Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Trấn Biên

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 167260

Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

  • A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.     
  • B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.     
  • C. Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường.
  • D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Câu 2
Mã câu hỏi: 167261

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
  • B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
  • C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
  • D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
Câu 3
Mã câu hỏi: 167262

Một vật dao động điểu hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

  • A. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.
  • B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.
  • C. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.
  • D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 167263

Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào cho sau đây đúng?

  • A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76\(\mu m\)
  • B. Tia tử ngoại không có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
  • C. Tia tử ngoại được sử dụng để dò tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.
  • D. Tia tử ngoại bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh.
Câu 5
Mã câu hỏi: 167264

Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là gì?

  • A. Khả năng đâm xuyên mạnh     
  • B. Kích thích tính phát quang của một số chất
  • C. Hủy diệt tế bào    
  • D. Làm đen kính ảnh
Câu 6
Mã câu hỏi: 167265

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất bằng

  • A. 2λ. 
  • B. \(\frac{\lambda }2\)
  • C. λ 
  • D. \(\frac{\lambda }{4}\).
Câu 7
Mã câu hỏi: 167266

Năng ℓượng của êℓectron trong nguyên tử hyđrô được tính theo công thức: En = - \(\frac{13,6}{{{n}^{2}}}\); n = 1,2,3, …Hỏi khi eℓectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nó phát ra một photon có bước sóng ℓà bao nhiêu?

  • A. 0,2228 μm.   
  • B. 0,2818 μm. 
  • C. 0,1281 μm. 
  • D. 0,1218 μm.
Câu 8
Mã câu hỏi: 167267

Bán kính quỹ đạo dừng của eℓectron trong nguyên tử hidro ℓà

  • A. Một số bất kỳ  
  • B. r0, 2r0; 3r0;…với r0 không đổi
  • C. r0; 2r0; 3r0.. với r0 không đổi      
  • D. r0, 4r0; 9r0…với r0 không đổi
Câu 9
Mã câu hỏi: 167268

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?

  • A. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
  • B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ.
  • C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
  • D. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
Câu 10
Mã câu hỏi: 167269

Lực hạt nhân là

  • A. lực liên kết giữa các nơtrôn.   
  • B. lực liên kết giữa các prôtôn.
  • C. lực tĩnh điện.  
  • D. lực liên kết giữa các nuclôn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 167270

Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x=Ac\text{os}(\omega t+\varphi )\). Vận tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức là

  • A. \(v=A\omega c\text{os}(\omega t+\varphi )\)   
  • B. \(v=A{{\omega }^{2}}c\text{os}(\omega t+\varphi )\)
  • C. \(v=-A\omega \text{sin}(\omega t+\varphi )\)    
  • D. \(v=-A{{\omega }^{2}}\text{sin}(\omega t+\varphi )\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 167271

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

  • A. tăng 2 lần.  
  • B. giảm 2 lần. 
  • C. tăng 4 lần.  
  • D. giảm 4 lần.
Câu 13
Mã câu hỏi: 167272

Một học sinh tìm hiểu về “Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu điện trở và dòng điện đi qua điện trở đó” đã thu được đồ thị thực nghiệm là 2 đường thẳng a, b như hình. Kết luận đúng là:

  • A. Khi điện trở không đổi, hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở tăng thì dòng điện qua điện trở sẽ giảm.
  • B. Với hiệu điện thế hai đầu điện trở như nhau, điện trở nào lớn thì dòng điện qua nó sẽ lớn.
  • C. Khi dòng điện như nhau qua điện trở nào có trị số nhỏ thì hiệu điện thế trên hai đầu điện trở đó sẽ lớn.
  • D. Quan hệ hai điện trở trên hai đường thẳng a, b là Ra > Rb.
Câu 14
Mã câu hỏi: 167273

Các thao tác cơ bản khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số (hình vẽ) để đo điện áp xoay chiều cỡ 120 V gồm:

         a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.

         b. Cho hai đầu đo của hai dây đo tiếp xúc với hai đầu đoạn mạch cần đo điện áp.

         c. Vặn đầu đánh dấu của núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.

         d. Cắm hai đầu nối của hai dây đo vào hai ổ COM và VΩ.

         e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.

         g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ. Thứ tự đúng các thao tác là

  • A. a, b, d, c, e, g.    
  • B. c, d, a, b, e, g.
  • C. d, a, b, c, e, g.    
  • D. d, b, a, c, e, g
Câu 15
Mã câu hỏi: 167274

Cánh quạt của một máy bay trực thăng dài 5,0 m. Khi máy bay cất cánh theo phương thẳng đứng thì cánh quạt quay với tốc độ góc 640 vòng/phút. Biết thành phần nằm ngang, thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất có giá trị lần lượt là 6.10-5 T và 3.10-5 T. Hiệu điện thế cảm ứng xuất hiện giữa đầu cánh quạt và trục quay của cánh quạt có giá trị là

  • A. 0,025V.   
  • B. 0,05V. 
  • C. 0,056V. 
  • D. 0,24V.  
Câu 16
Mã câu hỏi: 167275

Chọn câu sai. Tia anpha

  • A. làm phát quang một số chất.
  • B. bị lệch khi bay xuyên qua một điện trường hay từ trường.
  • C. có khả năng đâm xuyên mạnh.
  • D. làm iôn hoá chất khí.
Câu 17
Mã câu hỏi: 167276

Một vôn kế điện tử trên đồng hồ có ghi cấp sai số là 1,0%. Khi đo giá trị hiệu điện thế thì thấy các giá trị hiển thị không ổn định, thay đổi qua các giá trị sau: 215V, 216V, 217V, 218V, 219V. Sai số ΔU của phép đo này có giá trị

  • A. 4 V.
  • B. 0,2 V.
  • C. 2,2 V.
  • D. 0,4 V.
Câu 18
Mã câu hỏi: 167277

Khi học về tụ điện, học sinh được giao bài tìm hiểu về tụ điện. Học sinh ấy nhìn thấy một tụ điện có ghi kí hiệu « 10J » trên tụ. Trị số đó có nghĩa là:

  • A. Điện dung của tụ điện là 10pF, sai số 10%.
  • B. Năng lượng điện trường cực đại của tụ điện là 10J.
  • C. Điện dung của tụ điện là 10µF, sai số là 5%.
  • D. Điện dung của tụ điện là 10pF, sai số là 5%.
Câu 19
Mã câu hỏi: 167278

Giá trị hiển thị trên các đồng hồ đo hiệu điện thế, cường dộ dòng điện xoay chiều là giá trị

  • A. cực đại.   
  • B. ở thời điểm đo.  
  • C. hiệu dụng.
  • D. tức thời.
Câu 20
Mã câu hỏi: 167279

Để xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ, một học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Chiếu chùm sáng song song theo hướng của trục chính đến thấu kính, dùng màn phía sau kính để tìm điểm hội tụ của chùm sáng ló, khoảng cách từ kính đến màn chính là giá trị tiêu cự thấu kính. Sau nhiều lần đo, kết quả thu được như sau: 97 mm; 98 mm, 98 mm; 102 mm. Thang chia nhỏ nhất của thước đo là 1mm. Kết quả của phép đo được biểu diễn là

  • A. 98,750 ± 1,625 (mm).    
  • B. 98,750 ± 1,000 (mm).    
  • C. 98,750 ± 2,625 (mm).  
  • D. 98,750 ± 5,000 (mm).
Câu 21
Mã câu hỏi: 167280

Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N lần lượt là B1 và B2 thì

  • A. B1 = 2B2   
  • B. B1 = 4B2   
  • C. B2 = 2B1  
  • D. B2 = 4B1
Câu 22
Mã câu hỏi: 167281

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left( \omega >0 \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cảm kháng của cuộn cảm là 

  • A. \({{Z}_{L}}=\frac{1}{\omega L}.\) 
  • B. \({{Z}_{L}}=\frac{1}{{{\omega }^{2}}L}.\)
  • C.  \({{Z}_{L}}=\omega L.\)  
  • D. \({{Z}_{L}}={{\omega }^{2}}L.\)   
Câu 23
Mã câu hỏi: 167282

Sóng do hai nguồn kết hợp dao động cùng pha phát ra có bước sóng \(\lambda .\) Cực đại giao thoa cách hai nguồn những đoạn \({{d}_{1}}\) và \({{d}_{2}}\) thỏa mãn 

  • A. \({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=n\lambda \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2,...\)  
  • B. \({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=\left( n+0,5 \right)\lambda \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2,...\)
  • C. \({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=\left( n+0,25 \right)\lambda \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2,...\)  
  • D. \({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=\left( 2n+0,75 \right)\lambda \) với \(n=0,\pm 1,\pm 2,...\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 167283

Hai dao động điều hòa cùng tần số; ngược pha nhau thì có độ lệch pha bằng 

  • A. \(\left( 2k+1 \right)\pi \) với \(k=0,\pm 1,\pm 2,...\) 
  • B. \(2k\pi \) với \(k=0,\pm 1,\pm 2,...\)
  • C. \(\left( k+0,5 \right)\pi \) với \(k=0,\pm 1,\pm 2,...\))
  • D. \(\left( k+0,25 \right)\pi \) với \(k=0,\pm 1,\pm 2,...\))
Câu 25
Mã câu hỏi: 167284

Nhận xét nào sau đây về dao động là không đúng ?

  • A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
  • B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.
  • C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
  • D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
Câu 26
Mã câu hỏi: 167285

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là \(T=\sqrt{\frac{k}{m}}\)

  • A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)  
  • B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\) 
  • C. \(T=\sqrt{\frac{m}{k}}\)
  • D. \(T=\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 167286

Điện tích của một êlectron có giá trị là bao nhiêu?

  • A. \(9,{{1.10}^{-31}}\) 
  • B. \(6,{{1.10}^{-19}}\)
  • C. \(-1,{{6.10}^{-19}}\) 
  • D. \(-1,{{9.10}^{-31}}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 167287

Chọn câu đúng nhất. Sóng ngang là sóng

  • A. lan truyền theo phương nằm ngang.
  • B. trong đó có các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
  • C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền.
  • D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 167288

Một điện trở được mắc vào một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có độ lớn là \({{U}_{N}}\). Hiệu suất của nguồn điện lúc này là 

  • A. \(H=\frac{{{U}_{N}}}{\xi }\)   
  • B. \(H=\frac{\xi }{{{U}_{N}}}\) 
  • C. \(H=\frac{\xi }{{{U}_{N}}+\xi }\)
  • D. \(H=\frac{{{U}_{N}}}{\xi +{{U}_{N}}}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 167289

Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 28cos(2000t - 20x) (cm), trong đó x là toạ độ được tính bằng m, t là thời gian được tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là

  • A. 100m/s.  
  • B. 314m/s. 
  • C. 331m/s. 
  • D. 334m/s.
Câu 31
Mã câu hỏi: 167290

Một sợi dây đang có sóng dừng ổn định. Sóng có bước sóng là 12 cm. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là 

  • A. 6 cm. 
  • B. 3 cm.  
  • C. 4 cm.
  • D. 12 cm. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 167291

Đặt điện áp \(u=80\sqrt{2}\cos \omega t\) (V) vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở và tụ điện có điện dung \(C\) thay đổi được. Thay đổi \(C\) đến giá trị \({{C}_{0}}\) để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 60 V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch chứa cuộn cảm và điện trở là 

  • A. 100 V.  
  • B. 80 V. 
  • C. 70 V.
  • D. 140 V. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 167292

Điện năng được truyền tải từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây là 8 A, công suất hao phí do toả nhiệt trên dây là 1280 W. Điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 

  • A. 160 \(\Omega \).
  • B. 80 \(\Omega \). 
  • C. 64 \(\Omega \). 
  • D. 20 \(\Omega \).  
Câu 34
Mã câu hỏi: 167293

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết các điện áp hiệu dụng \({{U}_{AM}}\)= 90 V và \({{U}_{MB}}\) = 150 V. Hệ số công suất của đoạn mạch AM là 

  • A. 0,75.
  • B. 0,71.  
  • C. 0,6  
  • D. 0,8. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 167294

Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số là 91 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \({{3.10}^{8}}\)m/s. Bước sóng của sóng này là 

  • A. 9,1 m.
  • B. 2,7 m.  
  • C. 3,0 m.   
  • D. 3,3 m.  
Câu 36
Mã câu hỏi: 167295

Thí nghiệm giao thoa sóng, tại hai điểm \(A\) và \(B\) có dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Biết \(AB=20\) cm và tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 30 cm/s. Xét đường tròn đường kính AB ở mặt nước, số điểm cực tiểu giao thoa trên đường tròn này là 

  • A. 28.
  • B. 14.
  • C. 26. 
  • D. 13.  
Câu 37
Mã câu hỏi: 167296

Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường \(g\) bằng con lắc đơn, một nhóm học sinh tiến hành đo, xử lí số liệu và vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của bình phương chu kì dao động điều hòa \(\left( {{T}^{2}} \right)\) theo chiều dài \(l\) của con lắc như hình bên. Lấy \(\pi \)= 3,14. Giá trị trung bình của \(g\) đo được trong thí nghiệm này là 

  • A. 9,96 m/s2.
  • B. 9,42 m/s2.
  • C. 9,58 m/s2
  • D. 9,74 m/s2.
Câu 38
Mã câu hỏi: 167297

Cho phản ứng nhiệt hạch: \(_{1}^{2}H+_{1}^{2}H\xrightarrow{{}}_{0}^{1}n+X.\) Hạt nhân X là 

  • A. \(_{2}^{3}\)He. 
  • B. \(_{2}^{4}\)He. 
  • C. \(_{3}^{6}\)Li. 
  • D. \(_{1}^{1}\)H.
Câu 39
Mã câu hỏi: 167298

Dùng một thước chia độ đến milimet đo khoảng cách d giữa hai điểm A và B, cả 5 lần đo đều cho cùng giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là

  • A. d = (1345 ± 2) mm.   
  • B. d = (1,345 ± 0,001) m.
  • C. d = (1345 ± 3) mm.      
  • D. d = (1,3450 ± 0,0005) m.
Câu 40
Mã câu hỏi: 167299

Một ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 0,6 \(\mu m\). Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là 

  • A.  3,31.10-19 J.  
  • B. 3,31.10-25 J.  
  • C. 1,33.10-27 J.  
  • D. 3,13.10-19 J. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ