Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT An Thới

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 212507

Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải

  • A. Định hướng lại thể chế chính trị.
  • B. Dập khuôn theo mô hình cải cách- mở cửa của Trung Quốc. 
  • C. Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế.
  • D. Đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực..
Câu 2
Mã câu hỏi: 212508

Ý nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc?

  • A. Gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969).
  • B. Mở cuộc tiến công 6 tỉnh biên giới phía Bấc Việt Nam (1979).
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991).
  • D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Nhật Bản.
Câu 3
Mã câu hỏi: 212509

Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

  • A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
  • B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
  • C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
  • D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Câu 4
Mã câu hỏi: 212510

Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. J. Nêru.
  • B. M. Gandi.
  • C. Phiđen Cátxtơrô.
  • D. Nenxơn Manđêla.
Câu 5
Mã câu hỏi: 212511

Năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi vì

  • A. Cơ bản chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.  
  • B. Nenxon Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
  • C. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
  • D. Có 17 quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập.
Câu 6
Mã câu hỏi: 212512

Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là

  • A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pharúc.
  • B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi).
  • C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
  • D. Năm 1990 Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.
Câu 7
Mã câu hỏi: 212513

Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?

  • A. Angiêri giành được độc lâp (1962).
  • B. “Năm châu Phi” (1960).
  • C. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập (1975).
  • D. Nam Rôđêdia giành được độc lập (1980).
Câu 8
Mã câu hỏi: 212514

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì

  • A. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
  • B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
  • C. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
  • D. Châu Phi là lục địa mới trỗi dậy.
Câu 9
Mã câu hỏi: 212515

Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Angiêri giành được độc lâp.
  • B. “Năm châu Phi”.
  • C. Môdămbích, Ănggôla giành được độc lập.
  • D. Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập.
Câu 10
Mã câu hỏi: 212516

Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của

  • A. Phát xít Nhật.
  • B. Phát xít Italia.
  • C. Thực dân Tây Ban Nha.
  • D. Thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 11
Mã câu hỏi: 212517

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

  • A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập.
  • B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi.
  • C. Cuộc đấu tranh của Angiêri.
  • D. “Năm châu Phi”.
Câu 12
Mã câu hỏi: 212518

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?

  • A. An-giê-ri.
  • B. Ai Cập.
  • C. Nam Phi.            
  • D. Xu-đăng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 212519

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

  • A. Bắc Phi.
  • B. Trung Phi.
  • C. Nam Phi.
  • D. Đông Phi.
Câu 14
Mã câu hỏi: 212520

Khu vực Mĩ Latinh là khái niệm dùng để chỉ vùng đất có đặc điểm chung gì về văn hóa?

  • A. Đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • B. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha thuộc ngữ hệ Latinh.
  • C. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều nói tiếng Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ Latinh.
  • D. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ Latinh.
Câu 15
Mã câu hỏi: 212521

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tội ác của chủ nghĩa Apacthai đối với nhân dân Nam Phi?

  • A. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
  • B. Sự bóc lột tàn bạo của người da đen.
  • C. Tước đoạt quyền tự do của người da đen.
  • D. Phân biệt, kì thị chủng tộc hết sức tàn bạo.
Câu 16
Mã câu hỏi: 212522

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh là gì?

  • A. Phong trào đấu tranh giành độc lập đưa đến sự ra đời của hành loạt các quốc gia vô sản trong khu vực.
  • B. Sau khi giành độc lập các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì khôi phục kinh tế.
  • C. Các nước Mĩ Latinh phải tiếp tục đương đầu với chính sách xâm lược của thực dân Anh.
  • D. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 212523

Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • B. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sông chính trị thê giới.
  • C. Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đât nước cùa nhiêu quôc gia trên thê giới.
  • D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Câu 18
Mã câu hỏi: 212524

Điểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh là

  • A. Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai.
  • B. Chống lại các thế lực thân Mĩ.
  • C. Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân.
  • D. Chống lại bọn đế quốc, thực dân.
Câu 19
Mã câu hỏi: 212525

Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là?

  • A. Chế độ Apácthai.
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • C. Giai cấp địa chủ phong kiến.
  • D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 20
Mã câu hỏi: 212526

Câu nào sai?

  • A. Ngày 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri.
  • B. Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi.
  • C. Năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angôla và Môdămbich thắng lợi.
  • D. Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập.
Câu 21
Mã câu hỏi: 212527

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

  • A. chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.  
  • B. chống lại chế độ độc tài Batixta.
  • C. chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.         
  • D. chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 212528

Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN?

  • A. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
  • B. Xu thế hòa hoãn Đông Tây.
  • C. Nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực.
  • D. Vấn đề Campuchia được giải quyết.
Câu 23
Mã câu hỏi: 212529

Đâu là đóng góp của Việt Nam cho sự hòa hợp, ổn định và phát triển của tổ chức ASEAN?

  • A. Đề xuất ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tư do (AFTA).
  • B. Đề xuất ý tưởng thành lập Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (ART).
  • C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa ASEAN và EU.
  • D. Góp phần chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu căng thẳng trong khu vực.
Câu 24
Mã câu hỏi: 212530

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì?

  • A. Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh và mất bản sắc.
  • B. Ô nhiễm môi trường và mất độc lập dân tộc.
  • C. Nguy cơ bất ổn định về kinh tế và văn hóa.
  • D. Nguy cơ khủng bố và tranh chấp biển đảo.
Câu 25
Mã câu hỏi: 212531

Những điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam là

  • A. Diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
  • B. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
  • C. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
  • D. Cùng được Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, cùng giành được những thắng lợi to lớn, diễn ra trong cùng một thời kì lịch sử, cùng chống kẻ thù chung.
Câu 26
Mã câu hỏi: 212532

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 2014
  • B. 2015
  • C. 2016
  • D. 2017
Câu 27
Mã câu hỏi: 212533

Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?

  • A. Sự đồng thuận giữa các quốc gia và vai trò trung tâm của ASEAN.
  • B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn về vấn đề biển Đông.
  • C. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển.
  • D. Phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực.
Câu 28
Mã câu hỏi: 212534

ASEAN + 3 là sự hợp tác của ASEAN với quốc gia nào?

  • A. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
  • B. Trung Quốc, Cuba, Anh. 
  • C. Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp.
  • D. Canada, Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 212535

Tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?

  • A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này.
  • B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã.
  • C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước.
  • D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Câu 30
Mã câu hỏi: 212536

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

  • A. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.             
  • B. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • C. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài.
  • D. Đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế chung của thế giới.
Câu 31
Mã câu hỏi: 212537

Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?

  • A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng.
  • B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh.
  • C. Do vấn đề Campuchia.
  • D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975).
Câu 32
Mã câu hỏi: 212538

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã buộc nhân dân các nước Đông Nam Á phải tiếp tục đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình?

  • A. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
  • B. Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
  • C. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
  • D. Việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc.
Câu 33
Mã câu hỏi: 212539

Ý nào sau đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 - 1975?

  • A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới và kiểu cũ.
  • B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược trở lại.
  • C. Sự đoàn kết của ba nước góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
  • D. Sự đoàn kết của ba nước góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Câu 34
Mã câu hỏi: 212540

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào?

  • A. Hiệp định Giơnevơ (1954).
  • B. Hiệp định Pari (1973).
  • C. Hiệp định Viêng Chăn (1973).
  • D. Hiệp định Pari (1991).
Câu 35
Mã câu hỏi: 212541

Tại sao trong mục tiêu phát triển của ASEAN chủ trương tập trung phát triển kinh tế - văn hóa nhưng trong giai đoạn 1967-1976, tổ chức này lại chú trọng đến hoạt động chính trị - quân sự?

  • A. Do tác động của chiến tranh lạnh.
  • B. Do sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực.
  • C. Do vấn đề Campuchia.
  • D. Do vấn đề hạt nhân trên thế giới.
Câu 36
Mã câu hỏi: 212542

Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (7-1995) phản ánh điều gì trong quan hệ giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Mở ra triển vọng liên kết ở khu vực Đông Nam Á.
  • B. Chứng tỏ sự khác biệt về ý thức hệ có thể hòa giải.
  • C. ASEAN đã trở thành liên minh kinh tế- chính trị.
  • D. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng hiệu quả.
Câu 37
Mã câu hỏi: 212543

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Liên hợp quốc và ASEAN là gì?

  • A. Tính chất.
  • B. Mục tiêu hoạt động.
  • C. Nguyên tắc hoạt động.
  • D. Lĩnh vực hoạt động.
Câu 38
Mã câu hỏi: 212544

Biến đổi đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là?

  • A. Các nước vươn lên phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
  • B. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập.
  • C. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập.
  • D. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những hoạt động có hiệu quả tích cực của ASEAN.
Câu 39
Mã câu hỏi: 212545

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

  • A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập.
  • B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập.
  • C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
  • D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN.
Câu 40
Mã câu hỏi: 212546

Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

  • A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • B. Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
  • C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
  • D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ