Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 212467

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

  • A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. Giải quyết tranh chấp bẳng biện pháp hòa bình.
  • C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia.
  • D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 2
Mã câu hỏi: 212468

Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

  • A. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • B. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  • C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
  • D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.
Câu 3
Mã câu hỏi: 212469

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967)?

  • A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực.
  • B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
  • C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực.
  • D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực.
Câu 4
Mã câu hỏi: 212470

Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.         
  • B. Thành lập cộng đồng ASEAN.
  • C. Ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.       
  • D. Phát triển và mở rộng thành viên.
Câu 5
Mã câu hỏi: 212471

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

  • A. Phụ thuộc vốn.
  • B. Lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
  • C. Đầu tư bất hợp lý.
  • D. Thiếu công nghệ.
Câu 6
Mã câu hỏi: 212472

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội?

  • A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
  • B. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
  • C. Chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
  • D. Đầu tư bất hợp lý.
Câu 7
Mã câu hỏi: 212473

Tại sao nhóm 5 nước sáng lập ASEAN lại chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

  • A. Do chiến lược kinh tế hướng nội có hạn chế.
  • B. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa.
  • C. Do muốn tranh thủ sự viện trợ của Mĩ.
  • D. Do tác động của xu thế liên kết khu vực.
Câu 8
Mã câu hỏi: 212474

Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á

  • A. Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
  • B. Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.
  • C. Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc.
  • D. Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.
Câu 9
Mã câu hỏi: 212475

Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

  • A. Sự thất bại của phát xít Nhật.
  • B. Sự suy yếu của các nước thực dân.
  • C. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới.
  • D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
Câu 10
Mã câu hỏi: 212476

Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

  • A. 1992
  • B. 1994
  • C. 1995
  • D. 1996
Câu 11
Mã câu hỏi: 212477

Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?

  • A. Đông-ti-mo.
  • B. Brunây.
  • C. Mianma.
  • D. Campuchia.
Câu 12
Mã câu hỏi: 212478

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

  • A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
  • B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.
  • C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
  • D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 13
Mã câu hỏi: 212479

Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?

  • A. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
  • B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
  • C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  • D. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Câu 14
Mã câu hỏi: 212480

Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

  • A. (1) kinh tế, (2) xã hội                
  • B. (1) kinh tế, (2) chính trị
  • C. (1) an ninh, (2) chính trị           
  • D. (1) kinh tế (2) văn hóa
Câu 15
Mã câu hỏi: 212481

Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN

  • A. Hoạt động có hiệu quả trong việc hỗ trợ các nước phát triển kinh tế.
  • B. Là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo.
  • C. Mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên.
  • D. Là tổ chức hợp tác kinh tế, chính trị lớn, có tầm ảnh hưởng ở quốc tế và khu vực.
Câu 16
Mã câu hỏi: 212482

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?

  • A. Tuyên bố ZOPFAN.
  • B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện.
  • C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
  • D. Tuyên bố Bali.
Câu 17
Mã câu hỏi: 212483

Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương như thế nào?

  • A. Căng thẳng, đối đầu.
  • B. Đối thoại, hòa dịu.
  • C. Đồng minh thân cận.
  • D. Hợp tác cùng phát triển.
Câu 18
Mã câu hỏi: 212484

Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 bao gồm

  • A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin.
  • B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia.
  • C. Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Brunây, Mianma.
  • D. Philippin, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.
Câu 19
Mã câu hỏi: 212485

Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanuc ở Campuchia thực hiện chính sách

  • A. Hòa bình, tập trung tích cực, tham gia ASEAN.
  • B. Bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc.
  • C. Hoà bình trung lập, không tham gia khối liên minh quân sự nào.
  • D. Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đối lập với ASEAN.
Câu 20
Mã câu hỏi: 212486

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là

  • A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
  • B. những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
  • C. sự chống phá của các thế lực thù địch.
  • D. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 212487

Sự kiện I.Gagarin bay vòng quanh Trái đất có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Mở ra ngành du lịch vũ trụ.
  • B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  • C. Thúc đẩy khoa học kĩ thuật bùng nổ.
  • D. Tạo thế cân bằng với Mĩ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 212488

Đâu là cơ quan giữ vai trò trọng yếu nhất của Liên hợp quốc?

  • A. Hội đồng bảo an. 
  • B. Hội đồng tài chính
  • C. Ban thư kí.  
  • D. Đại hội đồng
Câu 23
Mã câu hỏi: 212489

Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của

  • A. Mĩ     
  • B. Liên Xô.
  • C. Pháp.
  • D. Anh.
Câu 24
Mã câu hỏi: 212490

Những vấn đề quan trọng và cấp bách cần giải quyết buộc phe Đồng minh phải triệu tập Hội nghị Ianta (2 - 1945) là:

  • A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • C. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  • D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Câu 25
Mã câu hỏi: 212491

Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 26
Mã câu hỏi: 212492

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:

  • A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
  • B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
  • C.  Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
  • D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 212493

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia nào ở châu Phi?

  • A. Ai Cập.     
  • B. Tuynidi.
  • C. Angôla.     
  • D. Angiêri.
Câu 28
Mã câu hỏi: 212494

Chọn một câu trả lời đúng nhất, trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu sau: Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một (a), vừa (b), vừa (c) nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

  • A. a-Diễn đàn quốc tế, b-hợp tác, c-đấu tranh.
  • B. a-Diễn đàn khu vực, b-hợp tác,c- đấu tranh.
  • C. a-Diễn đàn quốc tế, b-không hợp tác, c-không đấu tranh.
  • D. a-Diễn đàn quốc tế, b-hòa bình, c-hữu nghị.         
Câu 29
Mã câu hỏi: 212495

Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào nhiệm kỳ nào?

  • A. Nhiệm kỳ 2006-2007. 
  • B. Nhiệm kỳ 2008-2009.          
  • C. Nhiệm kỳ 2007-2008.        
  • D. Nhiệm kỳ 2009-2010.    
Câu 30
Mã câu hỏi: 212496

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế “toàn cầu hóa”?

  • A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  • B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  • C. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành tập đoàn khổng lồ.
  • D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực.
Câu 31
Mã câu hỏi: 212497

Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng nào đã dẫn đến xu thế “toàn cầu hóa”?

  • A. Cách mạng khoa học – công nghệ.
  • B. Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX.
  • C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
  • D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 32
Mã câu hỏi: 212498

Sau “ Chiến tranh lạnh”, hầu như tất cả các quốc gia đều lấy chiến lược  phát triển nào làm trọng điểm?

  • A. Văn hóa.     
  • B. Chính trị.      
  • C. Quân sự.    
  • D. Kinh tế.
Câu 33
Mã câu hỏi: 212499

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là

  • A. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất giáp tiếp.
  • B. Khoa học và kỹ thuật phát triển độc lâp.
  • C. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • D. Mọi phát minh kỹ thuật không bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Câu 34
Mã câu hỏi: 212500

Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là?

  • A. Ken-nơ-đi
  • B.  Nich-xơn
  • C. Bill Clintơn
  • D. Ô-ba-ma.
Câu 35
Mã câu hỏi: 212501

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào

  • A. giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
  • B. những năm đầu thế kỉ XX.
  • C. sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
  • D. sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Câu 36
Mã câu hỏi: 212502

Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là

  • A. Xu thế tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe.
  • B. Xu thế tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
  • C. Xu thế chạy đua về kinh tế, tài chính.
  • D. Xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
Câu 37
Mã câu hỏi: 212503

Ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Mỹ, ASEAN, Nhật Bản.  
  • B. Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
  • C. Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.       
  • D. Mỹ, Nhật Bản, khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 38
Mã câu hỏi: 212504

Chiến lược toàn cầu của Mỹ dựa trên sức mạnh vượt trội nào?

  • A. Sức mạnh kinh tế.  
  • B. Sức mạnh khoa học- kỹ thuật.
  • C. Sức mạnh văn hóa.       
  • D. Sức mạnh kinh tế, tài chính và quân sự.
Câu 39
Mã câu hỏi: 212505

Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của ASEAN?

  • A. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
  • B. Xu thế hòa hoãn Đông Tây.
  • C. Nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực.
  • D. Vấn đề Campuchia được giải quyết.
Câu 40
Mã câu hỏi: 212506

Đâu là đóng góp của Việt Nam cho sự hòa hợp, ổn định và phát triển của tổ chức ASEAN?

  • A. Đề xuất ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tư do (AFTA).
  • B. Đề xuất ý tưởng thành lập Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (ART).
  • C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa ASEAN và EU.
  • D. Góp phần chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu căng thẳng trong khu vực.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ