Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT DL Trí Đức

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 211387

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

  • A. Quân chủ lập hiến
  • B. Quân chủ chuyên chế
  • C. Cộng hòa tổng thống
  • D. Cộng hòa đại nghị
Câu 2
Mã câu hỏi: 211388

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?

  • A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố
  • B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạn
  • C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat
  • D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị
Câu 3
Mã câu hỏi: 211389

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già” 
  • B. Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước 
  • C. Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít 
  • D. Hình thành phe Đồng minh – phe Trục
Câu 4
Mã câu hỏi: 211390

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất?

  • A. Mĩ.    
  • B. Anh
  • C. Đức
  • D. Nhật
Câu 5
Mã câu hỏi: 211391

Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?

  • A. phe Hiệp ước 
  • B. phe Đồng minh 
  • C. phe Liên minh 
  • D. phe Trục
Câu 6
Mã câu hỏi: 211392

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

  • A. Trật tự Viên        
  • B. Trật tự Oasinhtơn 
  • C. Trật tự Vécxai      
  • D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn
Câu 7
Mã câu hỏi: 211393

Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Hệ thống Pari - Vec-xai.    
  • B. Hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.
  • C. Hệ thống Bec-lin - Tôkiô. 
  • D. Hệ thống Vec-xai - Rôma.
Câu 8
Mã câu hỏi: 211394

Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?

  • A. Hội Quốc liên 
  • B. Liên hợp quốc 
  • C. Hội Liên hiệp quốc tế mới 
  • D. Hội Quốc xã
Câu 9
Mã câu hỏi: 211395

Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích gì?

  • A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
  • B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
  • C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
  • D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.
Câu 10
Mã câu hỏi: 211396

Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? 

  • A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương 
  • B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến 
  • C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế 
  • D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
Câu 11
Mã câu hỏi: 211397

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

  • A. Philippin
  • B. Ma-lai-xi-a
  • C. Xiêm
  • D. In-đô-nê-xi-a
Câu 12
Mã câu hỏi: 211398

Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

  • A. Mã lai.           
  • B. Xiêm.
  • C. Brunây.
  • D. Xingapo
Câu 13
Mã câu hỏi: 211399

Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?

  • A. Anh 
  • B. Hà Lan 
  • C. Bồ Đào Nha 
  • D. Tây Ban Nha
Câu 14
Mã câu hỏi: 211400

Năm 1885, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở Miến Điện?

  • A. Anh
  • B. Hà Lan         
  • C. Pháp
  • D. Tây Ban Nha
Câu 15
Mã câu hỏi: 211401

Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A. Mĩ 
  • B. Tây Ban Nha 
  • C. Anh 
  • D. Pháp
Câu 16
Mã câu hỏi: 211402

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

  • A. Thực dân Anh 
  • B. Thực dân Pháp 
  • C. Thực dân Hà Lan 
  • D. Thực dân Tây Ban Nha
Câu 17
Mã câu hỏi: 211403

Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

  • A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
  • B. Bỏ chạy ra nước ngoài.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.
  • D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
Câu 18
Mã câu hỏi: 211404

Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

  • A. Chính quyền phong kiến và tư sản 
  • B. Chính phủ tư sản và công nhân 
  • C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính 
  • D. Chính quyền công nhân và nông dân
Câu 19
Mã câu hỏi: 211405

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước

  • A. Cộng hòa.
  • B. Quân chủ.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 20
Mã câu hỏi: 211406

Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là

  • A. hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.
  • B. chính quyền liên hợp được thành lập.
  • C. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.
  • D. giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.
Câu 21
Mã câu hỏi: 211407

Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

  • A. Luận cương tháng Hai 
  • B. Luận cương tháng Tư  
  • C. Luận cương tháng Mười 
  • D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản
Câu 22
Mã câu hỏi: 211408

Tháng 4 - 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là

  • A. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản
  • B. Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất
  • C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
  • D. Luận cương tháng tư.
Câu 23
Mã câu hỏi: 211409

Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?

  • A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
  • B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
  • C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi
  • D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước
Câu 24
Mã câu hỏi: 211410

Phe Liên Minh gồm những nước nào?

  • A. Đức-Ý-Nhật.
  • B. Đức-Áo-Hung.    
  • C. Đức-Nhật-Áo.
  • D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 25
Mã câu hỏi: 211411

Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?

  • A. Anh, Pháp, Đức 
  • B. Anh, Pháp, Nga 
  • C. Mĩ, Đức, Nga 
  • D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 26
Mã câu hỏi: 211412

Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào?

  • A. phe Hiệp ước
  • B. phe Đồng minh           
  • C. phe Liên minh         
  • D. phe Trục
Câu 27
Mã câu hỏi: 211413

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A. Đức tấn công Ba Lan 
  • B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi 
  • C. Anh tuyên chiến với Đức 
  • D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
Câu 28
Mã câu hỏi: 211414

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

  • A. Anh     
  • B. Pháp 
  • C. Đức    
  • D.
Câu 29
Mã câu hỏi: 211415

Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?

  • A. Xem xét lại con đường phát triển của mình. 
  • B. Cải cách kinh tế - xã hội. 
  • C. Phát xít hóa chế độ chính trị. 
  • D. Đổi mới quá trình quản lí và tổ chức sản xuất.
Câu 30
Mã câu hỏi: 211416

Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

  • A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài 
  • B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân 
  • C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước 
  • D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước
Câu 31
Mã câu hỏi: 211417

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Sự hung hãn của Đức
  • B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
  • C. Mâu thuẫn Anh - Pháp      
  • D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 32
Mã câu hỏi: 211418

Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản 
  • B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao 
  • C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều 
  • D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây
Câu 33
Mã câu hỏi: 211419

Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

  • A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau
  • B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau
  • C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau
  • D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 34
Mã câu hỏi: 211420

Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?

  • A. Sự hình thành phe Liên minh 
  • B. Thái độ hung hăng của Đức 
  • C. Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước 
  • D. Thái độ trung lập của Mĩ
Câu 35
Mã câu hỏi: 211421

Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

  • A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường
  • B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc
  • C. Liên minh với các nước đế quốc
  • D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng
Câu 36
Mã câu hỏi: 211422

Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

  • A. Để lôi kéo đồng minh.
  • B. Để tăng cường chạy đua vũ trang.
  • C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.
  • D. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau.
Câu 37
Mã câu hỏi: 211423

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

  • A. Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa
  • B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản 
  • C. Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp 
  • D. Thái tử Xéc-bi bị ám sát
Câu 38
Mã câu hỏi: 211424

Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa 
  • B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ 
  • C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu 
  • D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
Câu 39
Mã câu hỏi: 211425

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

  • A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương 
  • B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn 
  • C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa 
  • D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều
Câu 40
Mã câu hỏi: 211426

Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã làm gì?

  • A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh                      
  • B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
  • C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
  • D. Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ