Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập chương 4 Hình học Toán 9 có đáp án Trường THCS Chu Điện

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 58232

Thể tích của một hình trụ bằng \(972\pi \,c{m^3}.\) Nếu bán kính đáy hình trụ là \(9cm\) thì chiều cao của hình trụ là:

  • A. 11cm
  • B. 12cm
  • C. 13cm
  • D. 14cm
Câu 2
Mã câu hỏi: 58233

Đường ống nối hai bể cá trong một thủy cung ở miền nam nước Pháp có dạng một hình trụ với độ dài \(30 m\). Dung tích của đường ống nói trên là \(1800000\) lít. Tính diện tích đáy của đường ống.

  • A. 60 m2
  • B. 50 m2
  • C. 40 m2
  • D. 30 m2
Câu 3
Mã câu hỏi: 58234

Người ta nhúng hoàn toàn một tượng đá nhỉ vào một lọ thủy tinh có nước dạng hình trụ. DIện tích đáy của lọ thủy tinh là \(12,8 cm\)2. Nước trong lọ dâng lên thêm \(8,5 mm\). Hỏi thể tích của tượng đá là bao nhiêu ?

  • A. \(11,88c{m^3}.\) 
  • B. \(10,88c{m^3}.\) 
  • C. \(10,77c{m^3}.\) 
  • D. \(11,77c{m^3}.\) 
Câu 4
Mã câu hỏi: 58235

Cho hình chữ nhật ABCD (AB = 2a, BC = a). Quay hình chữ nhật đó quanh AB thì được được hình trụ có thể tích V1; quanh BC thì được hình trụ có thể tích V2. Trong các đẳng thức dưới đây, hãy chọn đẳng thức đúng.

  • A. \({V_1} = {V_2}\)
  • B. \({V_1} = 2{V_2}\)
  • C. \({V_2} = 2{V_1}\)
  • D. \({V_2} = 3{V_1}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 58236

Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là \(314 cm^2\). Hãy tính bán kính đường tròn đáy (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

  • A. 7,06 cm
  • B. 7,07 cm
  • C. 7,08 cm
  • D. 7,09 cm
Câu 6
Mã câu hỏi: 58237

Một hình trụ có bán kính đáy là \(7cm\), diện tích xung quang bằng \(352{\rm{ }}c{m^2}\). Khi đó chiều cao của hình trụ là:

  • A. 3,2 cm
  • B. 4,6 cm
  • C. 1,8 cm
  • D. Một kết quả khác
Câu 7
Mã câu hỏi: 58238

Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi  = 3,14\) ):

  • A. 2,2 cm
  • B. 2,5 cm
  • C. 2,8 cm
  • D. 3,2 cm
Câu 8
Mã câu hỏi: 58239

Một hình trụ có đường kính đáy d là 12,6 cm, diện tích xung quanh bằng 333,5 cm2. Khi đó, chiều cao h của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi  = 3,14)\):

  • A. 7,9 cm
  • B. 8,2 cm
  • C. 8,4 cm
  • D. 9,2 cm
Câu 9
Mã câu hỏi: 58240

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Biết rằng BC = 3 cm; AB = 6 cm. Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng:

  • A. \(18\pi \,\,c{m^2}\)
  • B. \(26\pi \,\,c{m^2}\)
  • C. \(36\pi \,\,c{m^2}\)
  • D. \(38\pi \,\,c{m^2}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 58241

Một hình nón có bán kính đáy bằng 2 cm, chiều cao bằng đường kính một hình cầu. Diện tích toàn phần hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao hình nón.

  • A. 2cm
  • B.  \(\sqrt 3 cm\)
  • C.  \(2\sqrt 3 cm\)
  • D. 4cm
Câu 11
Mã câu hỏi: 58242

Cho một hình trụ, một hình nón và một hình cầu có thể tích bằng nhau. Bán kính đáy của hình trụ, bán kính đáy của hình nón và bán kính của hình cầu đều bằng R. Tính các chiều cao  h1 của hình trụ và  h2  của hình nón theo R.

  • A. h1 = 4R; h2 = 4/3R
  • B. h= 4/3R; h= 4R
  • C. h= 1/3R; h= 4R
  • D. h= 4/3R; h= 1/3R
Câu 12
Mã câu hỏi: 58243

Một hình cầu được đặt khít bên trong một hình trụ, biết đường kính hình cầu là 20 cm. Tính thể tích hình trụ.

  • A. 2000(cm3)
  • B. 200(cm3)
  • C.  \(200\pi (c{m^3})\)
  • D.  \(2000\pi (c{m^3})\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 58244

Chiều cao của một hình trụ gấp rưỡi bán kính đáy của nó. Tỉ số thể tích của hình trụ này và thể tích hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy của hình trụ là:

  • A. 9/8
  • B. 8/9
  • C. 4/3
  • D. 3/2
Câu 14
Mã câu hỏi: 58245

Tính bán kính của một hình cầu biết thể tích của hình cầu bằng 123 cm3 (làm tròn đến số thập phân thứ nhất). Lấy  \(\pi =3,14\)

  • A. 29,4cm
  • B. 3cm
  • C. 3,1cm
  • D. 3,08cm
Câu 15
Mã câu hỏi: 58246

Tính thể tích của một hình nón cụt có các bán kính đáy bằng 4 cm và  7cm, chiều cao bằng 11 cm.

  • A.  \(1023\pi (c{m^3})\)
  • B.  \(341\pi (c{m^3})\)
  • C.  \(93\pi (c{m^3})\)
  • D.  \(314\pi (c{m^3})\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 58247

Một hình nó có đường sinh l = 20cm, diện tích xung quanh  \({S_{xq}} = {\rm{ }}753,6{\rm{ }}c{m^2}\) . Khi đó, bán kính đáy của hình nón bằng  (lấy \(\pi  = 3,14\))

  • A. 9 cm
  • B. 12 cm
  • C. 14 cm
  • D. 15 cm
Câu 17
Mã câu hỏi: 58248

Khi quay hình tam giác vuông \(ABC\) một vòng quanh cạnh góc vuông \(AB\) cố định, ta được một hình nón. Biết rằng \(AB = 4cm; AC = 3cm\). Diện tích xung quanh của hình nón đó bằng:

  • A. \(12\pi \,\,c{m^2}\)
  • B. \(15\pi \,\,c{m^2}\)
  • C. \(16\pi \,\,c{m^2}\)
  • D. \(20\pi \,\,c{m^2}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 58249

Cho hình nón có bán kính đáy R = 3(cm) và chiều cao h = 4(cm). Diện tích xung quanh của hình nón là:

  • A.  \(25\pi (c{m^2})\)
  • B.  \(12\pi (c{m^2})\)
  • C.  \(20\pi (c{m^2})\)
  • D.  \(15\pi (c{m^2})\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 58250

Cho hình nón có đường kính đáy d = 10 cm và diện tích xung quanh 65π (cm2) . Tính thể tích khối nón:

  • A.  \(100\pi (c{m^3})\)
  • B.  \(120\pi (c{m^3})\)
  • C.  \(300\pi (c{m^3})\)
  • D.  \(200\pi (c{m^3})\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 58251

Cho hình nón có chiều cao h = 10cm và thể tích V = 1000π (cm3). Tính diện tích toàn phần của hình nón:

  • A.  \(100\pi (c{m^2})\)
  • B.  \((300 + 200\sqrt 3 )\pi (c{m^2})\)
  • C.  \(300\pi (c{m^2})\)
  • D.  \(250\pi (c{m^2})\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 58252

Tính thể tích hình khối dưới đây theo kích thước đã cho

  • A.  \(14448\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • B.  \(14458\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • C.  \(14449\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • D.  \(14548\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 58253

Tính thể tích hình khối dưới đây theo kích thước đã cho:

  • A.  \(\dfrac{{832\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • B.  \(\dfrac{{833\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • C.  \(\dfrac{{843\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
  • D.  \(\dfrac{{853\pi }}{2}\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 58254

Từ một khúc gỗ hình trụ cao 15cm, người ta tiện thành một hình nón (như hình vẽ). Biết phần gỗ bỏ đi có thể tích là \(640\pi cm^3\). Tính thể tích của khúc gỗ hình trụ

  • A. 960π(cm3)
  • B. 320π(cm3)
  • C. 640π(cm3)
  • D. 690π(cm3
Câu 24
Mã câu hỏi: 58255

Cho một hình quạt tròn có bán kính 20cm và góc ở tâm là 1440. Người ta uốn hình quạt này thành một hình nón. Tính thể tích của khối nón đó.

  • A.  \( 256\pi \sqrt {21} {\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
  • B.  \( \frac{{24\pi \sqrt {21} }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
  • C.  \(\frac{{256\pi }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
  • D.  \( \frac{{256\pi \sqrt {21} }}{3}{\mkern 1mu} \left( {c{m^3}} \right)\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 58256

Cho tam giác ABC đều cạnh a , đường trung tuyến AM. Quay tam giác ABC quanh cạnh AM. Tính diện tích toàn phần của hình nón tạo thành.

  • A.  \( \frac{{3\pi {a^2}}}{2}\)
  • B.  \( \frac{{3\pi {a^2}}}{4}\)
  • C.  \( \frac{{5\pi {a^2}}}{2}\)
  • D.  \( \frac{{\pi {a^2}}}{2}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 58257

Nếu thể tích của một hình cầu là \(113\dfrac{1}{7}\,c{m^3}\)  thì trong các kết quả sau đây, kết quả nào là bán kính của nó (lấy \(\pi  = \dfrac{{22}}{7})?\)

  • A. 2cm
  • B. 3cm
  • C. 5cm
  • D. 6cm
Câu 27
Mã câu hỏi: 58258

Nếu một mặt cầu có diện tích là \(1017,36 cm\)2 thì thể tích hình cầu đó là:

  • A. \(3052,06 cm\)3
  • B. \(3052,08 cm\)3
  • C. \(3052,09 cm\)3
  • D. Một kết quả khác.
Câu 28
Mã câu hỏi: 58259

Khi quay nửa đường tròn, bán kính R = 12,5 cm một vòng quanh đường kính AB cố định, ta được một mặt cầu. Diện tích mặt cầu đó là:

  • A.  \(605\pi \,c{m^2}\)
  • B.  \(615\pi \,c{m^2}\)
  • C.  \(625\pi \,c{m^2}\)
  • D.  \(635\pi \,c{m^2}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 58260

Cho hình cầu có đường kính d = 8 cm. Diện tích mặt cầu là:

  • A.  \(16\pi (c{m^2})\)
  • B.  \(64\pi (c{m^2})\)
  • C.  \(12\pi (c{m^2})\)
  • D.  \(64\pi (c{m})\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 58261

Cho mặt cầu có thể tích \(V = 972\pi (c{m^3})\) . Tính đường kính mặt cầu.

  • A. 18cm
  • B. 12cm
  • C. 9cm
  • D. 16cm
Câu 31
Mã câu hỏi: 58262

Cho mặt cầu có số đo diện tích bằng hai lần với số đo thể tích. Tính bán kính mặt cầu.

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 9
  • D. 3/2
Câu 32
Mã câu hỏi: 58263

Cho hình cầu có bán kính 5 cm. Một hình nón cũng có bán kính đáy bằng 5 cm và có diện tích toàn phần bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao của hình nón.

  • A. 20
  • B. 10
  • C.  \(10\sqrt 2 \)
  • D.  \(2\sqrt 10 \)
Câu 33
Mã câu hỏi: 58264

Cho một hình cầu và hình trụ ngoại tiếp nó (đường kính đáy và chiều cao của hình trụ bằng nhau và bằng đường kính của hình cầu). Tính tỉ số giữa diện tích mặt cầu và diện tích toàn phần của hình trụ.

  • A. 3/2
  • B. 1
  • C. 2/3
  • D. 2
Câu 34
Mã câu hỏi: 58265

Cho một hình cầu nội tiếp trong hình trụ. Biết rằng chiều cao của hình trụ bằng ba lần bán kính đáy và bán kính đáy hình trụ bằng bán kính của hình cầu. Tính tỉ số giữa thể tích hình cầu và thể tích hình trụ.

  • A.  \(\frac{4}{3}\)
  • B.  \(\frac{4}{9}\)
  • C.  \(\frac{9}{4}\)
  • D. 2
Câu 35
Mã câu hỏi: 58266

Cho một hình cầu và một hình lập phương ngoại tiếp nó. Nếu diện tích diện tích toàn phần của hình lập phương là 24cmthì diện tích mặt cầu là:

  • A.  \(4\pi \)
  • B. 4
  • C.  \(2\pi \)
  • D. 2
Câu 36
Mã câu hỏi: 58267

Cho tam giác ABC vuông cân tại A có cạnh góc vuông bằng 6cm. Tính diện tích mặt cầu được tạo thành khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC một vòng quanh cạnh BC

  • A. 72 cm2
  • B.  \(18\pi \) cm2
  • C.  \(36\pi \) cm2
  • D.  \(72\pi \) cm2
Câu 37
Mã câu hỏi: 58268

Cho một tam giác đều ABC có cạnh AB = 12cm, đường cao AH. Khi đó thể tích hình cầu được tạo thành khi quay nửa đường tròn nội tiếp tam giác ABC một vòng quanh AH 

  • A.  \(32\sqrt 3 \)
  • B.  \(16\pi \sqrt 3 \)
  • C.  \(8\pi \sqrt 3 \)
  • D.  \(32\pi \sqrt 3 \)
Câu 38
Mã câu hỏi: 58269

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8 cm;AD = 6 cm. Tính diện tích mặt cầu thu được khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng MN với M là trung điểm AD, N là trung điểm BC 

  • A.  \(50\pi (c{m^{^2}})\)
  • B.  \(100\pi (c{m^{^2}})\)
  • C.  \(100 (c{m^{^2}})\)
  • D.  \(25\pi (c{m^{^2}})\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 58270

Đường ống nối hai bể cá trong một thủy cung ở miền nam nước Pháp có dạng một hình trụ, độ dài của đường ống là 30m (hình dưới). Dung tích của đường ống nói trên là 1 800 000 lít. Tính diện tích đáy của đường ống.

  • A.  90 m2
  • B.  60 m2
  • C.  80 m2
  • D.  66 m2
Câu 40
Mã câu hỏi: 58271

Diện tích xung quanh của một hình trụ có chu vi hình tròn đáy là 13cm và chiều cao là 3cm:

  • A. 19 cm2
  • B. 139 cm2
  • C. 93 cm2
  • D. 39 cm2

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ