Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Trung Kiên

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 185660

Thành phần chủ yếu của nhân con là gì?

  • A. ARN.
  • B. ADN.
  • C. Prôtêin.
  • D. Lipit.
Câu 2
Mã câu hỏi: 185661

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?

  • A. AA x  Aa.
  • B. AA x  A
  • C. Aa x  Aa.
  • D. Aa x  aa.
Câu 3
Mã câu hỏi: 185662

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

  • A. Nuôi cấy hạt phấn.
  • B. Gây đột biến gen.
  • C. Nhân bản vô tính.
  • D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 4
Mã câu hỏi: 185663

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:

  • A. 0,09.
  • B. 0,49.
  • C. 0,42.
  • D. 0,60.
Câu 5
Mã câu hỏi: 185664
  • A. Diều hâu, quạ, bồ câu.
  • B. Voi, hươu, nai, bò.
  • C. Chuột, thỏ, ngựa.
  • D. Hổ, báo, gà rừng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 185665

Trong thí nghiệm ở hình 12.1 (SGK Sinh học 11), vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nẩy mầm vẩn đục?

  • A. Hạt nảy mầm hô hấp thải CO2
  • B. Hạt nảy mầm hút Ođể hô hấp.
  • C. Nước vôi trong có sự biến đổi hoá học.
  • D. Hạt nảy mầm ngâm trong nước vôi bị phân huỷ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 185666

Phép lai P: ♀ XaXa x ♂ XAY , thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1 có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?

  • A. XAXAXa
  • B. XAXAY
  • C. XAXaY
  • D. XaXaY
Câu 8
Mã câu hỏi: 185667

Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?

I. AaaBbDdEe.

II. AbbDdE

III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEe.

V. AaBbDdE

VI. AaBbDdEe.

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 9
Mã câu hỏi: 185668

Cho các thành phần sau:

l. ADN

2. mARN

3. Ribôxôm

4. tARN

5. ARN pôlimeraza

6. ADN pôlimeraza

Có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 185669

Khi nói về đột biến gen, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

  • A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.
  • B. Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen.
  • C. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-6 -10-4).
  • D. Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen.
Câu 11
Mã câu hỏi: 185670

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì?

  • A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
  • B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
  • C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
  • D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
Câu 12
Mã câu hỏi: 185671

Hô hấp ở động vật là gì?

  • A. Quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường ngoài và giải phóng ra năng lượng.
  • B. Tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phỏng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
  • C. Tập hợp các quá trình tế bào sử dụng chất khí như O2 và CO2 để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đủ O2 và COcung cấp cho quá trình oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng dần năng lượng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 185672

Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không nghỉ?

  • A. Vì tim làm việc theo bản năng.
  • B. Vì cấu tạo của các cơ ở tim chắc và khoẻ nên hoạt động được liên tục.
  • C. Vì thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian tim được nghỉ ngơi.
  • D. Vì tim được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng, đó là máu chứa đầy tim.
Câu 14
Mã câu hỏi: 185673

Bộ phận nào dưới đây tham gia sự duy trì ổn định huyết áp của cơ thể?

1. Trung khu điều hoà hoạt động tim mạch.

2. Thụ quan áp lực máu.

3. Tim và mạch máu.

4. Hệ thống động và tĩnh mạch nằm rải rác trong cơ thể.

5. Lưu lượng máu chảy trong mạch máu.

Phương án đúng là:

  • A. 2, 3, 4.
  • B. 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 3.
  • D. 1, 3, 5.
Câu 15
Mã câu hỏi: 185674

Ở một loài động vật, alen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a qui định lông trắng (gen nằm trên NST thường). Một cá thể lưỡng bội lông trắng giao phối với một cá thể lưỡng bội (X) thu được đời con đồng tính. Hỏi kiểu gen của (X) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 16
Mã câu hỏi: 185675

Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là:

  • A. Cá thể.
  • B. Quần thể.
  • C. Quần xã.
  • D. Hệ sinh thái.
Câu 17
Mã câu hỏi: 185676

Điểm bù ánh sáng trong quang hợp là gì?

  • A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
  • B. Trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng có tăng.
  • C. Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác.
  • D. Sự trung hoà giữa khả năng quang hợp theo hướng bù trừ giữa ánh sáng tia đỏ và tia tím.
Câu 18
Mã câu hỏi: 185677

Nhóm hooc môn làm tăng và giảm nồng độ glucôzơ trong máu là gì?

  • A. Testostêrôn và prôgestêrôn.
  • B. Glucagôn và insulin.
  • C. Arênalin và anđôstêrôn.
  • D. Testostêrôn và anđôstêrôn.
Câu 19
Mã câu hỏi: 185678

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

  • A. Cacbon. 
  • B. Môlipđen.
  • C. Sắt.
  • D. Bo.
Câu 20
Mã câu hỏi: 185679

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.

II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.

IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, ... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 21
Mã câu hỏi: 185680

Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NO3- và NH4+.

II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.

III. Trong đất, NO3có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.

IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 22
Mã câu hỏi: 185681

Có hai quần thể thuộc cùng một loài: quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6; quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA chiếm tỉ lệ:

  • A. 0,49
  • B. 0,55
  • C. 0,3025
  • D. 0,45
Câu 23
Mã câu hỏi: 185682

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
  • B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật.
  • C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
  • D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 185683

Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?

  • A. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.
  • B. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường.
  • C. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh.
  • D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh.
Câu 25
Mã câu hỏi: 185684

Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.

III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 26
Mã câu hỏi: 185685

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

  • A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
  • B. Mạch pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều 5’ → 3’.
  • C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
  • D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 27
Mã câu hỏi: 185686

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
  • B. Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
  • C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
  • D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 28
Mã câu hỏi: 185687
 

Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
  • C. Di - nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.
  • D. Di - nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 29
Mã câu hỏi: 185688

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm:

  • A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
  • B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
  • C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
  • D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 30
Mã câu hỏi: 185689

Cho biết: bộ ba XAA, XAG mã hoá cho Glutamin, bộ ba UUU và UUX mã hoá cho phêninalanin, bộ ba UAU và UAX mã hoá cho Tirôzin, bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin, bộ ba UGX và UGU mã hoá cho Xistêin. Một gen ở sinh vật nhân sơ có một đoạn trình tự trên mạch mang mà gốc là: 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’. Xét các nhận định sau :

1. Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hường đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp.

2. Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế axit amin này bằng axit amin khác trong phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp.

3. Phân tử prôtêin do gen qui định tổng hợp có trình tự các axit amin tương ứng là: Acginin - Glutamin - Glutamin - Phêninalanin - Tirôzin....

4. Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ tạo ra dạng đột biến vô nghĩa.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 185690

Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

I. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.

II. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.

III. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.

IV. Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 32
Mã câu hỏi: 185691

Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:

1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.

2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.

3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.

4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 33
Mã câu hỏi: 185692

Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng (các gen phân li độc lập và nằm trên NST thường). Cho giao phối giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?

1. Nếu đời con đồng tính thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ có kiểu gen AABb.

2. Nếu đời con phân li theo tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng thì chứng tỏ thân cao, hoa đỏ và thân cao, hoa trắng đem lai lần lượt có kiểu gen là AaBb và AAbb.

3. Nếu đời con cho toàn thân cao, hoa đỏ và kiểu gen của thân cao, hoa trắng đem lai là thuần chủng thì kiểu gen của thân cao, hoa đỏ đem lai có thể là một trong hai trường hợp.

4. Nếu thân cao, hoa đỏ đem lai dị hợp tử về hai cặp gen và thân cao, hoa trắng đem lai không thuần chủng thì tỉ lệ thân cao, hoa đỏ thu được ở đời con là 12,5%.

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 185693

Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đưa ra là đúng về phả hệ này?

I. Cả hai bệnh trên đều do gen lặn qui định.

II. Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ.

III. Người số (10) và (14) có thể có kiểu gen giống nhau về bệnh điếc bẩm sinh.

IV. Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là 26,25%.

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 185694

Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là gì?

  • A. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản.
  • B. Hình thành lớp màng lipit bao lấy các hệ đại phân tử.
  • C. Hình thành các đại phân tử hữu cơ.
  • D. Hình thành các chất vô cơ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 185695

Nêu đặc điểm nổi bật của đại trung sinh?

  • A. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
  • B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú.
  • C. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
  • D. Hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển.
Câu 37
Mã câu hỏi: 185696

Đối với tiến hoá, thường biến có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.
  • B. Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.
  • C. Qui định chiều hướng của quá trình tiến hoá.
  • D. Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.
Câu 38
Mã câu hỏi: 185697

Tìm câu sai trong các câu dưới đây:

  • A. Lặp đoạn có ý nghĩa tiến hoá trong hệ gen
  • B. Một số đột biến đảo đoạn có thể làm tăng khả năng sinh sản
  • C. Sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
  • D. Đảo đoạn tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
Câu 39
Mã câu hỏi: 185698

Biến dị di truyền dùng trong chọn giống là gì?

  • A. Biến dị tổ hợp.
  • B.  Biến dị đột biến.
  • C. ADN tái tổ hợp.
  • D. Cả A, B và
Câu 40
Mã câu hỏi: 185699

Phát biểu nào không đúng về ưu thế lai?

  • A. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, năng suất cao hơn hẳn dạng bố mẹ
  • B. Ưu thế lai có thể được tạo ra bằng lai khác dòng,lai khác thứ, lai xa
  • C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1
  • D. Người ta dùng con lai F1 có ưu thế lai làm giống

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ