Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Yên Minh

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 183100

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do đâu?

  • A. Chúng sống trong cùng một môi trường
  • B. Chúng có chung một nguồn gốc
  • C. Chúng sống trong những môi trường giống nhau
  • D. Chúng sử dụng chung một loại thức ăn
Câu 2
Mã câu hỏi: 183101

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

  • A. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên
  • B. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố
  • C. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên
  • D. Hoàn toàn khác nhau về hình thái
Câu 3
Mã câu hỏi: 183102

Một tế bào lưỡng bội bình thường nguyên phân, số NST trong tế bào ở kỳ sau là bao nhiêu?

  • A. 2n NSST đơn
  • B. 2n NST kép
  • C. 4n NST kép
  • D. 4n NST kép
Câu 4
Mã câu hỏi: 183103

Sự điều hòa hoặt động của operon Lac ở E coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng hay gen nào?

  • A. Gen điều hòa
  • B. Vùng vận hành
  • C. Vùng khởi động
  • D. Nhóm gen cấu trúc
Câu 5
Mã câu hỏi: 183104

Hiện tượng nào sau đây là do đột biến?

  • A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa
  • B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân
  • C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng
  • D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao
Câu 6
Mã câu hỏi: 183105

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lý thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời con có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

  • A. 37,5%
  • B. 12,5%
  • C. 18,75%
  • D. 56,25%
Câu 7
Mã câu hỏi: 183106

Ở người (2n = 46), một tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, số NST ở kì giữa là bao nhiêu?

  • A. 23
  • B. 46
  • C. 69
  • D. 92
Câu 8
Mã câu hỏi: 183107

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm gì?

  • A. Đột biến trung tính
  • B. Biến dị tổ hợp
  • C. Biến dị cá thể
  • D. Đột biến
Câu 9
Mã câu hỏi: 183108

Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể theo một hướng xác định là:

  • A. Chọn lọc tự nhiên
  • B. Giao phối
  • C. Đột biến
  • D. Cách li
Câu 10
Mã câu hỏi: 183109

Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền có đặc điểm nào sau đây đúng?

Là phân tử ADN mạch thẳng

D. Có khả năng nhân đôi độc lập với AND nhiễm sắc thể của tế bào chủ

GIẢI THÍCH

Chọn D.

A.->sai. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật (chỉ có ở tế bào nhân sơ).

B.->sai. Là phân tử . (AND kép, vòng).

C.->sai. Là phân tử AND (AND kép, vòng)

D.->đúng. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào chủ. (plasmit có khả năng mang gen cần chuyển từ tế bào cho, có khả năng xâm nhập vào tế bào chủ (tế bào nhận) và có khả năng điều khiển nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào chủ (tế bào nhận).

  • A. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật
  • B. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng
  • C. Là phân tử ADN mạch thẳng
  • D. Có khả năng nhân đôi độc lập với AND nhiễm sắc thể của tế bào chủ
Câu 11
Mã câu hỏi: 183110

Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

III. Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 12
Mã câu hỏi: 183111

Khi nói đến tổng tiết diện các đoạn mạch, vận tốc máu và áp lực máu ở hệ tuần hoàn kín. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi tâm thất co sẽ đẩy máu vào động mạch.

II. Máu về tim (về tâm nhĩ) là máu tĩnh mạch.

III. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tiết diện các đoạn mạch.

IV. Áp lực máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các đoạn mạch.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 13
Mã câu hỏi: 183112

Trong quang hợp, khi nói về vai trò năng lượng ánh sáng mặt trời, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quỹ đạo.

II. Quang phân li H2O cho các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất.

III. Quang phân li H2O giải phóng O2.

IV. Thực hiện quá trình khử CO2.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 14
Mã câu hỏi: 183113

Dựa vào hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn dạ dày thú ăn thịt.

II. Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.

III. Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.

IV. Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng -> thực quản ->dạ cỏ -> dạ tổ ong -> thực quản -> miệng (nhai kĩ) -> thực quản -> dạ lá lách -> dạ múi khế.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 15
Mã câu hỏi: 183114

Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó dinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 16
Mã câu hỏi: 183115

Khi nói đến kích thước quần thể, có bao nhiêu nhân tố sau đây gây biến đổi kích thước của quần thể?

I. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối qun hệ giữa các cá thể trong quần thể.

II. Mức nhập cư và xuất cư.

III. Mức sinh sản và cấu trúc giới tính.

IV. Mức sinh sản, mức tử vong.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 17
Mã câu hỏi: 183116

Khi nói đến diễn thế thứ sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
II. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
III. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
IV. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc suy thoái.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 183117

Khi nói đến đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X làm gen đột biến tăng 1 liên kết hydro so với gen ban đầu.

II. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể làm gen đột biến giảm 2 liên kết hydro so với gen ban đầu.

III. Đột biến thay thế cặp nucleotit thường ít gây hậu quả nhất.

IV. Đột biến mất 1 cặp nucleotit diễn ra càng đầu gen thì thường ảnh hưởng càng lớn.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 19
Mã câu hỏi: 183118

Các bộ ba sau đây: AUU, UAU, UUA. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có cùng số nucleotit.

II. Thành phần nucleotit giống nhau.

III. Trình tự các nucleotit giống nhau.

IV. Số lượng liên kết photphođieste khác nhau.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 20
Mã câu hỏi: 183119

Khi nói đến vai trò của enzim ARN-polymeraza. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong phiên bản, xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’-3’.

II. Trong phiên mã, xúc tác tạo các đoạn Okazaki.

III. Trong tái bản, xúc tác tổng hợp đoạn mồi đầu có đầu 3’OH tự do.

IV. Trong phiên mã, xúc tác tổng hợp mạch ARN dựa trên mạch gốc của gen có chiều 3’->4’.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 183120

Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Trong trường hợp đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Trong tế bào sinh dưỡng, số NST của thể đột biến 3 nhiễm là 21.

II. Trong tế bào sinh dục sơ khai, số NST của thể đột biến 1 nhiễm là 19.

III. Trong tế bào sinh dục sơ khai, số NST của thể đột biến tam bội là 30.

IV. Trong tế bào sinh dục thể 3 nhiễm giảm phân sẽ xuất hiện loại giao tử có 11 NST.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 183121

Ở thực vật lưỡng bội, người ta tiến hành giao phấn giữa hai cây P, thu được F gồm 240 cây có hoa trắng, 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Biết không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống giống nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thu được thế hệ con Fa: 25% vàng : 50% trắng : 25% tím.

II. Tính trạng màu hoa di truyền tương tác bổ sung.

III. Đem cây hoa vàng ở F1 giao phấn tự do thì ở F2 tỉ lệ hoa vàng là 8/9.

IV. Đem cây hoa vàng ở F1 tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ hoa tím là 1/6.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 23
Mã câu hỏi: 183122

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào (hình vẽ), các kí hiệu B, e, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tế bào có 12 cromatit.

II. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 1.

III. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6.

IV. Kết thúc quá trình này, mỗi tế bào con có bộ nst là n = 3.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 24
Mã câu hỏi: 183123

Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

  • A.
  • B. Trâu
  • C. Ngựa
  • D. Cừu
Câu 25
Mã câu hỏi: 183124

Vì sao nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đối chất của tế bào?

  • A. Nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng
  • B. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy
  • C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể
  • D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng
Câu 26
Mã câu hỏi: 183125

Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều

  • A. I -> III -> II
  • B. I -> II -> III
  • C. II -> III -> I
  • D. III ->I -> II
Câu 27
Mã câu hỏi: 183126

Một chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự nào sau đây?

  • A. Kỳ trung gian gồm các pha: G1, G2, S, và quá trình nguyên phân
  • B. Kỳ trung gian gồm các pha: G1, S, G2, và nguyên phân
  • C. Kỳ trung gian gồm các pha: S, G1, G2 và nguyên phân
  • D. Kỳ trung gian gồm các pha: G2, G1, S, nguyên phân
Câu 28
Mã câu hỏi: 183127

Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:

  • A. 0,42
  • B. 0,09
  • C.
    0,30
  • D. 0,60
Câu 29
Mã câu hỏi: 183128

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học

II. Tiến hóa sinh học

III. Tiến hóa tiền sinh học

  • A. I → II → III
  • B. II → III → I
  • C. I → II → III
  • D. III → II → I
Câu 30
Mã câu hỏi: 183129

Quan sát một tế bào cùa 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, B, d là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tế bào sinh dục sơ khai cùa loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có 6 NST.

II. Tế bào này đang ở kỳ giữa của nguyên phân.

III. Kết thúc quá trình phân bào này sẽ tạo ra các tế bào lưỡng bội.

IV. Một nhóm gồm 3 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 4 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện phân bào tạo giao từ là 558.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 183130

Trong chu trình cacbon, COtừ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?

  • A. Sinh vật sản xuất
  • B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
  • C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
  • D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 32
Mã câu hỏi: 183131

Nuôi cấy quần thể vi sinh vật không qua pha tiềm phát, ban đầu có 400 tế bào. Sau thời gian nuôi cấy và phân chia liên tục 4h, người ta thu được sinh khối là 102400 tế bào. Xác định giời gian thế hệ của chủng vi sinh vật này?

  • A. 20 phút
  • B. 30 phút
  • C. 40 phút
  • D. 50 phút
Câu 33
Mã câu hỏi: 183132

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?

  • A. Đột biến gen
  • B. Đột biến đa bội
  • C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
  • D. Đột biến chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
Câu 34
Mã câu hỏi: 183133

Vì sao nội bào tử bền với nhiệt?

  • A. Vỏ và hợp chất axit dipicolinic
  • B. 2 lớp màng dày và axit dipicolinic
  • C. 2 lớp màng dày và canxi dipicolinic
  • D. Vỏ và canxi dipicolinat
Câu 35
Mã câu hỏi: 183134

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?

  • A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
  • B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
  • D. Di - nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định
Câu 36
Mã câu hỏi: 183135

Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thề dẫn tới khả năng nào sau đây?

  • A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm
  • B. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lần nhau
  • C. Mức sinh sản của quần thể giảm
  • D. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng
Câu 37
Mã câu hỏi: 183136

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5AA: 0,4Aa : 0,1aa . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen F1 ở là 0,36AA: 0,48 Aa: 0,16aa.

   II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây hoa đỏ.

   III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.

   IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là 0,6AA: 0,2Aa: 0,2aa.

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 183137

Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.

   II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.

   III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thế có trình tự axit amin giống nhau.

   IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị tri giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 39
Mã câu hỏi: 183138

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

   I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

   II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.

   III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

   IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 40
Mã câu hỏi: 183139

Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng

  • A. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chắc chắn đây là kết quả tác động của nhân tố đột biến
  • B. Nếu thế hệ F1 có tần số các kiểu gen là 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa thì đã xảy ra chọn lọc chống lại alen trội
  • C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố di - nhập gen thì tần số các alen của quần thể luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ
  • D. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ