặc điểm cũng như nguồn gốc công dụng của cây cà phê đối với cuộc sống của chúng. Thật sự là một loại cây hữu ích không chỉ có giá trị về kinh tế mà nó còn mang giá trị về giải khát.
Câu trả lời của bạn
Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.
Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa... Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác. Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ. Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.
Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết, các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn. Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali... Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa dày hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.
Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.
Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.
Câu trả lời của bạn
Việt Nam là nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước từ rất lâu đời. Cây lúa là cây lương thực hàng đầu và là một trong những loại cây tiêu biểu của xứ sở này. Nó có vai trò và vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam. Đi khắp đất nước Việt Nam ta, từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những đồng lúa thẳng cánh cò bay quen thuộc:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng bằng, cây lúa còn được trổng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt. Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Không thể thiếu cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
Câu trả lời của bạn
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5 - 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài giúp nó nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, nó có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.
Mỗi năm chúng chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22 - 25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. Nghé lớn rất nhanh và chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân: “Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân. Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay
Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kỳ vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loại da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mỹ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt.
Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ. Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài. Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!
Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi. Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Đặc biệt, trâu còn trở thành biểu tượng của SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.
Câu trả lời của bạn
- Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
- Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động
- Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn
Câu trả lời của bạn
Các câu miêu tả trong văn bản Trò chơi ngày xuân:
- Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận lời hát kết nghĩa giữa các làng.
- Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thư mộng, trữ tinh.
- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các hoạ tiết đẹp.
- Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ.
- Hai tướng (tướng ông tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Câu trả lời của bạn
Mình cho bạn cái dàn ý thôi nhé
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây na
- Cây do ai trồng, được trồng ở đâu, khi nào?
2. Thân bài
* Tả hình dáng cây na:
- Cao tầm 3 mét
- Thân khá trơn, có màu nâu sẫm
- Lá na có hình trứng, mỏng, màu xanh lá mạ, lá mọc đơn
- Hoa na: Nở vào mùa xuân, hoa mọc từng cụm, mỗi cụm có nhiều bông nhỏ. Hoa màu xanh nhạt, cánh đều, có hình giống chiếc loa kèn nhỏ...
- Hương hoa thơm thoang thoảng, dịu nhẹ
- Quả na: Khi còn xanh non cứng và chắc, khi chín vỏ đổi màu nhạt và mềm hơn; thịt na trắng và có vị ngọt, thơm, mềm, nhiều múi, vị ngọt như sữa
- Hạt na màu đen nhánh, to hơn hạt đỗ
* Tả hoạt động chăm sóc của em đối với cây na: Giúp bà tưới nước cho cây,...
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây na trong vườn.
Thuyết minh về cây vàng trường em
Câu trả lời của bạn
Không biết tự bao giờ, cây bàng trước cửa lớp đã trở nên vô cùng thân thương đối với tôi. Tôi đã ngắm cây bàng ấy trong suốt cả bốn mùa. Mùa nào, bàng cũng có một vẻ đẹp riêng. Không biết có phải thế không hay do tình yêu tôi dành cho loài cây này mà tôi thấy bàng mùa nào cũng đẹp.
Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe ra to. Thì ra, bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi. Bàng cũng thật hào phòng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua là có cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, vương đầy trên mái tóc dài Óng ả của các nữ sinh. Bàng đẹp và bọn con gái chúng tôi hình như cũng đẹp hơn khi điểm hoa bàng trên tóc.
Sau ba tháng hè xa cách các bạn học sinh, bàng rạng rỡ hẳn lên khi thu về. Nắng thu vàng dịu ngọt xuyên qua từng mặt lá làm gương mặt bàng sáng bóng lên. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui, Bàng vui vì thấy mình đẹp. Mà hình như còn được nghe lại tiếng nói, tiếng cưới xôn xao của các bạn học trò tinh nghịch, dễ thương. Bàng xôn xao cùng chúng tôi trong mỗi ngày học mới, bàng chia sẻ cùng chúng tôi bao buồn vui của tuổi học trò. Còn nhớ, một lần không làm bài tập, thầy giáo đã phạt tôi thật nặng. Tôi buồn quá, giờ chơi lân la đến gốc bàng. Bất ngờ, bàng gửi tặng tôi một trận mưa hoa. Cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một bài thơ. Ai có ngờ đâu, bài thơ ấy trong cuộc thi sáng tác trẻ lại giành ,cho tôi giải A. Tôi lại thầm cám ơn bàng. Nhờ có bàng mà tôi hiểu rằng cuộc sống thật là một chuỗi những buồn vui như thế!
Thu qua, đông lại. Mùa đông lá bàng chuyển màu sẫm nâu. Rồi một buổi sáng tôi thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửa. Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt mấy tuần. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình để chống lại giá rét mùa đông? Rồi gió bấc thổi qua, những chiếc lá màu lửa rụng xuống. Sau khi cởi bỏ tấm áo rực rỡ của mình, bàng chỉ còn lại tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu đứng trơ trọi giữa gió mưa. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Để xuân về, bàng lại vươn mình bừng dậy…
Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vạn lộc non. Hầu như suốt mùa đông, cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Cây bàng đón xuân nhiệt thành, say đắm. Có lẽ, nó hiểu rằng nó cũng phải góp chút ít tinh túy của mình để làm nên sức dào dạt của đất trời.
Tôi lặng đi khi nghĩ đến ngày mai phải chia tay mái trường, phải chia tay cả bàng nữa. Còn bây giờ, tôi và bàng vẫn cứ là bạn thân. Sớm nay, trời thật đẹp. Bàng vẫn đang giơ tay đón chào tôi đến lớp. Tôi yêu bàng nhiều lắm, nhiều lắm.
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng…
Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….
Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….
Nhưng đến bây giờ thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Cây vàng?
cây vàng?????
1. Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào? Những yếu tố miêu tả thường hướng tới mục đích gì và có tác dụng như thế nào?
Câu trả lời của bạn
-Có thể sd yếu tố Mt trong vb TM ở mức độ vừa pải và hợp lí
-Yếu tố miêu tả trong văn bản TM có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của sự vật, công dụng, cách sử dụng từ sự vật
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *