Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Nguyễn Siêu

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 209547

Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga đã xác lập thể chế nào?

  • A. Quân chủ lập hiến.     
  • B.  Cộng hòa.   
  • C. Dân chủ đại nghị. 
  • D. Xã hội chủ nghĩa. 
Câu 2
Mã câu hỏi: 209548

Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?

  • A. Sự vươn lên của các cường quốc.      
  • B. Sự cản trở của nước Nga. 
  • C. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.  
  • D. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 209549

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu?

  • A. Chính phủ nhiều nước Đông Âu đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. 
  • B. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự khủng hoảng của Liên Xô.
  • C. Các thế lực chống phá CNXH trong và ngoài nước ra sức kích động quần chúng, thúc đẩy hoạt động các hoạt động lật đổ.
  • D. Chính phủ các nước Đông Âu không đề ra những cải cách cần thiết và đúng đắn. 
Câu 4
Mã câu hỏi: 209550

Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Trung Quốc họp vào khoảng thời gian nào?

  • A. Tháng 10/1987.     
  • B. Tháng 12/1978.  
  • C. Tháng 9/1982.  
  • D. Tháng 23/6/1989. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 209551

Hai miền Nam Bắc Triều Tiên được phân đôi bởi vĩ tuyến bao nhiêu?

  • A. Vĩ tuyến 38.  
  • B. Vĩ tuyến 18. 
  • C.  Vĩ tuyến 39. 
  • D. Vĩ tuyến 36. 
Câu 6
Mã câu hỏi: 209552

Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là: 

  • A. Đối đầu căng thẳng. 
  • B. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ. 
  • C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau. 
  • D. Hợp tác trên mọi lĩnh vực. 
Câu 7
Mã câu hỏi: 209553

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là

  • A. chủ nghĩa thực dân cũ. 
  • B. chế độ phân biệt chủng tộc. 
  • C. địa chủ phong kiến.
  • D. chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 209554

Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.          
  • B. 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
  • C. 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.   
  • D.  Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 209555

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ là

  • A. Áo và Phần Lan.        
  • B. Bỉ và Hà Lan. 
  • C. Cộng hòa Liên bang Đức.         
  • D. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 209556

Sự tồn tại của các quốc gia nào đã trở thành nguy cơ đe dọa vị trí của Mĩ trong quan hệ quốc tế những năm sau chiến tranh?

  • A. Liên Xô, Đông Âu và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 
  • B. Liên Xô và các nước Đông Âu. 
  • C. Các nước Đông Âu và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  • D. Liên Xô và Trung Hoa.
Câu 11
Mã câu hỏi: 209557

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là

  • A. do tình hình thế giới thay đổi. 
  • B. do Liên Xô không tôn trọng nguyên tắc thỏa hiệp giữa các bên. 
  • C. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
  • D. do Mĩ tìm kiếm cơ hội hợp tác với quốc gia khác. 
Câu 12
Mã câu hỏi: 209558

Sự kiện nào sau đây đã làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới? 

  • A. Sự thành lập các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu. 
  • B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 
  • C. Sự thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức. 
  • D. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 209559

Nguyên nhân chủ quan cơ bản nào khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? 

  • A. Triều đình không được nhân dân ủng hộ. 
  • B. Triều đình không kiên quyết chống giặc. 
  • C. Thực dân Pháp còn mạnh, tăng cường mở rộng xâm lược và đàn áp.
  • D. Các cuộc đấu tranh còn liễn ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 209560

Lãnh đạo và lực lượng tham gia chính của phong trào Yên Thế là những tầng lớp nào? 

  • A. Văn thân và sĩ phu yêu nước.      
  • B.  Quan lại đã từ quan. 
  • C. Sĩ phu yêu nước.              
  • D. Nông dân. 
Câu 15
Mã câu hỏi: 209561

Phong trào của công nhân nhà máy sàng Kế Bào diễn ra vào thời gian nào? 

  • A. Ngày 12 - 2 - 1916.    
  • B. Ngày 22 - 2 - 1916. 
  • C. Ngày 22 - 12 - 1917.        
  • D. Ngày 22 - 12 - 1916.  
Câu 16
Mã câu hỏi: 209562

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

  • A. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần. 
  • B. các cuộc khởi nghĩa vũ trang. 
  • C. lực lượng chính là binh lính. 
  • D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 209563

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào? 

  • A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.      
  • B. Đảng Cộng sản Pháp. 
  • C. Quốc tế cộng sản.    
  • D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.  
Câu 18
Mã câu hỏi: 209564

Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam? 

  • A. Phát triển giáo dục.         
  • B. Cải lương hương chính. 
  • C. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.    
  • D. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.  
Câu 19
Mã câu hỏi: 209565

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào được coi là lực lượng to lớn của cách mạng ? 

  • A. Công nhân.     
  • B. Tiểu tư sản.       
  • C. Nông dân.  
  • D. Trung, tiểu địa chủ. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 209566

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1925 là gì? 

  • A. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp. 
  • B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. 
  • C. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta và thực dân Pháp. 
  • D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 209567

 "Đả đảo đế quốc", "Đả đảo phong kiến" là hai khẩu hiệu của thời kì cách mạng nào ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945?

  • A. Thời kì 1936 – 1939. 
  • B. Thời kì 1932 – 1935.   
  • C. Thời kì 1930 – 1931. 
  • D. Thời kì 1939 – 1945. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 209568

Lực lượng tham gia vào phong trào dân chủ 1936 -1939 là 

  • A. quần chúng nhân dân đòi các quyền dân sinh, dân chủ. 
  • B. tư sản. 
  • C. nông dân. 
  • D. công nhân. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 209569

Hội nghị nào của Đảng lần đầu tiên đưa ra vấn đề tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất? 

  • A. Hội nghị tháng 10-1930.   
  • B. Hội nghị tháng 11-1939. 
  • C. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản.         
  • D. Hội nghị lần thứ 8 (5-1941). 
Câu 24
Mã câu hỏi: 209570

Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là 

  • A. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.        
  • B. phong trào chống Nhật cứu nước. 
  • C. cao trào kháng Pháp và Nhật.   
  • D. cao trào kháng Nhật cứu nước. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 209571

Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" được Đảng ta đề ra trong 

  • A. cao trào kháng Nhật cứu nước.
  • B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939). 
  • C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941). 
  • D. cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 209572

Tháng 9 - 1939, sự kiện nào trên thế giới đã diễn ra? 

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.        
  • B. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. 
  • C. Đức tấn công Liên Xô.   
  • D. Đức chiếm Pháp. 
Câu 27
Mã câu hỏi: 209573

Tác dụng to lớn nhất mà chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít đã đem lại cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta là 

  • A. cổ vũ tinh thần. 
  • B. tạo thế chủ động.   
  • C. tạo niềm tin. 
  • D. tạo thời cơ. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 209574

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội các nước Đồng minh nào đã có mặt trên lãnh thổ nước ta? 

  • A. Anh, Trung Quốc.          
  • B. Anh, Pháp, Trung Quốc. 
  • C. Anh, Mĩ, Nhật.          
  • D. Pháp, Mĩ, Trung Quốc. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 209575

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời và mang đến thắng lợi cho quân ta. Quyết định đó là 

  • A. chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" 
  • B. chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh lâu dài" 
  • C. chuyển từ "đánh chắc, tiến chắc" sang "đánh lâu dài" 
  • D. chuyển từ "đánh lâu dài" sang "đánh nhanh, thắng nhanh" 
Câu 30
Mã câu hỏi: 209576

Mĩ đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ sau sự kiện nào? 

  • A. Ta kết thúc đợt tấn công thứ nhất tại Điện Biên Phủ. 
  • B. Kết thúc đợt tấn công thứ hai của ta tại Điện Biên Phủ. 
  • C. Pháp thất thủ hoàn toàn tại Điện Biên Phủ chiều ngày 7-5-1954. 
  • D. Quân ta quyết định tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của Pháp tại Điện Biên Phủ. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 209577

Ý nào không phải là tác dụng của việc ta ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 với Pháp? 

  • A. Tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài. 
  • B. Kéo dài thời gian hòa hoãn để đợi các nước Đồng minh khác đến giúp dân tộc ta. 
  • C. Tránh một cuộc xung đột vũ trang đổ máu cho các bên. 
  • D. Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
Câu 32
Mã câu hỏi: 209578

Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) với Hiệp định Giơnevơ ? 

  • A. Pháp công nhận Việt Nam là một nước tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.
  • B. Pháp công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. 
  • C. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chính phủ, Hiến pháp riêng.
  • D. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 209579

Mỹ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 nhằm hai hướng chiến lược chính là: 

  • A. Việt Bắc và Điện Biên Phủ.  
  • B. Đồng bằng khu V và Đông Nam Bộ. 
  • C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.  
  • D. Đồng bằng khu IV và Tây Nam Bộ.  
Câu 34
Mã câu hỏi: 209580

Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ 2 năm 1966 - 1967, Mỹ tập trung vào khu vực nào? 

  • A. Đông Nam bộ.      
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long. 
  • C. Tây Nguyên.     
  • D. Tây Nam bộ. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 209581

Yếu tố nào là quan trọng nhất khiến Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn so với Chiến tranh đặc biệt?

  • A. Tăng cường tiền của để thực hiện chiến lược chiến tranh. 
  • B. Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này không nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của bạn bè quốc tế. 
  • C. Lần đầu tiên Mĩ đã đưa quân viễn chinh sang tiến hành chiến tranh. 
  • D. Mĩ mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam - Bắc. 
Câu 36
Mã câu hỏi: 209582

Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào đã buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari? 

  • A. Chiến tranh đặc biệt.      
  • B. Chiến tranh cục bộ. 
  • C. Viêt Nam hóa chiến tranh.                      
  • D. Chiến tranh đơn phương. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 209583

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam? 

  • A. Lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống 1968. 
  • B. Phong trào cách mạng thế giới, phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đang dâng cao. 
  • C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô. 
  • D. Ta đang giành được những thắng lợi bước đầu trên bàn ngoại giao. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 209584

Chiến thắng nào ở miền Nam đã chứng minh khả năng nhân dân miền Nam thắng Mĩ trong Chiến tranh đặc biệt? 

  • A. Chiến thắng Ấp Bắc.    
  • B. Chiến thắng Đồng Xoài.  
  • C. Chiến thắng Bình Giã.             
  • D. Chiến thắng An Lão. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 209585

Mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam Bắc sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết là 

  • A. gắn bó mật thiết, tác động qua lại.      
  • B. hỗ trợ lẫn nhau. 
  • C. hợp tác với nhau.     
  • D. hợp tác, giúp đỡ nhau. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 209586

Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau giải phóng là 

  • A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. 
  • B. phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. 
  • C. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. 
  • D. kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ