Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Võ Thị Sáu

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 211987

Khu vực Mĩ Latinh gồm bao nhiêu nước?

  • A. 33 nước.
  • B. 34 nước .
  • C. 35 nước.
  • D. 36 nước.
Câu 2
Mã câu hỏi: 211988

Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Bắc và Nam Mĩ.
  • C. Trung và Nam Mĩ.
  • D. Nam Mĩ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 211989

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì?

  • A. Chiến tranh cách mạng.         
  • B.  Khởi nghĩa vũ trang.
  • C. Đấu tranh nghị trường.    
  • D. Chính trị- ngoại giao.
Câu 4
Mã câu hỏi: 211990

Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. chế độ phong kiến.       
  • B. chế độ nô lệ.
  • C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.         
Câu 5
Mã câu hỏi: 211991

Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

  • A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
  • C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
  • D. Sự xóa bỏ hoàn toàn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 6
Mã câu hỏi: 211992

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua “phương án Maobáttơn” là gì?

  • A. Do sự suy yếu của thực dân Anh.
  • B. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ.
  • C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh.
Câu 7
Mã câu hỏi: 211993

Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

  • A. Hòa bình, trung lập tích cực.
  • B. Hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Hòa bình, trung lập.
  • D. Hòa bình, thân thiện.
Câu 8
Mã câu hỏi: 211994

Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là

  • A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
  • C. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 9
Mã câu hỏi: 211995

Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc

  • A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
  • B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.
  • C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
  • D. thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
Câu 10
Mã câu hỏi: 211996

Vai trò của Liên quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện này là gi?

  • A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • B. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thảnh viên trên nhiều lĩnh vực.
  • C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân.
  • D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 211997

Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba  cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị lanta?

  • A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
  • B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
  • C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
  • D. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. 
Câu 12
Mã câu hỏi: 211998

Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
  • B. Hình thành một trật tự thế giới mới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng.
  • C. Thế giới hình thành “hai cực”: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi bên.
  • D. Một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tháng trận chung nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 211999

Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?

  • A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
  • B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  • D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 212000

Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN với sự kiện nào?

  • A. Campuchia trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
  • B. Các nước thành viên ký bản Hiến chương ASEAN.
  • C. Hiệp ước thân thiện với hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết.
  • D. Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành.
Câu 15
Mã câu hỏi: 212001

Điều kiện đầu tiên và quyết định nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều:

  • A. Đã giành được độc lập.
  • B. Có nền kinh tế phát triển.
  • C. Có chế độ chính trị tương đồng đồng.
  • D. Có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 16
Mã câu hỏi: 212002

Công cuộc cải cách - mở cửa của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào? 

  • A. Sự viện trợ của nước Mĩ.
  • B. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
Câu 17
Mã câu hỏi: 212003

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

  • A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin.
  • B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc.
  • C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản.
  • D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc.
Câu 18
Mã câu hỏi: 212004

Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Thu hồi chủ quyền đối với 2 vùng đất Hồng Kông và Ma Cao.
  • B. Thử thành công bom nguyên tử.
  • C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  • D. Công cuộc cải cách - mở cửa.
Câu 19
Mã câu hỏi: 212005

Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

  • A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu.
  • B. Cộng đồng than, thép châu Âu.
  • C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
Câu 20
Mã câu hỏi: 212006

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên.
  • B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành.
  • C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
  • D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành.
Câu 21
Mã câu hỏi: 212007

Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?

  • A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa.
  • B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động.
  • C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
  • D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Câu 22
Mã câu hỏi: 212008

Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào?

  • A. Tập trung ổn định tình hình chính trị.
  • B. Tập trung phát triển kinh tế.
  • C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
  • D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.
Câu 23
Mã câu hỏi: 212009

Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là

  • A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
  • B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế.
  • C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự.
Câu 24
Mã câu hỏi: 212010

Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?

  • A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  • B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.
  • C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ.
  • D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường.
Câu 25
Mã câu hỏi: 212011

Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông- Tây không còn?

  • A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.
  • B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh.
  • C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn.
  • D. Chủ nghĩa khủng bố.
Câu 26
Mã câu hỏi: 212012

Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực trong hoàn cảnh nào sau đây?

  • A. Nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • B. Mỹ xây dựng được hệ thống căn cứ quân sự ở tất cả các nước.
  • C. Mỹ đã kiểm soát được tất cả các liên minh kinh tế - chính trị - quân sự khu vực.
  • D. Mỹ là trung tâm kinh - tế tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 27
Mã câu hỏi: 212013

Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

  • A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
  • B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
  • C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
  • D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 28
Mã câu hỏi: 212014

Cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Hội đồng Quản thác.
  • B. Hội đồng Bộ trưởng.
  • C. Hội đồng châu Âu.
  • D. Tòa án châu Âu.
Câu 29
Mã câu hỏi: 212015

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Hiệp ước Rôma.
  • B. Hiệp ước Maxtrích.
  • C. Định ước Henxinki.
  • D. Hiệp ước Lisbon.
Câu 30
Mã câu hỏi: 212016

Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
Câu 31
Mã câu hỏi: 212017

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
  • C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
  • D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 32
Mã câu hỏi: 212018

Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?

  • A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  • C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
  • D. Cách mạng tư sản.
Câu 33
Mã câu hỏi: 212019

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

  • A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình.
  • C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia.
  • D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 34
Mã câu hỏi: 212020

Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

  • A. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • B. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  • C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
  • D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.
Câu 35
Mã câu hỏi: 212021

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?

  • A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực.
  • B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
  • C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực.
  • D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực.
Câu 36
Mã câu hỏi: 212022

Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.         
  • B. Thành lập cộng đồng ASEAN.
  • C. Ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.       
  • D. Phát triển và mở rộng thành viên.
Câu 37
Mã câu hỏi: 212023

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

  • A. Phụ thuộc vốn.
  • B. Lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
  • C. Đầu tư bất hợp lý.
  • D. Thiếu công nghệ.
Câu 38
Mã câu hỏi: 212024

Thực chất lau ta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị

  • A. bàn những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới. 
  • B. hòa giải mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên Xô. 
  • C. đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít. 
  • D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Câu 39
Mã câu hỏi: 212025

Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới vì

  • A. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới. 
  • B. các nước tham chiến lược hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh. 
  • C. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
  • D. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 212026

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì

  • A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
  • B. Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang. 
  • C. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp.
  • D. Mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ