Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Sáng Sơn

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 183940

Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp. (3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57% Số nhận xét đúng là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 2
Mã câu hỏi: 183941

Ở ruồi giấm, gen trội hoàn toàn A quy định tính trạng thân xám, gen lặn a- thân đen, gen trội hoàn toàn B- cánh dài, gen lặn b- cánh cụt. Lai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài  với ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Đến F2 thu được kết quả là 70,5% thân xám,cánh dài ; 4,5% thân xám, cánh cụt ; 4,5 % thân đen, cánh dài ; 20,5 % thân đen, cánh cụt. Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các cá thể như nhau, cho các nhận xét dưới đây về các phép lai:

(1). Hiện tượng hoán vị đã xảy ra ở 1 bên hoặc bố hoặc mẹ với tần số 18%

(2). Ở F1 cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử đều vì F1 đồng loạt giống nhau và một trong 2 bên P mang kiểu hình 2 tính trạng trội.

(3). Ở F2, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội 2 locus bằng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus và bằng một nửa tỷ lệ kiểu gen dị hợp 2 locus.

(4). Chỉ có 1 loại kiểu gen dị hợp tử 2 locus được tạo ra ở F2 trong phép lai này. Số nhận xét đúng là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 3
Mã câu hỏi: 183942

Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Hai locus B và D cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác với cặp NST chứa locus A. Cho các nhận xét liên quan đến các locus này như sau:

(1). Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình có thể có liên quan đến cả 3 lcous.

(2). Phép lai phân tích [AaBbDd] x aa bd//bd có thể tạo ra đủ số loại kiểu hình so với phép lai dị hợp 3 locus lai với nhau, hiện tượng hoán vị nếu có xảy ra ở tất cả các cá thể dị hợp như nhau. (3). Phép lai Aa BD//bd x aa bd//bd với tần số hoán vị 40% sẽ tạo ra đời con với tỷ lệ kiểu hình

là 8:7:3:2

(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp cả 3 locus xuất hiện trong quần thể loài. Số khẳng định KHÔNG chính xác là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 4
Mã câu hỏi: 183943

Chiều dài và chiều rộng của cánh của một loài ong mật trinh sản được quy định bởi hai gen A và B nằm trên cùng một NST có quan hệ trội lặn hoàn toàn, khoảng cách di truyền giữa hai gen đủ lớn để xảy ra quá trình hoán vị gen. Ong chúa cánh dài, rộng giao hoan với các con đực đồng nhất về kiểu gen và có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1 100% các cá thể cánh dài, rộng. Tiếp tục tiến hành các phép lai và ghi nhận các kết quả của chúng. Cho các nhận xét sau:

(1). Cả ong chúa và các ong đực ở thế hệ ban đầu đều thuần chủng về 2 cặp tính trạng.

(2). Nếu cho ong chúa F1 giao hoan với ong đực F1 sẽ tạo ra đời con có 5 loại kiểu hình khác nhau xét cả tính trạng giới tính.

(3). Nếu ong chúa F1 giao hoan với các ong đực P sẽ tạo ra đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình giống nhau ở 2 giới.

(4). Nếu cho ong chúa P giao hoan với ong đực F1 sẽ chỉ tạo ra 1 loại kiểu hình về chiều dài và chiều rộng cánh.

Số nhận xét đúng:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 5
Mã câu hỏi: 183944

Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng  màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể  không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là:

  • A. 12,5%
  • B. 25%
  • C. 37,5%
  • D. 6,25%
Câu 6
Mã câu hỏi: 183945

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?

(1). Bệnh M do alen lặn nằm trên NST thường chi phối.

(2). Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp.

(3). Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/9.

(4). Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 183946

Trong số các bộ mã sau đây, bộ mã nào trên mARN mã hóa cho axit amin Met ở tế bào nhân thực?

  • A. 3’GUA5’
  • B. 5’UAG3’
  • C. 3’AGU5’
  • D. 5’UAA3’
Câu 8
Mã câu hỏi: 183947

Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục, đồng thời có khả năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật?

  • A. Clo
  • B. Sắt
  • C. Magie
  • D. Lưu huỳnh
Câu 9
Mã câu hỏi: 183948

Nguyên nhân gây ra hội chứng Đao ở người là gì?

  • A. Đột biến tam bội xảy ra ở người
  • B. Tế bào người bệnh có 3 NST số 13
  • C. Tế bào người bệnh có 3 NST số 21
  • D. Tế bào người bệnh có 3 NST số 18
Câu 10
Mã câu hỏi: 183949

Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự?

  • A. Chi trước của chó và cánh dơi
  • B. Vây cá voi và chi trước của ngựa
  • C. Tai của dơi và tai của chó
  • D. Cánh của bướm và cánh của chim 
Câu 11
Mã câu hỏi: 183950

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Hormone sinh trưởng được vùng dưới đồi tiết ra có khả năng kích thích phân chia tế bào
  • B. Các hormone sinh dục có khả năng kích thích sự phát triển của cơ thể ở giai đoạn dậy thì
  • C. Ở sâu bọ, hormone juvenin đóng vai trò kích thích quá trình lột xác và hóa nhộng
  • D. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật và người chỉ phụ thuộc yếu tố di truyền và hormone mà không phụ thuộc yếu tố bên ngoài
Câu 12
Mã câu hỏi: 183951

Diễn thế sinh thái thứ sinh là gì?

  • A. Bắt đầu từ môi trường trống trơn, hình thành quần xã tiên phong, qua các dạng quần xã trung gian và có thể hình thành quần xã đỉnh cực
  • B. Bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật, qua các dạng quần xã trung gian và có thể hình thành quần xã đỉnh cực
  • C. Bắt đầu từ mô trường xác sinh vật, các quần thể sinh vật phân giải bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau đó, khi hết nguồn chất hữu cơ các vi sinh vật giảm số lượng của mình
  • D. Bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật và thường kết thúc bằng môi trường trống trơn do sự tự diễn thế của các loài ưu thế
Câu 13
Mã câu hỏi: 183952

Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất có vai trò gì?

  • A. Đóng vai trò chính trong việc phân giải các chất hữu cơ tạo ra các chất vô cơ trả lại môi trường
  • B. Sử dụng các sinh vật khác để làm nguồn thức ăn phục vụ cho các hoạt động sống của mình
  • C. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ quang năng hoặc hóa năng vô cơ
  • D. Là nguồn cung cấp dạng vật chất thô cho hệ sinh thái tồn tại và phát triển
Câu 14
Mã câu hỏi: 183953

Nguyên nhân nào khiến cho hai mạch của phân tử ADN mạch kép luôn song song với nhau:

  • A. Hai mạch được liên kết với nhau nhờ liên kết hydro giữa các bazơ nitơ tạo thành phân tử ADN mạch kép
  • B. Hai mạch được cấu tạo từ các nucleotide có kích thước khác nhau nên khoảng cách giữa hai mạch luôn bằng nhau
  • C. Hai mạch liên kết với nhau nhờ liên kết hóa trị giữa các gốc phosphate và đường
  • D. Có 2 loại bazơ nitơ lớn và nhỏ, hai mạch đơn có các bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bazơ lớn liên kết với bazơ nhỏ và ngược lại
Câu 15
Mã câu hỏi: 183954

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac của E.coli, cho các phát biểu sau đây:

(1). Trong trường hợp môi trường không có Lactose, gen điều hòa tạo ra sản phẩm là protein ức chế.

(2). Trong môi trường có lactose, gen điều hòa không tạo ra sản phẩm là protein ức chế.

(3). Mỗi gen cấu trúc trong operon Lac đều có 1 vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc.

(4). Sản phẩm của operon Lac sau quá trình phiên mã là các phân tử protein tham gia vận chuyển hoặc phân giải lactose.

(5). Lactose đóng vai trò là chất cảm ứng làm “bật” operon Lac ở chế độ hoạt động. Số phát biểu đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 16
Mã câu hỏi: 183955

Hội chứng Đao ở người do đột biến số lượng NST gây ra, khi nói về hội chứng này, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội.

(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ.

(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học.

(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. Số phát biểu đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 17
Mã câu hỏi: 183956

Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật, cho các luận điểm dưới đây:

(1). Sinh trưởng sơ cấp có sự kéo dài cơ thể thực vật được bắt nguồn từ quá trình nguyên phân và kéo dài tế bào.

(2). Mô phân sinh bên có nguồn gốc từ mô phân sinh đỉnh trong quá trình phát triển cá thể.

(3). Mạch rây thứ cấp có nguồn gốc từ quá trình phân chia và biệt hóa của tầng sinh mạch, mạch rây thứ cấp nằm ở bên trong tầng sinh mạch, sát với mạch gỗ thứ cấp.

(4). Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân cây dẫn đến việc hình thành vòng gỗ hàng năm.

Số phát biểu đúng là:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 183957

Hình ảnh dưới đây mô tả kỹ thuật tạo giống mới nhờ công nghệ ADN tái tổ hợp.

Kỹ thuật này có thể tạo ra rất nhiều các giống vi sinh vật, thực vật và động vật mang gen của loài khác. Cho các nhận định dưới đây về kỹ thuật này:

(1). Ở các sinh vật chuyển gen, các gen chuyển chỉ tồn tại ở tế bào chất của tế bào chuyển mà không thể cài vào NST của tế bào chủ.

(2). Vi khuẩn E.coli và nấm men là các tế bào nhận phổ biến vì chúng có tốc độ phân chia tế bào nhanh và lành tính đối với sức khỏe con người.

(3). Để tạo ra động vật chuyển gen, các nhà khoa học tác động vào giao tử hoặc hợp tử của loài.

(4). Các gen cần chuyển và thể truyền phải được cắt bằng cùng 1 loại enzyme cắt giới hạn và nối lại với nhau nhờ enzyme ADN ligase.

Số nhận định đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 3
Câu 19
Mã câu hỏi: 183958

Khi nói về hiện tượng ứng động ở thực vật, trong số các phát biểu sau đây phát biểu nào không chính xác?

  • A. Sự trả lời kích thích của cơ thể thực vật trước các tác nhân không định hướng gọi là hiện tượng ứng động
  • B. Vận động trương nước là một hình thức của ứng động không sinh trưởng, không có sự lớn lên và phân chia của các tế bào
  • C. Khi tác động cơ học vào lá cây trinh nữ, có sự vận động và phân bố lại hàm lượng nước trong thể gối tạo ra các vùng có sức trương khác nhau gây ra sự khép lá
  • D. Khi các tế bào bảo vệ của lỗ khí mất nước do các tế bào lân cận hấp thu, do sự dày không đều của thành tế bào ở 2 phía mà lỗ khí mở ra
Câu 20
Mã câu hỏi: 183959

Tốc độ tiến hóa của vi khuẩn nhanh hơn so với các loài động vật, thực vật là do:

(1) Hệ gen đơn bội

(2) Thích nghi tốt hơn

(3) Tốc độ sinh sản nhanh

(4) Gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình ngay.

(5) Ở Vi khuẩn, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình. Số nhận định đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 183960

Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn

(1). Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ được chọn lọc trên những quần thể nhất định chứ không phải trên tất cả các quần thể của loài.

(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.

(3). Các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước đó.

(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đổi với bản thân sinh vật mang nó.

Trong đó những dẫn chứng đúng gồm:

  • A. (2) và (3) 
  • B. (1) và (4)
  • C. (2) và (4)
  • D. (1) và (3)
Câu 22
Mã câu hỏi: 183961

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài mới là chính xác?

  • A. Rất khó để phân biệt quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái bởi ngay khi có sự cách ly địa lý thì điều kiện sinh thái sẽ có sự khác biệt
  • B. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái luôn tồn tại độc lập
  • C. Các thể đa bội được cách ly sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới
  • D. Ngay khi có sự cách ly địa lý, khả năng gặp gỡ của các cá thể giữa quần thể gốc và quần thể bị cách ly giảm sút, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách ly sinh sản
Câu 23
Mã câu hỏi: 183962

Cho các đặc điểm sinh học dưới đây.

(1). Có vùng ngôn ngữ và chữ viết trong não bộ. (2). Có 1 đốt sống cổ

(3). Có lồi cằm

(4). Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

(5). Con cái xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. (6). Đứng và di chuyển bằng hai chân.

Số đặc điểm chỉ xuất hiện ở loài người:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 24
Mã câu hỏi: 183963

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm nào có độ rộng nhiệt lớn nhất?

  • A. Thú sống trên cạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
  • B. Thú sống trong vùng nước ấm quanh vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
  • C. Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam
  • D. Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo
Câu 25
Mã câu hỏi: 183964

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:

  • A. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành thể hiện rõ ở đường cong số I
  • B. Đường cong số II thường gặp ở một số loài như người và thú cỡ lớn trong tự nhiên
  • C. Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít
  • D. Đối với các loài có chiến thuật sinh sản kiểu bùng nổ, tạo ra một số lượng khổng lồ con non trong một thời gian ngắn thường có đường cong sống sót kiểu II
Câu 26
Mã câu hỏi: 183965

Khi nói về cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống, cho các phát biểu sau đây:

(1). Hệ thần kinh dạng ống có mặt ở tất cả các loài động vật có xương sống.

(2). Hệ thần kinh dạng ống xuất hiện ở một số rất ít loài động vật không xương sống. (3). Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, không còn các hạch thần kinh.

(4). Các loài động vật có xương sống đều có não bộ.

(5). Tất cả các hoạt động trả lời kích thích của tế bào động vật có hệ thần kinh dạng ống đều dựa trên nguyên tắc phản xạ.

(6). Cùng với mức độ phát triển của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ có điều kiện tăng dần. Số lượng luận điểm đúng trong số 6 luận điểm trên:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 4
Câu 27
Mã câu hỏi: 183966

Khi nói về quá trình phát sinh giao tử và điều hòa phát sinh giao tử ở người, cho các phát biểu dưới đây:

(1). FSH từ tuyến yên kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng đồng thời kích thích tế bào kẽ sản xuất ra hormone testosterol.

(2). Hàm lượng cao testosterol do các tinh trùng tiết ra có vai trò ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH.

(3). Quá trình sản xuất GnRH của vùng dưới đồi chịu sự ức chế ngược của testosterol sản xuất ở tinh hoàn.

(4). Hormone GnRH của vùng dưới đồi có hàm lượng cao sẽ ức chế tuyến yên sản xuất FSH và LH.

Số phát biểu chính xác là:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 28
Mã câu hỏi: 183967

Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực:

(1). Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN.

(2). Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’ không cần có đoạn mồi.

(3). mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protêin.

(4). Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T - A, X – G, G - X.

(5). Hình thành các đoạn ARN ngắn rồi nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh Số phát biểu chính xác là:

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 183968

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây?

  • A. Lục lạp sẽ mẩt khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện đốm trắng trên lá
  • B. Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục
  • C. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng
  • D. Trong 1 tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng
Câu 30
Mã câu hỏi: 183969

Tiến hành tổng hợp nhân tạo một đoạn mARN từ một dung dịch chứa các đơn phân ribonucleotide, người ta thấy xuất hiện 8 loại bộ ba với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau. Nhận xét về thành phần dung dịch ribonucleotide nguyên liệu được sử dụng chính xác là:

  • A. Có 4 loại ribonucleotide khác nhau tổ hợp thành 8 loại bộ ba nói trên
  • B. Có 2 loại ribonucleotide với tỷ lệ ngang nhau cho mỗi loại đã được sử dụng
  • C. Có 3 loại ribonucleotide với tỷ lệ 1:2:1 trong dung dịch sử dụng
  • D. Có 3 loại ribonucleotide trong dung dịch với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau
Câu 31
Mã câu hỏi: 183970

Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 1 NST của cặp NST số 1 và 1 NST của cặp số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn trên 1 chiếc NST, các cặp NST khác bình thường.Trong cơ quan sinh dục đực thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng . Số giao tử mang bộ NST đột biến là:

  • A. 4200
  • B. 2400
  • C. 600
  • D. 1200
Câu 32
Mã câu hỏi: 183971

Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là:

  • A. 1/64
  • B. 1/256
  • C. 1/9
  • D. 1/81
Câu 33
Mã câu hỏi: 183972

Cơ thể F1 mang 3 cặp gen dị hợp AaBbDd nằm trên 2 cặp NST thường, trong đó 2 cặp Aa, Bb liên kết trên 1 cặp NST. Cho F1 x F1 tạo ra F2 có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 4%. Biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, trội hoàn toàn, hoán vị gen ở 2 bên F1 như nhau. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F2 là:

  • A. 49,5%
  • B. 66,0%
  • C. 16,5%
  • D. 54,0%
Câu 34
Mã câu hỏi: 183973

Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bạch tạng, một con trai mù màu. Ông bà nội, ngoại của hai đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của hai đứa trẻ này có kiểu gen là gì biết rằng bệnh mù màu do gen lặn liên kết X quy định, bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST quy định

  • A. AAXMXm
  • B. AaXMXM
  • C.
    AaXMXm
  • D. aaXMXm
Câu 35
Mã câu hỏi: 183974

Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen Bv//bV, khi theo dõi 2000 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:

  • A. 36 cM.
  • B. 9 cM
  • C. 18 cM
  • D. 3,6 cM
Câu 36
Mã câu hỏi: 183975

Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, A - quy định hoa đỏ, a - quy định hoa trắng. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền 100% Aa, đến thế hệ thứ 2 các cá thể hoa trắng bị bệnh chết hết trước khi nở hoa. Các cây còn lại tiếp tục sinh sản ra thế hệ thứ 3. Trong số các cây hoa đỏ, tỷ lệ hoa đỏ đồng hợp chiếm:

  • A. 1/6
  • B. 2/6
  • C. 2/5
  • D. 3/5
Câu 37
Mã câu hỏi: 183976

Trong các quy trình nhân giống ở thực vật ứng dụng trong nông nghiệp, cho các phát biểu sau đây:

(1). Các quy trình nhân giống vô tính đều tạo ra các cây con có vật chất di truyền giống với cây ban đầu.

(2). Trong các kỹ thuật giâm, chiết, ghép nếu cây giống ban đầu bị nhiễm virus thì các cây con cũng sẽ bị nhiễm virus.

(3). Do có tính toàn năng, từ một tế bào lưỡng bội của thực vật có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh với tất cả các đặc tính vốn có của loài.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép nhằm tạo điều kiện cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

Số phát biểu chính xác là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 183977

Khi nói về quá trình tiêu hóa ở bò và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu sau đây:

(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng.

(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn.

(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose.

(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.

Số phát biểu chính xác là:

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 39
Mã câu hỏi: 183978

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp

  • A. (1), (2), (5)
  • B. (2), (3), (5)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (2), (4), (5)
Câu 40
Mã câu hỏi: 183979

Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.

Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ