Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 166660

Xét đoạn mạch xoay chiều chỉ có một trong ba phần tử (điện trở, cuộn dây hoặc tụ điện). Nếu cường  độ dòng điện cùng pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì phần tử này là

  • A. Điện trở.
  • B. Cuộn dây thuần cảm.
  • C. Cuộn dây không thuần cảm.
  • D. Tụ điện.
Câu 2
Mã câu hỏi: 166661

Trong tập 11 của chương trình “Chuyện tối nay với Thành”, ca sĩ Bùi Anh Tuấn khi được nhạc sĩ Đức  Trí đệm đàn đã có tổng cộng 12 lần “lên tone” với cùng 1 đoạn nhạc của bài hát “Em gái mưa”. Khái niệm “lên  tone” ở đây có liên quan đến đặc trưng vật lý nào của sóng âm? 

  • A. mức cường độ âm.
  • B. tần số âm.
  • C. cường độ âm.
  • D. đồ thị dao động âm. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 166662

Khi vật dao động điều hòa, đại lượng không thay đổi theo thời gian là 

  • A. gia tốc.
  • B. thế năng.
  • C. tốc độ.
  • D. tần số. 
Câu 4
Mã câu hỏi: 166663

Mạng điện xoay chiều dân dụng của Việt Nam có tần số là 

  • A. 50 (Hz).
  • B. 100π (Hz).
  • C. 100 (Hz).
  • D. 50π (Hz).
Câu 5
Mã câu hỏi: 166664

Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m, dây treo có chiều dài ℓ được kích thích dao động điều hòa với  biên độ \({{\alpha }_{0}}\) (rad) (góc \({{\alpha }_{0}}\) bé) tại nơi có gia tốc trọng trường g. Cơ năng dao động của con lắc là

  • A. \(mgl{{\alpha }_{0}}\)
  • B. \(mgl\left( 1+\cos {{\alpha }_{0}} \right)\)
  • C. \(\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}^{2}\)
  • D. \(mgl\left( 1-\sin {{\alpha }_{0}} \right)\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 166665

Mối quan hệ giữa các đại lượng sóng bước sóng \(\lambda \), vận tốc truyền sóng v và chu kỳ T nào sau đây là  đúng? 

  • A. \(\text{v}=\lambda \cdot T\). 
  • B. \(v=\frac{T}{\lambda }\).
  • C. \(v=\frac{\lambda }{T}\).
  • D. \(v=\sqrt{\lambda T}\).
Câu 7
Mã câu hỏi: 166666

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng 

  • A. tạo ra từ trường.
  • B. tạo ra dòng điện xoay chiều.
  • C. tạo ra lực quay máy. 
  • D. tạo ra suất điện động xoay chiều. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 166667

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này  có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha của hai dao động này bằng 

 

  • A. \((2n+1)\frac{\pi }{4}\) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
  • B. \((2n+1)\frac{\pi }{2}\) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
  • C. \((2n+1)\pi \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\ldots \)
  • D. \(2n\pi \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 166668

Hai điểm M và N nằm trong một điện trường có hiệu điện thế UMN = 300 V. Công của điện trường  làm dịch chuyển điện tích q = −2. 10−6 C từ M đến N là 

  • A. A = 5. 10−4J. 
  • B. A = −5. 10−4J.
  • C. A = 6. 10−4J.
  • D. A = −6. 10−4J.
Câu 10
Mã câu hỏi: 166669

Trên một sợi dây đang có sóng dừng với tần số \(f\)= 10 Hz. Biết khoảng cách giữa 4 nút sóng liên  tiếp là 60 cm. Sóng truyền trên dây với vận tốc là 

  • A. 300 cm/s.
  • B. 400 cm/s.
  • C. 150 cm/s.
  • D. 200 cm/s.
Câu 11
Mã câu hỏi: 166670

Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm. 

  • A. Sóng âm truyền trong chất khí luôn là sóng dọc.
  • B. Sóng siêu âm và sóng hạ âm có cùng bản chất với sóng âm mà tai người nghe được.
  • C. Sóng âm là sóng cơ có tần số từ 16 đến 20 kHz.
  • D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 12
Mã câu hỏi: 166671

Một người ngồi ở bờ biển thấy có 5 ngọn sóng nước đi qua trước mặt mình trong thời gian 10 s. Chu kỳ dao động của sóng biển là 

  • A. 2 s.
  • B. 2,5 s. 
  • C. 3 s.
  • D. 4 s.
Câu 13
Mã câu hỏi: 166672

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị tức thời là u và giá trị hiệu dụng là U vào hai đầu đoạn mạch nối  tiếp gồm một điện trở thuần R và một tụ điện có điện dung C. Các điện áp tức thời và điện áp hiệu dụng ở hai  đầu điện trở và hai đầu tụ điện lần lượt là \({{u}_{R}},{{u}_{C}}\), UR và UC. Hệ thức không đúng

  • A. \({{\left( \frac{{{\text{u}}_{\text{R}}}}{{{\text{U}}_{\text{R}}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{\text{u}}_{\text{C}}}}{{{\text{U}}_{\text{C}}}} \right)}^{2}}=2\).
  • B. \({{\text{U}}^{2}}=\text{U}_{\text{R}}^{2}+\text{U}_{\text{C}}^{2}.\)
  • C. \(\text{u}={{\text{u}}_{\text{R}}}+{{\text{u}}_{\text{C}}}\).
  • D. \(\text{U}={{\text{U}}_{\text{R}}}+{{\text{U}}_{\text{C}}}\).
Câu 14
Mã câu hỏi: 166673

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có chu kỳ T =2s, tăng khối lượng của vật lên gấp đôi thì chu kỳ con lắc bằng

  • A. \(\sqrt{2}~\text{s}\).
  • B. \(2\sqrt{2}~\text{s}\).
  • C. \(\frac{\sqrt{2}}{2}~\text{s}\).
  • D. 4 s.
Câu 15
Mã câu hỏi: 166674

Một tụ điện trên vỏ có ghi (2 μF − 400 V). Giá trị 400 V đó là

  • A. Hiệu điện thế định mức của tụ.
  • B. Hiệu điện thế giới hạn của tụ.
  • C. Hiệu điện thế hiệu dụng của tụ. 
  • D. Hiệu điện thế tức thời của tụ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 166675

Chọn đáp án đúng nhất: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đường nối hai nguồn bằng

  • A. một bước sóng.
  • B. nửa bước sóng.
  • C. một phần tư bước sóng.
  • D. số nguyên lần nửa bước sóng. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 166676

Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch X và cường độ dòng điện chạy  qua đoạn mạch đó. Đoạn mạch X chứa  

  • A. điện trở thuần R.
  • B. tụ điện
  • C. cuộn cảm thuần L.
  • D. cuộn dây không thuần cảm.
Câu 18
Mã câu hỏi: 166677

Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ bằng dây tải một pha dưới điện áp truyền đi là  500 kV. Nếu công suất ở trạm phát 1 MW, hệ số công suất được tối ưu bằng 1 thì hiệu suất truyền tải đạt  95 %. Tổng điện trở của dây dẫn bằng

  • A. 12,5 kΩ.
  • B. 1,25 kΩ.
  • C. 25 kΩ.
  • D. 2,5 kΩ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 166678

Một cây đàn tranh phát ra âm cơ bản có tần số \({{f}_{0}}\). Một người chỉ nghe được âm cao nhất có tần số \(42,5{{f}_{0}}\) ; tần số lớn nhất mà nhạc cụ này có thể phát ra để người đó nghe được là

  • A. \(40{{f}_{0}}\) .
  • B. \(41{{f}_{0}}\) .
  • C. \(42{{f}_{0}}\) .
  • D. \(43{{f}_{0}}\) .
Câu 20
Mã câu hỏi: 166679

Một vật dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v của vật theo thời gian  t. Phương trình dao động của vật là. 

  • A. \(x=\frac{12}{5\pi }\cos \left( \frac{5\pi }{3}\text{t}+\frac{\pi }{3} \right)(\text{cm})\).
  • B. \(x=\frac{5\pi }{4}\cos \left( \frac{3\pi }{5}t+\frac{\pi }{3} \right)(\text{cm})\).
  • C. \(x=\frac{4}{5\pi }\cos \left( \frac{3\pi }{5}t+\frac{\pi }{6} \right)(\text{cm})\).
  • D. \(x=\frac{12}{\pi }\cos \left( \frac{5\pi }{3}t-\frac{\pi }{6} \right)(\text{cm})\). 
Câu 21
Mã câu hỏi: 166680

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì

  • A. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. 
  • B. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
  • C. biên độ dao động của vật đạt giá trị lớn nhất.
  • D. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 166681

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, dao động điều hoà với biên độ A = 10 cm. Cơ năng của  con lắc là

  • A. 0,5 J.
  • B.  1 J.
  • C. 5000 J.
  • D. 1000 J.
Câu 23
Mã câu hỏi: 166682

Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua mạch có phương trình \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)A\) với \(t\)  được  tính bằng giây. Dòng điện có giá trị \(i\) = −2 A lần đầu tiên vào thời điểm

  • A. \(\frac{1}{150}s\).
  • B. \(\frac{1}{120}s.\)
  • C. \(\frac{1}{300}s.\)
  • D. \(\frac{1}{75}s.\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 166683

Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d (cm) và (d + 10 )(cm) thì lực  tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 20.10−7 N và 5.10−7 N. Giá trị của d là

  • A. 5 cm. 
  • B. 20 cm.
  • C. 2,5 cm.
  • D. 10 cm.
Câu 25
Mã câu hỏi: 166684

Một sóng cơ lan truyền trên mặt chất lỏng với tần số 10 Hz. Trên cùng một phương truyền sóng có hai  điểm M, N cách nhau 60 cm dao động cùng pha với nhau. Giữa M và N có 3 điểm khác dao động ngược pha  với M. Tốc độ truyền sóng bằng

  • A. 6 m/s. 
  • B. 4 m/s.
  • C. 8 m/s.
  • D. 2 m/s. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 166685

Khi mắc lần lượt điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C vào  hiệu điện thế xoay chiều ổn định thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 2 A, 1 A, 3 A. Khi  mắc mạch gồm R, L, C nối tiếp vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch bằng

  • A. 1,25  
  • B. 1,2  
  • C. \(3\sqrt{2}A\).
  • D. 6
Câu 27
Mã câu hỏi: 166686

Máy biến áp lý tưởng làm việc bình thường có tỉ số của số vòng dây cuộn thứ cấp và sơ cấp là \(\frac{{{\text{N}}_{2}}}{~{{\text{N}}_{1}}}=3\). Gọi điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp là U1, U2, cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp và thứ cấp là  I1, I2, khi (U1, I1) = (360 V, 6 A) thì (U2, I2) bằng bao nhiêu?

  • A. 1080 V, 18
  • B. 120 V, 2
  • C. 1080 V, 2
  • D. 120 V, 18
Câu 28
Mã câu hỏi: 166687

Đặt điện áp xoay chiều  \(\text{u}=100\sqrt{2}\cos \omega \text{t}(\text{V})\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Tại thời điểm dòng  điện chạy qua cuộn cảm bằng một nửa giá trị hiệu dụng của nó thì điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn là

  • A. 50 V.
  • B. \(50\sqrt{2}\text{ }V\).
  • C. \(50\sqrt{3}\text{ }V\) .
  • D. \(50\sqrt{7}V\).
Câu 29
Mã câu hỏi: 166688

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt  là \({{x}_{1}}=4\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{6} \right)\text{cm};{{x}_{2}}=4\cos \left( \pi \text{t}+\frac{\pi }{2} \right)\text{cm}\). Xác định tốc độ cực đại của vật trong qua trình dao động.

  • A. \(4\pi \sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}\).
  • B. \(8\pi \text{cm}/\text{s}\).
  • C. 4π cm/s.
  • D. 8π√3 cm/s. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 166689

Ba bản kim loại phẳng tích điện A, B, C theo thứ tự từ trái sang phải đặt song song như hình vẽ. Coi điện trường giữa các bản là đều, có chiều như hình,  độ lớn E1 = 4.104 V/m, E2 = 5.104 V/m. Nếu chọn gốc điện thế tại bản A thì  điện thế tại bản B và C có giá trị lần lượt là 

 

  • A. V= −2000 V; V= 2000 V. 
  • B. V= 2000 V; V= −2000 V.
  • C. V= −1000 V; V= 2000 V.
  • D. V= −2000 V; V= 1000 V.
Câu 31
Mã câu hỏi: 166690

Một chất điểm dao động có phương trình li độ sau: \(x=4\cos \left( \frac{4\pi }{3}t+\frac{5\pi }{6} \right)(x\)tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0 chất điểm đi qua li độ \(x=2\sqrt{3}~\text{cm}\) lần thứ 2012 vào thời điểm

  • A. t = 1508,5 s. 
  • B. t = 1509,625 s.
  • C. t = 1508,625 s.
  • D. t = 1510,125 s.
Câu 32
Mã câu hỏi: 166691

Đo tốc độ truyền sóng trên sợi dây đàn hồi bằng cách bố trí thí nghiệm sao cho có sóng dừng trên sợi  dây. Tần số sóng hiển thị trên máy phát tần f = 1000Hz ± 1Hz. Đo khoảng cách giữa 3 nút sóng liên tiếp cho  kết quả d = 20 cm ± 0,1 cm. Kết quả đo vận tốc v là

  • A. v = 20000 cm/s ± 0,6%.
  • B. v = 20000 cm/s ± 6%.
  • C. v = 20000 cm/s ± 6%.
  • D. v = 2000 cm/s ± 6%.
Câu 33
Mã câu hỏi: 166692

Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà với phương trình \({{x}_{1}}=6\cos \left( \pi t+{{\varphi }_{1}} \right)\text{cm};{{x}_{2}}=2\sqrt{6}\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{12} \right)\text{cm}\). Phương trình dao động tổng hợp \(x=A\cos (\pi t+\varphi )\text{cm}\) với \(-\frac{\pi }{2}<\varphi <\frac{\pi }{2}\) trong đó  φ1 − φ =π/4. Tỉ số \(\frac{\varphi }{{{\varphi }_{1}}}\) bằng

  • A. ‒2.
  • B. 2.
  • C. 1/2.
  • D. 1/2
Câu 34
Mã câu hỏi: 166693

Đặt điện áp \(u=200\sqrt{2}\cos 2\pi f\text{t}(f\) thay đổi được) vào  hai đầu đoạn mạch gồm ba hộp kín X, Y, Z (mỗi hộp kín chỉ chứa  một phần tử) mắc nối tiếp theo thứ tự. Các linh kiện trong hộp kín  chỉ có thể là như tụ điện, điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm.  Các trở kháng của hộp kín phụ thuộc vào tần số f được biểu diễn  như hình bên. Khi \(f={{f}_{1}}\) thì công suất trong mạch là 160 W. Giá  trị trở kháng của hộp kín Y khi  \(f={{f}_{1}}\) là 

  • A. 40 Ω.
  • B. 160 Ω.
  • C. 80 Ω.
  • D. 100 Ω. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 166694

Một loa có công suất âm P0, cho rằng cứ ra xa 2 m thì công suất nguồn âm giảm đi 3% do sự hấp thụ của môi trường. Mức cường độ âm tại điểm M cách nguồn âm 10 m thì có mức cường độ âm là 60 dB. Điểm  cách nguồn âm 110 m thì có mức cường độ âm là

  • A. 40,23 d 
  • B. 54,12 d
  • C. 33,78 d
  • D. 32,56 d 
Câu 36
Mã câu hỏi: 166695

Một con lắc đơn có chiều dài sợi dây 50 cm và khối lượng vật nặng  M được treo vào điểm I. Một vật nặng có khối lượng m nối với vật M bằng  một sợi dậy và vắt qua ròng rọc tại điểm K. Ban đầu hệ cân bằng và các vật  đứng yên, sau đó đốt sợi dây giữa mM để vật M dao động điều hòa. Cho \(m=0,23M,IK=50~\text{cm v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{ }IK\) nằm ngang. Bỏ qua ma sát, lực cản, khối  lượng dây. Lấy \(g=9,8~\text{m}/{{\text{s}}^{2}}.\)Tốc độ dao động của điểm M khi qua vị trí dây  treo thẳng đứng bằng 

  • A. 32,5 cm/s
  • B. 39,2 cm/s 
  • C. 24,5 cm/s
  • D. 16,6 cm/s 
Câu 37
Mã câu hỏi: 166696

Trong quá trình truyền tải điện năng từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ, công suất nơi tiêu thụ luôn  không đổi. Khi hiệu điện thế hai đầu tải là U thì độ giảm thế trên đường dây bằng 0,1U. Giả sử hệ số công suất  nơi phát và nơi tiêu thụ luôn bằng 1. Để hao phí truyền tải giảm đi 81 lần thì phải nâng hiệu điện thế hai đầu  máy phát điện lên đến

  • A. 10,01U. 
  • B. 9,01U.
  • C. 9,10U.
  • D. 8,19U.
Câu 38
Mã câu hỏi: 166697

Trên mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 24 cm có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên AB có số cực tiểu nhiều hơn số cực đại và khoảng cách xa nhất giữa hai cực đại bằng  21,5 cm. Cho tốc độ truyền sóng là 25 cm/s. Tần số dao động nhỏ nhất của nguồn có giá trị gần nhất với

  • A. 9,88 Hz.
  • B. 5,20 Hz.
  • C. 5,8 Hz.
  • D. 4,7 Hz.
Câu 39
Mã câu hỏi: 166698

Mạch nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có  điện dung C. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay  chiều có điện áp hiệu dụng U = 50 V không đổi nhưng  tần số thay đổi được. Khi tần số f = f1 thì đồ thị điện áp  hai đầu đoạn mạch R, L và RC cho như hình. Khi tần số f  = f2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu Uc đạt giá trị cực đại  bằng bao nhiêu?  

  • A. 50,45 V.
  • B. 60,45 V. 
  • C. 55,45 V.
  • D. 65,45 V. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 166699

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục lò xo. Biết lò xo nhẹ có  độ cứng 50 N/m, vật nhỏ dao động có khối lượng M = 0,4 kg và lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Người ta  đặt nhẹ nhàng lên m một gia trọng m = 0,05 kg thì cả 2 cùng dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Lấy g = 10  m/s2. Khi vật ở trên vị trí cân bằng 4,5 cm, áp lực của m lên M là

  • A. 0,4 N.
  • B. 0,5 N.
  • C. 0,25 N.
  • D. 0,75 N.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ