Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Đồng Văn

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 183180

Nếu trộn acid nucleic của chủng virut B với prôtêin của chủng virut A. Thì thu được các virut ở các thế hệ sau sẽ có đặc điểm như thế nào?

  • A. Giống chủng
  • B. Giống chủng
  • C. Vỏ giống A, lõi giống
  • D. Vỏ giống B, lõi giống
Câu 2
Mã câu hỏi: 183181

Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể?

  • A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
  • B. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
  • C. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
  • D. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 3
Mã câu hỏi: 183182

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
  • B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
  • C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
  • D. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
Câu 4
Mã câu hỏi: 183183

Khi nói đến cấu trúc và chức năng của virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Virut là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào mà chỉ có hai thành phần cơ bản là prôtêin và axit amin.

II. Virut sống kí sinh nội bào bắt buộc.

III. Virut sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ.

IV. Vỏ capxit của virut được cấu tạo bởi các đơn vị protein (capsome)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 5
Mã câu hỏi: 183184

Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trong bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng:

  • A. 80%. 
  • B. 95%.
  • C. 90%.
  • D. 85%.
Câu 6
Mã câu hỏi: 183185

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra?

  • A. Vi khuẩn quang hợp.
  • B. Tảo.
  • C. Cây xanh.
  • D. Vi khuẩn hóa tổng hợp.
Câu 7
Mã câu hỏi: 183186

Khi nói về quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?

  • A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ.
  • B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân.
  • C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước.
  • D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua mạch dẫn.
Câu 8
Mã câu hỏi: 183187

Khi nói đến quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Màng sinh chất là nơi xảy ra chỗi chuyền electron.

II. Sản phẩm cuối cùng là các hợp chất hữu cơ.

III. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải 1 phân tử glocozo là 25 ATP.

IV. Quá trình này không có tham gia oxi.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 183188

Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt?

  • A. Đất mùn có chứa nhiều oxi.
  • B. Trong mùn có chứa nhiều khoáng.
  • C. Trong mùn có chứa nhiều nitơ.
  • D. Đất mùn tơi xốp giúp cây hút nước dễ hơn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 183189

Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật?

  • A. Pha tối ở nhóm thực vật C3.
  • B. Pha tối ở nhóm thực vật C4.
  • C. Pha tối ở nhóm thực vật CAM.
  • D. Pha sáng ở nhóm thực vật C3.
Câu 11
Mã câu hỏi: 183190

Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?

  • A. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian.
  • B. Tích lũy năng lượng lớn hơn.
  • C. Tạo CO2 và Hcần cho quang hợp.
  • D. Xảy ra trong điều kiện đủ O2.
Câu 12
Mã câu hỏi: 183191

Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì?

  • A. Catalaza.
  • B. Sacaraza.
  • C. Amylaza.
  • D. Malataza.
Câu 13
Mã câu hỏi: 183192

Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn nào sau đây?

  • A. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
  • B. Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh.
  • C. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
  • D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 14
Mã câu hỏi: 183193

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

  • A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
  • B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
  • C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
  • D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 15
Mã câu hỏi: 183194

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

  • A. Chúng sống trong cùng một môi trường.
  • B. Chúng có chung một nguồn gốc.
  • C. Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
  • D. Chúng sử dụng chung một loại thức ăn.
Câu 16
Mã câu hỏi: 183195

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì như thế nào?

  • A. Cách sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
  • B. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
  • C. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
  • D. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 17
Mã câu hỏi: 183196

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.

II. Máu có sắc tố hemoxianin.

III. Máu và nước mô tiếp tục trực tiếp với các tế bào.

IV. Tim chưa phân hóa.

V. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 183197

Trong cơ chế chống lạnh, cơ thể có những đặc điểm sinh lí phù hợp. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?

I. Tăng sinh nhiệt thông qua chuyển hóa cơ bản.

II. Giảm mất nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da.

III. Co các cơ chân lông.

IV. Hình thành phản xạ “run”.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 19
Mã câu hỏi: 183198

Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Có 5 tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân 3 lần liên tiếp. Tổng số NST kép ở kì đầu của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu?

  • A. 24 NST đơn.
  • B. 24 NST kép. 
  • C. 24 NST đơn.
  • D. 48 NST kép.
Câu 20
Mã câu hỏi: 183199

Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với

  • A. Gen điều hòa.
  • B. Vùng vận hành.
  • C. Vùng khởi động.
  • D. Nhóm gen cấu trúc.
Câu 21
Mã câu hỏi: 183200

Hiện tượng nào sau đây là đột biến?

  • A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
  • B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
  • C. Người bị bệnh bạch tạng, tóc trắng, mắt hồng.
  • D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 22
Mã câu hỏi: 183201

Các bộ ba khác nhau bởi

1. Số lượng nucleotit;                                         2. Thành phần nucleotit.

3. Trình tự các nucleotit;                                       4. Số lượng liên kết photphođieste.

Câu trả lời đúng là:

  • A. 2 và 3.
  • B. 1, 2 và 3. 
  • C. 1 và 4.
  • D. 3 và 4.
Câu 23
Mã câu hỏi: 183202

Khẳng định nào dưới đây là không đúng về ARN polymeraza của sinh vật nhân sơ?

  • A. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5'→3'.
  • B. Chỉ có một loại ARN polimeraza chịu trách nhiêm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
  • C. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen.
  • D. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
Câu 24
Mã câu hỏi: 183203

Một loại thực vật có 19 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm, thể ba nhiễm thuộc loài này lần lượt là:

  • A. 18 và 19.
  • B. 9 và 11.
  • C. 19 và 20.
  • D. 19 và 21.
Câu 25
Mã câu hỏi: 183204

Cho các phát biểu sau đây:

1. Điều hòa hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN.

2. Ở sinh vật nhân thực, hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau.

3. Ở sinh vật nhân thực, khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường.

4. Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của gen điều hòa.

5. Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành.

Số phát biểu đúng:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 26
Mã câu hỏi: 183205

Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?

I. Do xảy ra nhân đôi ADN.

II. Do có tể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.

III. Do ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.

IV. Do sự sắp xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của giảm phâm II.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 27
Mã câu hỏi: 183206

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, pháp lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 : 1?

  • A. AaBb x AaBb. 
  • B. AaBb x aaBb. 
  • C. Aabb x aaBb.
  • D. AaBB x aaBb.
Câu 28
Mã câu hỏi: 183207

Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỷ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau. Theo lý thuyết, kết luận nào sau đây đúng?

1. Kiểu gen của P: \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}},\) và hoán vị gen này xảy ra một bên với tần số 20%.

2. Kiểu gen của P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}},\) và hoán vị gen này xảy ra một bên với tần số 20%.

3. Kiểu gen của P: \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}},\) và hoán vị gen này xảy ra một bên với tần số 40%.

4. Kiểu gen của P: \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}},\) và hoán vị gen này xảy ra một bên với tần số 25%.

Số kết luận đúng:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 183208

Ở cà chua lưỡng bội, tính trạng màu sắc và hình dạng quả, mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Đem 2 cây thuần chủng quả đỏ, dạng tròn và quả vàng, hình bầu dục lai với nhau thu được F1 100% gồm quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 lai với cây quả đỏ, dạng quả tròn thì ở F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó quả đỏ, hình bầu dục chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến mới, quá trình giảm phân của bố và mẹ với tần số giống nhau. Theo lý thuyết, cho các kết luận sau:

(1) Hoán vị gen với f = 36%.                               (2) Hoán vị gen với f = 48%.

(3) Hoán vị gen với f = 20%.                                (4) Hoán vị gen với f = 40%.

Số kết luận đúng:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 30
Mã câu hỏi: 183209

Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bới 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:

  • A. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{ab}};f = 37.5\%.\)
  • B. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}};f = 8,65\%.\)
  • C. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{AB}}{{ab}};\) hoán vị 1 bên với f = 25%.
  • D. \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{ab}};\) f = 25%.
Câu 31
Mã câu hỏi: 183210

Ở thực vật lưỡng bội, người ta tiến hành giao phấn giữa hai cây P, thu được F1 gồm 240 cây hoa trắng, 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thu được thế hệ con Fa. Biết không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sắc sống giống như nhau. Theo lý thuyết, sự phân ly kiểu hình đợi con Fa sẽ là:

  • A. 25% vàng : 50% trắng : 25% tím.
  • B. 25% trắng : 50% vàng : 25% tím.
  • C. 75% vàng : 12,5% trắng : 12,5% tím.
  • D. 75% trắng : 12,5% vàng : 12,5 % tím.
Câu 32
Mã câu hỏi: 183211

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai là mắc cả hai bệnh P, Q là:

  • A. 6,25%.
  • B. 25%.
  • C. 12,5%.
  • D. 50%.
Câu 33
Mã câu hỏi: 183212

Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao cây do một gen có 2 alen, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; hình dạng hạt do 1 gen có 2 alen, B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với b quy điịnh hạt dài; màu sắc hạt do một gen có 2 alen, D quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với d quy định hạt màu trắng. Biết không phát sinh đột biến mới, khả năng sống của các tổ hợp gen là như nhau, sự biểu hiện các tính trạng không lệ thuộc môi trường và các gen liên kết hoàn toàn. Cho cây P có kiểu gen  lai phân tích. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Con lai xuất hiện 16 tổ hợp giao tử.
  • B. Xuất hiện 25% cây thân thấp, hạt dài, màu trắng.
  • C. Không xuất hiện kiểu hình thân cao, hạt tròn, màu vàng.
  • D. Kiểu hình ở con lai có tỉ lệ không đều nhau.
Câu 34
Mã câu hỏi: 183213

Cho phép lai sau đây ở ruồi giẩm (P): \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^M}{X^m}x\frac{{AB}}{{ab}}{X^m}Y,\) nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn là 5%. Biết không xảy ra đột biến, các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Theo lý thuyết, tần số hoán vị gen là:

  • A. 40%.
  • B. 20%.
  • C. 35%.
  • D. 30%.
Câu 35
Mã câu hỏi: 183214

Một đoạn gen có cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotit như sau:

Mạch 1: \(5'...TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG...3'\)

Mạch 2: \(3'...ATGAATXXXXATGGTGTAAAX...5'\)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 6.
  • B. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7.
  • C. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5.
  • D. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4.
Câu 36
Mã câu hỏi: 183215

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Ở thế hệ P = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F1 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F2 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa

Thế hệ F3 = 24%AA : 42%Aa : 34%aa

Thế hệ F4 = 20,25%AA : 59,5%Aa : 30,25%aa

Thế hệ F5 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
  • B. Giao phối không ngẫu nhiên.
  • C. Giao phối ngẫu nhiên.
  • D. Đột biến.
Câu 37
Mã câu hỏi: 183216

Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp từ gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo lý thuyết, tier lệ kiểu hình của quần thể là:

  • A. 96% cây thân cao : 4% cây thân thấp.
  • B. 36% cây thân cao : 64% cây thân thấp.
  • C. 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp.
  • D. 84% cây thân cao : 16% cây thân thấp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 183217

Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái loonh vằn, thu được F1; Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?

  • A. F2 có 5 loại kiểu gen.
  • B. F1 toàn gà lông vằn.
  • C. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn.
  • D. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn.
Câu 39
Mã câu hỏi: 183218

Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc sinh vật nhân sơ?

  • A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã.
  • B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN
  • C.
    Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khỏi động quá trình phiên mã
  • D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen
Câu 40
Mã câu hỏi: 183219

Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản sẽ giúp gì cho chúng?

  • A. Dễ dàng xâm nhập vào tế bào chủ
  • B. Trao đổi chất với môi trường, sinh sản nhanh
  • C. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
  • D. Tiêu tốn ít thức ăn

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ