Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Giải tích 12 Trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương năm 2018 - 2019

15/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 310594

Giá trị của tham số m để diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=3x^2+2mx+m^2+1\), trục hoành, trục tung và đường thẳng x = 2 đạt giá trị nhỏ nhất thuộc khoảng nào sau đây?

  • A. \(m \in \left( {2; + \infty } \right)\)
  • B. \(m \in \left( { - 2; - 1} \right)\)
  • C. \(m \in \left( { - 2;0} \right)\)
  • D. \(m \in \left( {0;2} \right)\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 310595

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 2{x^3} - 9\) là

  • A. \(\frac{1}{2}{x^4} - 9x + C\)
  • B. \(4{x^4} - 9x + C\)
  • C. \(4{x^3} - 9x + C\)
  • D. \(\frac{1}{4}{x^4} + C\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 310596

Biết rằng tích phân \(\int\limits_0^1 {\left( {3x - 1} \right){e^x}dx = a + b.e} \), tích \(ab\) bằng

  • A. - 1
  • B. - 4
  • C. 20
  • D. - 2
Câu 4
Mã câu hỏi: 310597

Ký hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng của R. Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên K. Ta có \(F(x)\) được gọi là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K nếu

  • A. \(F\left( x \right) = f\left( x \right) + C\), \(C\) là hằng số tùy ý.           
  • B. \(F'\left( x \right) = f\left( x \right)\)
  • C. \(F\left( x \right) = f'\left( x \right)\)
  • D. \(F'\left( x \right) = f\left( x \right) + C\), \(C\) là hằng số tùy ý.       
Câu 5
Mã câu hỏi: 310598

Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {x{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^4}{\rm{d}}x} \).

  • A. \( - \frac{{31}}{{10}}.\)
  • B. \(  \frac{{30}}{{10}}.\)
  • C. \(\frac{{32}}{{10}}.\)
  • D. \(\frac{{31}}{{10}}.\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 310599

Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì tăng tốc với gia tốc \(a(t) = 2t + {t^2}{\rm{ (m/}}{{\rm{s}}^2}{\rm{)}}\). Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 6 giây kể từ lúc bắt đầu tăng tốc.

  • A. 210 m
  • B. 48 m
  • C. 30 m
  • D. 35 m
Câu 7
Mã câu hỏi: 310600

Diện tích hình phẳng được giới hạn bởi đường cong \(y=3x^2\) trục hoành và hai đường thẳng \(x = 0,\,\,x = 1\) bằng S. Giá trị của S là

  • A. 1
  • B. 6
  • C. 2
  • D. 3
Câu 8
Mã câu hỏi: 310601

Tính tích phân: \(I = \int\limits_0^\pi  {x\cos x{\rm{d}}x} .\)

  • A. \(I = 2\)
  • B. \(I = -1\)
  • C. \(I = -2\)
  • D. \(I = 0\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 310602

Tính nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {e^{3x + 2}}\)

  • A. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = {e^{3x + 2}} + C\)
  • B. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \left( {3x + 2} \right){e^{3x + 2}} + C\)
  • C. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \frac{1}{3}{e^{3x + 2}} + C\)
  • D. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = 3{e^{3x + 2}} + C\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 310603

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\left[ {a;b} \right]\) và thỏa mãn \(f\left( x \right) = f\left( {a + b - x} \right)\). Đẳng thức nào sau đây đúng?

  • A. \(\int\limits_a^b {xf\left( x \right){\rm{d}}x}  =  - \frac{{a + b}}{2}\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
  • B. \(\int\limits_a^b {xf\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
  • C. \(\int\limits_a^b {xf\left( x \right){\rm{d}}x}  = \frac{{a + b}}{2}\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
  • D. \(\int\limits_a^b {xf\left( x \right){\rm{d}}x}  = \left( {a + b} \right)\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
Câu 11
Mã câu hỏi: 310604

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình thang ABCD với A(-1;2), B(5;5), C(5;0), D(-1;0). Quay hình thang ABCD xung quanh trục Ox thì thể tích khối tròn xoay tạo thành bằng bao nhiêu?

  • A. \(74\pi \)
  • B. \(78\pi \)
  • C. \(72\pi \)
  • D. \(76\pi \)
Câu 12
Mã câu hỏi: 310605

Giả sử \(f(x)\) là hàm số liên tục trên R và các số thực \(a<b<c\). Mệnh đề nào sau đây sai?

  • A. \(\int\limits_a^c {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_b^c {f\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
  • B. \(\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_a^c {f\left( x \right){\rm{d}}x}  - \int\limits_b^c {f\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
  • C. \(\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_b^a {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_a^c {f\left( x \right){\rm{d}}x} .\)
  • D. \(\int\limits_a^b {cf\left( x \right){\rm{d}}x}  =  - c\int\limits_b^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
Câu 13
Mã câu hỏi: 310606

Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {x.{e^x}{\rm{d}}x} \)

  • A. \(I=1\)
  • B. \(I=0\)
  • C. \(I=e-1\)
  • D. \(I=e\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 310607

Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(f(0)=1, f'(x)\) liên tục trên đoạn [0;3] và \(\int\limits_0^3 {f'\left( x \right){\rm{d}}x = 9} .\) Tính giá trị của \(f(3)\).

  • A. 3
  • B. 9
  • C. 10
  • D. 11
Câu 15
Mã câu hỏi: 310608

Cho \(f(x)\) liên tục trên R và thỏa mãn \(f\left( 2 \right) = 16\), \(\int\limits_0^1 {f\left( {2x} \right){\rm{d}}x = 2} \). Tích phân \(\int\limits_0^2 {xf'\left( x \right){\rm{d}}x} \) bằng ?

  • A. 30
  • B. 28
  • C. 36
  • D. 12
Câu 16
Mã câu hỏi: 310609

Cho \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}x\cos x{\rm{d}}x} \) và đặt \(u = \sin x\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. \(I =  - \int\limits_0^1 {{u^2}{\rm{d}}u} \)
  • B. \(I = 2\int\limits_0^1 {u{\rm{d}}u} \)
  • C. \(I =  - \int\limits_{ - 1}^0 {{u^2}{\rm{d}}u} \)
  • D. \(I = \int\limits_0^1 {{u^2}{\rm{d}}u} \)
Câu 17
Mã câu hỏi: 310610

Cho biết \(\int\limits_{ - 1}^3 {f(x){\rm{d}}x = 15} \) . Tính giá trị của \(P = \int\limits_0^2 {\left[ {f\left( {3 - 2x} \right) + 2019} \right]{\rm{d}}x} \)

  • A. \(P = 15\)
  • B. \(P = 37\)
  • C. \(P =  - 8089\)
  • D. \(P =    8089\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 310611

Công thức tính thể tích V của khối tròn xoay được tạo ra khi quay hình thang cong, giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) trục Ox và hai đường thẳng \(x = a,x = b{\rm{ }}(a < b)\),xung quanh trục Ox là

  • A. \(V = \pi \int\limits_a^b {f(x)dx} .\)
  • B. \(V = \int\limits_a^b {{f^2}(x)dx} .\)
  • C. \(V = \pi \int\limits_a^b {{f^2}(x)dx} .\)
  • D. \(V = \int\limits_a^b {\left| {f(x)} \right|dx} .\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 310612

Biết \(\int\limits_1^2 {\frac{{x{\rm{d}}x}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {2x + 1} \right)}} = a\ln 2 + b\ln 3 + c\ln 5} \). Tính \(S = a + b + c\).

  • A. \(S=1\)
  • B. \(S=0\)
  • C. \(S=-1\)
  • D. \(S=2\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 310613

Công thức tính diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn [a;b], trục hoành và hai đường thẳng \(x = a,{\rm{ }}x = b\) là

  • A. \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x.} \)
  • B. \(S = \pi \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x.} \)
  • C. \(S = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right){\rm{d}}x.} \)
  • D. \(S = \int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x.} \)
Câu 21
Mã câu hỏi: 310614

Biết \(F(x)\) là một nguyên hàm của của hàm số \(f\left( x \right) = \,\sin x\) và đồ thị hàm số \(y = F\left( x \right)\) đi qua điểm \(M\left( {0;1} \right)\). Tính \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right).\)

  • A. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 2\)
  • B. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\)
  • C. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 1\)
  • D. \(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = -1\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 310615

Thể tích của khối tròn xoay khi cho hình phẳng giới hạn bởi Parabol \(\left( P \right):y = {x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):y = 2x\) quay xung quanh trục Ox bằng

  • A. \(\pi \int\limits_0^2 {4{x^2}{\rm{d}}x}  + \pi \int\limits_0^2 {{x^4}{\rm{d}}x} \)
  • B. \(\pi \int\limits_0^2 {\left( {2x - {x^2}} \right){\rm{d}}x} \)
  • C. \(\pi \int\limits_0^2 {4{x^2}{\rm{d}}x}  - \pi \int\limits_0^2 {{x^4}{\rm{d}}x} \)
  • D. \(\pi \int\limits_0^2 {{{\left( {{x^2} - 2x} \right)}^2}{\rm{d}}x} \)
Câu 23
Mã câu hỏi: 310616

Biết \(F(x)\) là nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 4{x^3} - \frac{1}{{{x^2}}} + 3x\) và thỏa mãn \(5F\left( 1 \right) + F\left( 2 \right) = 43\). Tính \(F(2)\).

  • A. \(F\left( 2 \right) = 23\)
  • B. \(F\left( 2 \right) = \frac{{86}}{7}\)
  • C. \(F\left( 2 \right) = \frac{{45}}{2}\)
  • D. \(F\left( 2 \right) = \frac{{151}}{4}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 310617

Giả sử \(F(x)\) là nguyên hàm của hàm số \(f(x) = 4x - 1\). Đồ thị của hàm số \(y = F(x)\) và \(y=f(x)\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung. Tọa độ các điểm chung của hai đồ thị hàm số trên là

  • A. \(\left( {0; - 2} \right)\) và \(\left( {\frac{5}{2};8} \right)\)
  • B. \(\left( {0; - 1} \right)\) và \(\left( {\frac{5}{2};9} \right)\) 
  • C. \(\left( {0; - 2} \right)\) và \(\left( {\frac{8}{3};14} \right)\)
  • D. \(\left( {0; - 1} \right)\) và \(\left( {\frac{5}{2};3} \right)\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 310618

Tìm nguyên hàm \(F\left( x \right) = \int {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{i}}{{\rm{n}}^2}{\rm{2}}x{\rm{d}}x} \).

  • A. \(F\left( x \right) = \frac{1}{2}x - \frac{1}{8}\sin 4x + C\)
  • B. \(F\left( x \right) = \frac{1}{2}x + \frac{1}{8}\sin 4x + C\)
  • C. \(F\left( x \right) = \frac{1}{2}x - \frac{1}{8}\sin 4x\)
  • D. \(F\left( x \right) = \frac{1}{2}x - \frac{1}{8}{\rm{cos}}4x + C\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 310619

Trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right),\) hàm số \(y = f\left( x \right) = \ln x\) là một nguyên hàm của hàm số?

  • A. \(y = \frac{1}{x}\)
  • B. \(y = x\ln x - x + C,C \in R\)
  • C. \(y = x\ln x - x\)
  • D. \(y = \frac{1}{x} + C,C \in R\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 310620

Tìm \(m\) biết \(\int\limits_0^m {(2x + 5){\rm{d}}x = 6} \).

  • A. \(m =  - 1,{\rm{ }}m =  - 6\)
  • B. \(m =  - 1,{\rm{ }}m =  6\)
  • C. \(m =   1,{\rm{ }}m =  - 6\)
  • D. \(m =   1,{\rm{ }}m =   6\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 310621

Cho hình phẳng (D) được giới hạn bởi các đường \(x=0, x=1, y=0\) và \(y = \sqrt {2x + 1} \). Thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (D) xung quanh trục Ox được tính theo công thức nào sau đây?

  • A. \(V = \pi \int\limits_0^1 {\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} \)
  • B. \(V = \int\limits_0^1 {\sqrt {2x + 1} {\rm{d}}x} \)
  • C. \(V = \int\limits_0^1 {\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} \)
  • D. \(V = \pi \int\limits_0^1 {\sqrt {2x + 1} {\rm{d}}x} \)
Câu 29
Mã câu hỏi: 310622

Công thức tính diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số \(y=f(x)\) và hàm số \(y=g(x)\) liên tục trên đoạn [a,b] và hai đường thẳng \(x= a;x = b\) là

  • A. \(S = \int\limits_a^b {(f(x) + g(x))} dx\)
  • B. \(S = \pi \int\limits_a^b {(f(x) - g(x))} dx\)
  • C. \(S = \int\limits_a^b {\left| {f(x) - g(x)} \right|} dx\)
  • D. \(S = \int\limits_a^b {(f(x) - g(x))} dx\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 310623

Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường thẳng \(y=2x+1\) và đồ thị hàm số \(y = {x^2} - x + 3\)

  • A. \(\frac{1}{6}\)
  • B. \(\frac{1}{7}\)
  • C. \(-\frac{1}{6}\)
  • D. \(\frac{1}{8}\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ