Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập chương 4 Đại số Toán 9 có đáp án Trường THCS Thái Sơn

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 58512

Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\). Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Nếu a > 0 và x < 0 thì y < 0
  • B. Nếu a < 0 và x < 0 thì y > 0
  • C. Nếu a < 0 và x < 0 thì y < 0
  • D. Nếu y < 0 và x < 0 thì a > 0
Câu 2
Mã câu hỏi: 58513

Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\) . Chọn câu đúng

  • A. Nếu a > 0 thì khi x tăng y cũng tăng
  • B. Nếu a > 0 thì khi x > 0 và x tăng y cũng tăng
  • C. Nếu a > 0 thì khi x giảm y cũng giảm
  • D. Nếu a > 0 thì khi x < 0 và x giảm y cũng giảm
Câu 3
Mã câu hỏi: 58514

Cho đồ thị (P) có phương trình \(y = m{x^2}.\) Xác định giá trị của m để đồ thị (P) cắt đường thẳng: (D) y = x + 1 tại điểm có tung độ là 2.

  • A. m = 2
  • B. m = 1
  • C. m = -1
  • D. m = -2
Câu 4
Mã câu hỏi: 58515

Trên mặt phẳng tọa độ cho parabol (P): \(y = a{x^2}\). Biết (P) đi qua điểm M(2; -1). Tìm hệ số a

  • A.  \(a = \dfrac{{ 1}}{4}\)
  • B.  \(a = \dfrac{{ - 1}}{4}\)
  • C.  \(a = \dfrac{{ - 1}}{2}\)
  • D.  \(a = \dfrac{{ 1}}{2}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 58516

Cho hàm số \(y = f(x) = \dfrac{1}{2}{x^2}.\) Tìm x khi biết \(f(x) = (1),f(x) = (2)\)

  • A.  \(x = \sqrt 2;x = 2\)
  • B.  \(x = - \sqrt 2;x = - 2\)
  • C.  \(x = - \sqrt 2;x = 2\)
  • D.  \(x = \pm \sqrt 2;x = \pm 2\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 58517

Cho hàm số \(y = \dfrac{{{x^2}}}{2}\) có đồ thị (P). Hãy tìm trên đồ thị (P) các điểm có hoành độ và tung độ bằng nhau.

  • A. (0;0); (1;1)
  • B. (0;0); (2;2)
  • C. (0;0); (-2;-2)
  • D. (0;0); (-1;-1)
Câu 7
Mã câu hỏi: 58518

Cho parabol (P): \(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\) và đường thẳng (D): \(y = \dfrac{3}{2}x + m\) đi qua điểm C(6; 7). Hãy tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (D) và đồ thị (P).

  • A. (2;1) và (4;4)
  • B. (2;-1) và (4;4)
  • C. (2;1) và (4;-4)
  • D. (-2;1) và (-4;4)
Câu 8
Mã câu hỏi: 58519

Cho hàm số \(y = - {x^2}\). Tìm tất cả các điểm trên (P) có tung độ \(- 3, - \dfrac{3}{2}.\)

  • A.  \(\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
  • B.  \(\,\left( { \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
  • C.  \(\left( {\sqrt 3 ; - 3} \right);\,\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right);\left( { - \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
  • D.  \(\left( {\sqrt 3 ; - 3} \right);\,\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 58520

Cho hàm số \(y = - {x^2}\). Tìm tung độ của các điểm trên (P) có hoành độ \(2, - 2,\sqrt 3 , - \sqrt 3 .\)

  • A. -4; -4; 3; 3
  • B. -4; 4; -3; 3
  • C. 4; -4; 3; -3
  • D. -4; -4; -3; -3
Câu 10
Mã câu hỏi: 58521

Cho đồ thị hàm số y = x^2 và y = 3x^2. Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?

  • A. O(0; 0) và A(1; 1)
  • B. A(1; 1)
  • C. O(0; 0)
  • D. O(0; 0) và B( 1; 3)
Câu 11
Mã câu hỏi: 58522

Phương trình \(235{x^2} + 87x - 197 = 0\) luôn có hai nghiệm phân biệt vì

  • A. a.c < 0
  • B. b.c < 0
  • C. a.b > 0
  • D.  \(\Delta\) < 0
Câu 12
Mã câu hỏi: 58523

Đưa phương trình \(- 3x{}^2 - x(x + 2\sqrt 5 ) = 15\) về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\), chỉ ra các hệ số số a, b, c.

  • A.  \(a = -3;b =1 ;c = -15\)
  • B.  \(a = -3;b = 1 ;c = 15\)
  • C.  \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = -15\)
  • D.  \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = 15\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 58524

Tính tổng các các nghiệm của phương trình \(x\left( {x - 14} \right) + 20 = 0\)

  • A. 7
  • B. 14
  • C. 21
  • D. 28
Câu 14
Mã câu hỏi: 58525

Tính tổng các nghiệm của phương trình \(4{x^2} - 9 = 0\)

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 1,5
  • D. 3
Câu 15
Mã câu hỏi: 58526

Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-19 x-22=0\) là

  • A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{17}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
  • C. Vô nghiệm.
  • D.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 58527

Nghiệm của phương trình \(5 x^{2}-17 x+12=0\) là?

  • A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
  • C.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
  • D. Vô nghiệm.
Câu 17
Mã câu hỏi: 58528

Nghiệm của phương trình \(x^{2}-12 x+27=0\) là

  • A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)
  • C.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
  • D.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 58529

Nghiệm của phương trình \(x^{2}-10 x+21=0\) là:

  • A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
  • C.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}=6 \end{array}\right.\)
  • D. Phương trình vô nghiệm.
Câu 19
Mã câu hỏi: 58530

Nghiệm của phương trình \(x^{2}-11 x+30=0\) là

  • A.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}= 2 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=6 \\ x_{2}= 5 \end{array}\right.\)
  • C.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-2 \\ x_{2}= 3 \end{array}\right.\)
  • D.  \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}= -5 \end{array}\right.\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 58531

Nghiệm của phương trình \({x^2} + 2\sqrt 2 x + 4 = 3\left( {x + \sqrt 2 } \right)\) là:

  • A. \({x_1} = 2+ \sqrt 2 ;{x_2} = 1+\sqrt 2 \)
  • B. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 + \sqrt 2 \)
  • C. \({x_1} = 2 +\sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \)
  • D. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \)
Câu 21
Mã câu hỏi: 58532

Nghiệm của phương trình \(\dfrac{{{x^2}}}{5} - \dfrac{{2x}}{3} = \dfrac{{x + 5}}{6}\) là:

  • A. \(\left[ \begin{array}{l}x = -5\\x = \dfrac{{ - 5}}{6}\end{array} \right.\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l}x = 5\\x = \dfrac{{  5}}{6}\end{array} \right.\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}x = 5\\x = \dfrac{{ - 5}}{6}\end{array} \right.\)
  • D. \(\left[ \begin{array}{l}x = -5\\x = \dfrac{{  5}}{6}\end{array} \right.\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 58533

Nghiệm của phương trình \(16{z^2} + 24z + 9 = 0\) là:

  • A. \(z=   \dfrac{3}{4}.\)
  • B. \(z=  - \dfrac{3}{4}.\)
  • C. \(z=  - \dfrac{5}{4}.\)
  • D. \(z=   \dfrac{5}{4}.\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 58534

Nghiệm của phương trình \({y^2} - 8y + 16 = 0\) là:

  • A. y = 4
  • B. y = 2
  • C. y = -2
  • D. y = -4
Câu 24
Mã câu hỏi: 58535

Nghiệm của phương trình \(3{x^2} + 5x + 2 = 0\) là:

  • A. \({x_1} =   \dfrac{2}{3}; {x_2} =  1\)
  • B. \({x_1} =  - \dfrac{2}{3}; {x_2} =  1\)
  • C. \({x_1} =  - \dfrac{2}{3}; {x_2} = - 1\)
  • D. \({x_1} =   \dfrac{2}{3}; {x_2} = - 1\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 58536

Biệt thức \(\Delta ' \) của phương trình \(3x^2 - 2mx - 1 = 0 \)

  • A. m2+3.  
  • B. 4m2+12.          
  • C. m2−3.   
  • D. 4m2−12.
Câu 26
Mã câu hỏi: 58537

Tính \(\Delta ' \) và tìm nghiệm của phương trình \(3x^2 - 2x = x^2+ 3 \)

  • A. Δ′=7 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = {x_2} = \frac{{\sqrt 7 }}{2}\)
  • B. Δ′=7 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{2};{x_2} = \frac{{1 - \sqrt 7 }}{2}\)
  • C. Δ′=-7 và phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{2};{x_2} = \frac{{1 - \sqrt 7 }}{2}\)
  • D. Δ′=7 và phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{1 + \sqrt 7 }}{2};{x_2} = \frac{{1 - \sqrt 7 }}{2}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 58538

Tính \( \Delta '\) và tìm nghiệm của phương trình \( 2{x^2} + 2\sqrt {11} x + 3 = 0\)

  • A. Δ′=5 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = {x_2} = \frac{{\sqrt 1 1}}{2}\)
  • B. Δ′=5 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = \frac{{ - 2\sqrt {11} + \sqrt 5 }}{2}\)  
  • C. Δ′=5 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = \sqrt {11} + \sqrt 5 ;{x_2} = \sqrt {11} - \sqrt 5\)  
  • D. Δ′=5 và phương trình có hai nghiệm \( {x_1} = \frac{{ - \sqrt {11} + \sqrt 5 }}{2}\)  
Câu 28
Mã câu hỏi: 58539

Tìm m để phương trình \(2mx^2 - (2m + 1)x - 3 = 0\) có nghiệm là x = 2.

  • A. -5/4
  • B. 1/4
  • C. 5/4
  • D. -1/4
Câu 29
Mã câu hỏi: 58540

Giải phương trình \(x^2 + 28x - 128 = 0 \)

  • A. S={−32;4}
  • B. S={32;4}
  • C. S={−32;−4} 
  • D. S={32;−4}
Câu 30
Mã câu hỏi: 58541

Tính \(\Delta ' \) và tìm số nghiệm của phương trình \(16x^2 - 24x + 9 = 0 \)

  • A. Δ′=432 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
  • B. Δ′=−432 và phương trình vô nghiệm
  • C. Δ′=0 và phương trình có nghiệm kép
  • D. Δ′=0 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
Câu 31
Mã câu hỏi: 58542

Tìm giá trị của x, y biết \(x+y=11 ;x \cdot y=28.\)

  • A. x=1, y=5
  • B. x=4,y=7 hoặc x=7, y=4
  • C. x=10,y=1 hoặc x=1, y=10
  • D. Không tìm được x, y
Câu 32
Mã câu hỏi: 58543

Tìm x, y biết \(x+y=30, x^{2}+y^{2}=650\).

  • A.  \(\left\{\begin{array}{l} x=25 \\ y=5 \end{array}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{array}{l} x=5 \\ y=25 \end{array}\right.\)
  • B.  \(\left\{\begin{array}{l} x=20 \\ y=10 \end{array}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{array}{l} x=10 \\ y=20 \end{array}\right.\)
  • C. x=15, y=15
  • D. Không tồn tại x,y
Câu 33
Mã câu hỏi: 58544

Muốn tìm hai số biết tổng của chúng bằng 35 và tích của chúng bằng 300, ta giải phương trình:

  • A. \({x^2} + 300x - 35 = 0\)
  • B. \({x^2} - 35x + 300 = 0\)
  • C. \({x^2} - 300x + 35 = 0\)
  • D. \({x^2} + 300x + 35 = 0\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 58545

Tìm x, y  biết \(x+y=17, x . y=180\)

  • A. x=10, y=7
  • B. x=18, y=10
  • C. Không tồn tại x và y.
  • D. x=20, y=3
Câu 35
Mã câu hỏi: 58546

Số nghiệm của phương trình \(\left( {{x^2} - 1} \right)\left( {0,6x + 1} \right) = 0,6{x^2} + x\) là:

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 36
Mã câu hỏi: 58547

Phương trình \({x^3} + 3{x^2} - 2x - 6 = 0\) có số nghiệm là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 58548

Phương trình \(\left( {3{x^2} - 7x - 10} \right)\left[ {2{x^2} + \left( {1 - \sqrt 5 } \right)x + \sqrt 5  - 3} \right] = 0\) có nghiệm là:

  • A.  \(x=\pm 1\)
  • B.  x = 10
  • C.  \(x = \dfrac{{\sqrt 5  - 3}}{2}\)
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 38
Mã câu hỏi: 58549

Bài toán yêu cầu tìm tích của một số dương với một số lớn hơn nó 2 đơn vị, nhưng bạn Quân nhầm đầu bài lại tìm tích của một số dương với một số bé hơn nó 2 đơn vị. Kết quả của bạn Quân là 120. Hỏi nếu làm đúng đầu bài đã cho thì kết quả phải là bao nhiêu ?

  • A. 166
  • B. 168
  • C. 170
  • D. 172
Câu 39
Mã câu hỏi: 58550

Khoảng cách giữa hai bến sông A và B là 30 km. Một ca nô đi từ bến A đến bến B; nghỉ 40 phút ở B rồi quay lại bến A. Kể từ lúc khởi hành đến khi về tới bến A hết tất cả 6 giờ. Hãy tìm vận tốc của ca nô trong nước yên lặng, biết rằng vận tốc của nước chảy là 3 km/h. 

  • A.  \(9\,\left( {km/h} \right)\).
  • B.  \(12\,\left( {km/h} \right)\).
  • C.  \(10\,\left( {km/h} \right)\).
  • D.  \(11\,\left( {km/h} \right)\).
Câu 40
Mã câu hỏi: 58551

Miếng kim loại thứ nhất nặng 880g, miếng kim loại thứ hai nặng 858g. Thể tích của miếng thứ nhất nhỏ hơn thể tích của miếng thứ hai là 10 cm3, nhưng khối lượng riêng của miếng thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng thứ hai là 1 g/cm3. Tìm khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất.

  • A. \(7,8\left( {g/c{m^3}} \right)\)
  • B. \(9,8\left( {g/c{m^3}} \right)\)
  • C. \(8,8\left( {g/c{m^3}} \right)\)
  • D. \(10,8\left( {g/c{m^3}} \right)\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ