Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Nguyễn Công Trứ

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 211587

Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?

  • A. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang của ta để thống nhất đất nước.
  • B. Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới.
  • C. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  • D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.
Câu 2
Mã câu hỏi: 211588

Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

  • A. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới
  • B. Do Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam
  • C. Do cách mạng 2 miền có bước phát triển mới
  • D. Do Trung Quốc và Liên Xô đồng ý ủng hộ Việt Nam chống Mĩ
Câu 3
Mã câu hỏi: 211589

Sự khác biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách

  • A. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
  • B. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
  • C. Tiến hành cải cách cả về kinh tế- chính trị
  • D. Thực hiện mở cửa phát triển kinh tế
Câu 4
Mã câu hỏi: 211590

Vì sao sự kiện Ních Xơn sang thăm Trung Quốc (2-1972) lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

  • A. Do Liên Xô đã thỏa hiệp với Mĩ nên chắc chắn Trung Quốc sẽ thỏa hiệp
  • B. Do đây là thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam
  • C. Do Mĩ hứa sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
  • D. Do bản thân người Trung Quốc cũng không muốn Việt Nam thống nhất
Câu 5
Mã câu hỏi: 211591

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?

  • A. Tây ban Nha.                     
  • B. Hàn Quốc
  • C. Canada
  • D. Bồ Đào Nha.
Câu 6
Mã câu hỏi: 211592

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?

  • A. Hội nghị Ianta
  • B. Hội nghị Xan Phranxico
  • C. Hội nghị Pốtxđam
  • D. Hội nghị Pari
Câu 7
Mã câu hỏi: 211593

Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương

  • A. Đại hội đồng 
  • B. Hội đồng bảo an 
  • C. Hội đồng kinh tế- xã hội
  • D. Hội đồng Quản thác
Câu 8
Mã câu hỏi: 211594

Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp quốc có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?

  • A. 35 nước
  • B. 48 nước     
  • C. 50 nước
  • D. 55 nước
Câu 9
Mã câu hỏi: 211595

Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc là vì đó là ngày

  • A. Kết thúc chiến tranh lạnh.
  • B. Bế mạc hội nghị Ianta.
  • C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.
  • D. Khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc.
Câu 10
Mã câu hỏi: 211596

Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

  • A. Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội
  • B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
  • C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng 
  • D. Pháp rút quân khỏi miền Nam
Câu 11
Mã câu hỏi: 211597

Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?

  • A. Chia cắt lâu dài Việt Nam
  • B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương
  • C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
  • D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
Câu 12
Mã câu hỏi: 211598

Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
  • B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
  • C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 13
Mã câu hỏi: 211599

Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng miền Bắc sau 1954 là tiến hành

  • A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
  • B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước.
  • D. Cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 14
Mã câu hỏi: 211600

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A. Đế quốc Mĩ
  • B. Thực dân Pháp 
  • C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
  • D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
Câu 15
Mã câu hỏi: 211601

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
  • B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
  • C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
  • D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu 16
Mã câu hỏi: 211602

Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là

  • A. Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.
  • B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
  • C. Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.
  • D. Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.
Câu 17
Mã câu hỏi: 211603

Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

  • A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe
  • B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm 
  • C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
  • D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Câu 18
Mã câu hỏi: 211604

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là

  • A. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
  • B. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước
  • D. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước
Câu 19
Mã câu hỏi: 211605

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
  • B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
  • C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
  • D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Câu 20
Mã câu hỏi: 211606

Vì sao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

  • A. Do cách mạng miền Bắc là nền tảng cho sự phát triển của cách mạng cả nước
  • B. Do cách mạng miền Bắc là chỗ dựa quyết định để miền Nam đánh thắng Mĩ
  • C. Do đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn 1954-1975
  • D. Do cách mạng miền Bắc sẽ giúp miền Nam xây dựng thành công CNXH trong giai đoạn 1954-1975
Câu 21
Mã câu hỏi: 211607

Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

  • A. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt lực lượng phát triển quân đội
  • B. Lực lượng cộng sản chiếm ưu thế trong nắm dân
  • C. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách cần nắm dân để thu thuế
  • D. Lực lượng cộng sản vẫn kiểm soát được các đô thị ở miền Nam
Câu 22
Mã câu hỏi: 211608

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì

  • A. Phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
  • B. Phải kiên định theo phương hướng chiến lược ban đầu và tăng cường quyền lực cho giai cấp lãnh đạo
  • C. Phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động
  • D. Phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình
Câu 23
Mã câu hỏi: 211609

Phương án Mao bát tơn mà người Anh thực hiện ở Ấn Độ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

  • A. Chủ nghĩa thực dân cũ
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
  • C. Chủ nghĩa đế quốc
  • D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Câu 24
Mã câu hỏi: 211610

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • A. Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
  • B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
  • C. Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
  • D. Đấu tranh từ thấp đến cao
Câu 25
Mã câu hỏi: 211611

Nôi dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?

  • A. Phương pháp đấu tranh
  • B. Hình thức diễn ra
  • C. Kết quả
  • D. Lực lượng tham gia
Câu 26
Mã câu hỏi: 211612

Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?

  • A. Học thuyết Truman
  • B. Học thuyết Domino 
  • C. Học thuyết Kenedy
  • D. Học thuyết Nixon
Câu 27
Mã câu hỏi: 211613

Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?

  • A. Chiến lược toàn cầu 
  • B. Thực dân kiểu mới 
  • C. Trả đũa ồ ạt
  • D. Phản ứng linh hoạt
Câu 28
Mã câu hỏi: 211614

Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?

  • A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.
  • C. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  • D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 29
Mã câu hỏi: 211615

Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau?

  • A. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
  • B. Thời kì từ sau năm 1975 đến nay.
  • C. Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 - 1945).
  • D. Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
Câu 30
Mã câu hỏi: 211616

Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây

  • A. Đức và Triều Tiên.  
  • B. Đức và Nhật Bản.
  • C. Triều Tiên và Nhật Bản.
  • D. Trung Quốc và Triều Tiên. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 211617

Nguyên nhân nào đã khiến Mĩ cần phải đẩy nhanh việc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963?

  • A. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chính trị phản đối chính quyền họ Ngô
  • B. Do Ngô Đình Diệm không còn nghe theo sự chỉ huy của Mĩ
  • C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
  • D. Do áp lực từ dư luận quốc tế
Câu 32
Mã câu hỏi: 211618

Thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu?

  • A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
  • B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu
  • C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn cầu
  • D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu
Câu 33
Mã câu hỏi: 211619

Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?

  • A. Do sự khác biệt về tính chất chiến tranh
  • B. Do sự khác biệt phương thức tác chiến
  • C. Do rút kinh nghiệm từ sự thất bại của người Pháp
  • D. Do quân viễn chinh Mĩ đang phải tập trung ở chiến trường Trung Đông
Câu 34
Mã câu hỏi: 211620

Vì sao chiến tranh cục bộ lại được coi là mốc đánh dấu bước leo thang chiến tranh mới của Mĩ ở Việt Nam so với chiến tranh đặc biệt?

  • A. Do Mĩ sử dụng cả quân viễn chinh Mĩ, đồng minh và mở rộng quy mô chiến tranh
  • B. Do tính chất chiến tranh đã chuyển từ thực dân kiểu mới sang kiểu cũ
  • C. Do Mĩ sử dụng cả thủ đoạn ngoại giao để tạo bước đệm cho chiến tranh
  • D. Do Mĩ đã thay thế toàn bộ quân đội Sài Gòn bằng quân viễn chinh Mĩ
Câu 35
Mã câu hỏi: 211621

Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?

  • A. Do nguồn đầu tư và lợi nhuận của người Anh thu được từ Ấn Độ rất lớn
  • B. Do người Ấn Độ đoàn kết
  • C. Do ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo
  • D. Do tranh thủ ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
Câu 36
Mã câu hỏi: 211622

Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

  • A. Giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
  • B. Tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước
  • C. Giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng
  • D. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 37
Mã câu hỏi: 211623

Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

  • A. Đại hội đồng
  • B. Hội đồng bảo an
  • C. Tòa án Quốc tế
  • D. Hội đồng Quản thác
Câu 38
Mã câu hỏi: 211624

Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau?

  • A. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
  • B. Thời kì từ sau năm 1975 đến nay.
  • C. Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 - 1945).
  • D. Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
Câu 39
Mã câu hỏi: 211625

Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây

  • A. Đức và Triều Tiên.  
  • B. Đức và Nhật Bản.
  • C. Triều Tiên và Nhật Bản.
  • D. Trung Quốc và Triều Tiên. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 211626

Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ngày sau năm 1954?

  • A. Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công về chiến lược.
  • B. Chuyển từ thế bị động phòng ngự sang thế tiến công về chiến lược.
  • C. Chuyển từ thế tiến công sang thế giữ gìn lực lượng.
  • D. Chuyển từ thế bị động sang thế chủ động.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ