Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

40 câu trắc nghiệm chuyên đề Mặt nón, mặt trụ và mặt cầu Hình học 12 năm học 2018 - 2019

15/07/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 310699

Cho tam giác ABC vuông tại C, BC = a, AC = b. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay tam giác ABC quanh AC.

  • A. \(\frac{{\pi {a^2}b}}{3}\)
  • B. \(\pi {a^2}b\)
  • C. \(\frac{{\pi {a^3}b}}{3}\)
  • D. \(\pi {a^3}b\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 310700

Trong không gian, cho tam giác ABC vuông tại A với AC = 3a, AB = 4a. Tính theo a diện tích xung quanh S của hình nón khi quay tam giác ABC quanh trục AC.

  • A. \(S = 30{a^2}\pi \)
  • B. \(S = 40{a^2}\pi \)
  • C. \(S = 20{a^2}\pi \)
  • D. \(S = 15{a^2}\pi \)
Câu 3
Mã câu hỏi: 310701

Một khối nón tròn xoay có chiều cao h = 4, bán kính đáy r = 5. Tính thể tích của khối nón.

  • A. \(\frac{{100\pi }}{3}\)
  • B. \(15\pi \)
  • C. \(41\pi \)
  • D. \(\frac{{25\pi }}{3}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 310702

Cho hình nón có thiết diện qua trục là tam giác đều cạnh 2a. Thể tích của hình nón là:

  • A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
  • B. \(V = \pi {a^3}\sqrt 3 \)
  • C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
  • D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 310703

Cho tam giác đều ABC có đường cao AH, cạnh AB = a. Khi cho quay quanh đường thẳng AH, các cạnh của tam giác ABC sinh ra một hình nón tròn xoay đỉnh A. Tính thể tích khối nón đó.

  • A. \(V = \frac{1}{{24}}{a^3}\sqrt 3 \)
  • B. \(V = \frac{1}{{12}}\pi {a^3}\sqrt 3 \)
  • C. \(V = \frac{1}{{12}}\pi {a^3}\)
  • D. \(V = \frac{1}{{24}}\pi {a^3}\sqrt 3 \)
Câu 6
Mã câu hỏi: 310704

Cho hình nón đỉnh S, xét hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác ngoại tiếp đường tròn đáy của hình nón và có AB = BC = 10a, AC = 12a, góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng \(45^0\). Tính thể tích của khối nón đã cho. 

  • A. \(9\pi {a^3}\)
  • B. \(12\pi {a^3}\)
  • C. \(27\pi {a^3}\)
  • D. \(3\pi {a^3}\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 310705

Cho tam giác ABC có \(AB=6a, AC=8a, BC=10a\). Quay tam giác ABC quanh đường thẳng BC tạo thành khối tròn xoay (D). Tính diện tích toàn phần \({S_{tp}}\) của khối tròn xoay (D).

  • A. \({S_{tp}} = 72\pi {a^2}\)
  • B. \({S_{tp}} = 36\pi {a^2}\)
  • C. \({S_{tp}} = \frac{{336\pi }}{5}{a^2}\)
  • D. \({S_{tp}} = \frac{{336\pi }}{5}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 310706

Một hình nón có bán kính đáy bằng 1 cm, có chiều cao bằng 2 cm. Khi đó góc ở đỉnh của hình nón là \(2\varphi \) thỏa mãn:

  • A. \(\sin \varphi  = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)
  • B. \(\tan \varphi  = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)
  • C. \(\cos \varphi  = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}\)
  • D. \(\cot \varphi  = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 310707

Một khối nón có thể tích bằng \(25\pi \) \(cm^3\), nếu giữ nguyên chiều cao và tăng bán kính khối nón lên 2 lần thì thể tích của khối nón mới bằng:

  • A. \(150\pi \) \(cm^3\)
  • B. \(200\pi \) \(cm^3\)
  • C. \(100\pi \) \(cm^3\)
  • D. \(50\pi \) \(cm^3\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 310708

Cho tam giác ABC có \(\widehat {BAC} = {75^0},\widehat {ACB} = {60^0}\) nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Kẻ \(BH \bot AC\), quay tam giác ABC quanh AC thì tam giác BHC tạo thành hình nón xoay (N). Tính diện tích xung quanh của hình nón xoay (N) theo R.

  • A. \(\frac{{3 + 2\sqrt 2 }}{2}\pi {R^2}\)
  • B. \(\frac{{3 + 2\sqrt 3 }}{2}\pi {R^2}\)
  • C. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 2  + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)
  • D. \(\frac{{\sqrt 3 \left( {\sqrt 3  + 1} \right)}}{4}\pi {R^2}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 310709

Cho hình trụ có diện tích xung quanh bằng \(50\pi\) và độ dài đường sinh bằng đường kính của đường tròn đáy. Tính bán kính \(r\) của đường tròn đáy.

  • A. \(r = \frac{{5\sqrt 2 \pi }}{2}\)
  • B. \(r=5\)
  • C. \(r = 5\sqrt \pi  \)
  • D. \(r = \frac{{5\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 310710

Tính thể tích \(V\) của khối trụ ngoại tiếp hình lập phương cạnh bằng \(a\).

  • A. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{4}\)
  • B. \(V = \pi {a^3}\)
  • C. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{6}\)
  • D. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{2}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 310711

Người ta cắt hình trụ bằng mặt phẳng qua trục của nó được thiết diện là hình vuông có cạnh bằng \(a\). Thể tích của khối trụ là:

  • A. \(\pi {a^3}\)
  • B. \(\frac{{\pi {a^3}}}{{12}}\)
  • C. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 5 }}{4}\)
  • D. \(\frac{{\pi {a^3}}}{4}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 310712

Cắt một khối trụ bởi một mặt phẳng qua trục của nó ta được thiết diện là một hình vuông coa cạnh bằng \(3a\). Tính diện tích toàn phần của khối trụ.

  • A. \(\frac{{27\pi {a^2}}}{2}\)
  • B. \(\frac{{{a^2}\pi \sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(\frac{{13{a^2}\pi }}{6}\)
  • D. \({a^2}\pi \sqrt 3 \)
Câu 15
Mã câu hỏi: 310713

Một hình trụ có bán kính 5cm và chiều cao 7cm. Cắt khối trụ bằng một mặt phẳng song song với trục và cách trục 3 cm. Diện tích thiết diện tạo bởi khối trục và mặt phẳng bằng:

  • A. \(21 cm^2\)
  • B. \(56 cm^2\)
  • C. \(70 cm^2\) 
  • D. \( 28 cm^2\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 310714

Cho hình trụ có bán kính đáy là a. Gọi \(AB, CD\) là hai đường kính của hai đáy sao cho \(AB \bot CD\). Tính thể tích của khối trụ biết rằng tứ diện \(ABCD\) đều 

  • A. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
  • B. \(\pi {a^3}\sqrt 3 \)
  • C. \(\pi {a^3}\sqrt 2 \)
  • D. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 310715

Một hình trụ có diện tích xung quanh bằng \(8\pi\) và có thiết diện qua trục của nó là hình vuông. Thể tích khối trụ là:

  • A. \(8\sqrt 2 \pi \)
  • B. \(4\sqrt 2 \pi \)
  • C. \(8\pi\)
  • D. \(4\pi\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 310716

Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB=2a, BC=a\). Quanh hình chữ nhật \(ABCD\) quanh đường thẳng chứa cạnh \(AD\) tạo thành khối tròn xoay \((H)\). Tính diện tích toàn phần \(S_{tp}\) của khối tròn xoay \((H)\).

  • A. \({S_{tp}} = 6\pi {a^2}\)
  • B. \({S_{tp}} = 4\pi {a^2}\)
  • C. \({S_{tp}} = 2\pi {a^2}\)
  • D. \({S_{tp}} = 8\pi {a^2}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 310717

Một hình trụ có bán kính đáy bằng \(R=5\), chiều cao \(h=2\sqrt{3}\). Lấy hai điểm \(A, B\) lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa \(AB\) và trục của hình trụ bằng \(90^0\). Khoảng cách giữa \(AB\) và trục của hình trụ bằng:

  • A. \(3\)
  • B. \(4\)
  • C. \(\frac{{3\sqrt 3 }}{2}\)
  • D. \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 310718

Cho hình lập phương \(ABCD,A'B'C'D'\) có thể tích \(V=8a^3\). Hình trụ \((T)\) có hai đáy là hai đường tròn ngoại tiếp hai hình vuông \(ABCD\) và \(A'B'C'D'\). Tính thể tích của khối trụ \((T)\).

  • A. \(2\sqrt 2 \pi {a^2}\)
  • B. \(16a^3\)
  • C. \(16\pi {a^3}\)
  • D. \(4\pi {a^3}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 310719

Cho tứ diện \(ABCD\) có tam giác \(BCD\) vuông tại \(C\), \(AB\) vuông với mặt phẳng \((BCD), AB=5a, BC=3a\) và \(CD=4a\). Tính bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\).

  • A. \(R = \frac{{5a\sqrt 2 }}{3}\)
  • B. \(R = \frac{{5a\sqrt 3 }}{3}\)
  • C. \(R = \frac{{5a\sqrt 2 }}{2}\)
  • D. \(R = \frac{{5a\sqrt 3 }}{2}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 310720

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật với \(AB=3a, BC=4a, SA=12a\) và \(SA\) vuông góc với đáy. Tính bán kính \(R\) của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABCD\).

  • A. \(R = \frac{{5a}}{2}\)
  • B. \(R = \frac{{17a}}{2}\)
  • C. \(R = \frac{{13a}}{2}\)
  • D. \(R=6a\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 310721

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A, AB=AC=a\). Mặt bên \(SAB\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính theo \(a\) thể tích \(V\) của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABC\).

  • A. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{3}\)
  • B. \(V = \frac{{7\pi {a^3}\sqrt {21} }}{{54}}\)
  • C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt {21} }}{{54}}\)
  • D. \(V = \frac{{\pi {a^3}}}{{54}}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 310722

Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương cạnh bằng \(a\).

  • A. \(\pi {a^2}\)
  • B. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(a^2\)
  • D. \(3\pi {a^2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 310723

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy là \(a\) và cạnh bên là \(2a\). Tính thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.ABCD\).

  • A. \(\frac{{16{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{49}}\)
  • B. \(\frac{{2{a^3}\pi \sqrt {14} }}{7}\)
  • C. \(\frac{{64{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{147}}\)
  • D. \(\frac{{64{a^3}\pi \sqrt {14} }}{{49}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 310724

Cho hình chóp S. ABCD, đáy là tứ giác ABCD có \(AB=2a, BC=AC=a\sqrt{2}, AD=a, BD=a\sqrt{3}\), tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp trên.

  • A. \(\frac{{\pi {a^3}}}{{32}}\)
  • B. \(\frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{32}}\)
  • C. \(\frac{{32\sqrt 3 \pi {a^3}}}{{27}}\)
  • D. \(\frac{{32\pi {a^3}}}{9}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 310725

Cho hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy là \(60^0\). Hỏi diện tích mặt cầu (S) có tâm O và tiếp xúc với các cạnh bên bằng bao nhiêu? (O là tâm mặt đáy)

  • A. \(\frac{{2\pi {a^2}}}{3}\)
  • B. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(\frac{{\pi {a^2}\sqrt 2 }}{3}\)
  • D. \({\pi {a^2}}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 310726

Cho lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại A, \(AB=a, AC=a\sqrt{2}\). Biết rằng góc giữa hai mặt phẳng (AB'C') và (ABC) bằng \(60^0\) và hình chiếu của A lên mặt phẳng (A'B'C') là trung điểm H của A''B'. Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện AHB'C'.

  • A. \(R = \frac{{a\sqrt {86} }}{2}\)
  • B. \(R = \frac{{a\sqrt {62} }}{8}\)
  • C. \(R = \frac{{a\sqrt {82} }}{6}\)
  • D. \(R = \frac{{a\sqrt {68} }}{2}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 310727

Cho tứ diện ABCD có \(AB=4a, CD=6a\), các cạnh bên còn lại bằng \(a\sqrt{22}\). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

  • A. \(R=3a\)
  • B. \(R = \frac{{a\sqrt {85} }}{3}\)
  • C. \(R = \frac{{a\sqrt {79} }}{3}\)
  • D. \(R = \frac{{5a}}{2}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 310728

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, cạnh AB = 3. Cạnh bên SA = 4 và vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

  • A. \(\sqrt {34} \)
  • B. \(6\)
  • C. \(\frac{{\sqrt {34} }}{2}\)
  • D. \(2\sqrt 3 \)
Câu 31
Mã câu hỏi: 310729

Cho lăng trụ đúng ABC. A'B'C' có đáy là tam giác vuông cân và các cạnh \(AB=BC=2.AA'=2\sqrt{2}\). Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp tứ diện AB'A'C.

  • A. \(\frac{{16\pi }}{3}\)
  • B. \({16\pi }\)
  • C. \(\frac{{32\pi }}{3}\)
  • D. \(32\pi\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 310730

Cho mặt cầu (S) tâm O, bán kính R = 5a và một điểm H côc định sao cho OH = 3a. Biết luôn tồn tại mặt phẳng qua H cắt (S) theo một đường tròn có bán kính nhỏ nhất r. Giá trị nhỏ nhất của r tính theo a là:

  • A. \(r=3a\)
  • B. \(r=4a\)
  • C. \(r = 2\sqrt 2 a\)
  • D. \(r = \sqrt 5 a\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 310731

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B và \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Biết \(SA = 2a,AB = a,BC = a\sqrt 3 \). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

  • A. \(R = a\sqrt 2 \)
  • B. \(R=a\)
  • C. \(R = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
  • D. \(R = 2a\sqrt 2 \)
Câu 34
Mã câu hỏi: 310732

Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), tam giác ABC vuông cân tại B, AB = a và góc giữa SC với (ABC) bằng \(45^0\). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

  • A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \({a\sqrt 2 }\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
  • D. \(a\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 310733

Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp bát diện đều cạnh \(2a\).

  • A. \({a\sqrt 3 }\)
  • B. \({a\sqrt 2 }\)
  • C. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • D. \(R = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 310734

Cho mặt cầu (S) có bán kính bằng 4, hình trụ (H) có chiều cao bằng 4 và hai đường tròn đáy nằm trên (S). Gọi \(V_1\) là thể tích của khối trụ (H) và \(V_2\) là thể tích của khối cầu (S). Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\).

  • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{9}{{16}}\)
  • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{{3}}\)
  • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{{16}}\)
  • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{{3}}\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 310735

Cho mặt cầu (S) tâm O, bán kính R = 3. Mặt phẳng (P) cách O một khoảng bằng 1 và cắt (S) theo giao tuyến là đường tròn (C) có tâm H. Gọi T là giao điểm của toa HO với (S), tính thể tích V của khối nón có đỉnh T và đáy là hình tròn (C).

  • A. \(V = \frac{{32\pi }}{3}\)
  • B. \(V=16\pi\)
  • C. \(V = \frac{{16\pi }}{3}\)
  • D. \(V=32\pi\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 310736

Cho hình trụ (T) có bán kính đáy R, trục OO' bằng 2R và mặt cầu (S) đường kính OO'. Tỉ số diện tích mặt cầu và diện tích xung quanh của hình trụ bằng:

  • A. \(\frac{1}{2}\)
  • B. \(\frac{1}{3}\)
  • C. \(1\)
  • D. \(2\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 310737

Một hình trụ có bán kính đáy bằng \(\sqrt{3}\), chiều cao bằng \(2\sqrt{3}\) và gọi (S) là mặt cầu đi qua hai đường tròn đáy của hình trụ. Tính diện tích mặt cầu (S).

  • A. \(\pi \sqrt 6 \)
  • B. \(8\pi \sqrt 6 \)
  • C. \(24\pi\)
  • D. \(6\pi \sqrt 3 \)
Câu 40
Mã câu hỏi: 310738

Một hình nón có bán kính đáy bằng 6 cm và chiều cao bằng 9 cm. Tính thể tích lớn nhất của khối trụ nội tiếp trong hình nón. 

  • A. \(\frac{{81}}{2}\pi \)
  • B. \(54\pi\)
  • C. \(48\pi\)
  • D. \(36\pi\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ