Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch sử Trường THPT Hồng Lĩnh

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 213507

Vai trò địa vị quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì?

  • A. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • B. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
  • C. Nga tiếp tục giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.
  • D. Nga không giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 2
Mã câu hỏi: 213508

Điểm khác biệt giữa Liên xô và các nước đế quốc trong thời kỳ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
  • B. Thực hiện các cải cách dân chủ.
  • C. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế.  
  • D. Chế tạo ra nhiều vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại.
Câu 3
Mã câu hỏi: 213509

Sự thành lập liên minh Châu Âu (EU) mang lại những lợi ích căn bản nào cho các nước thành viên tham gia?

  • A. Củng cố và phát triển về lĩnh vực văn hoá.    
  • B. Hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực.
  • C. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. 
  • D. Tăng cường sức cạnh tranh về quân sự.
Câu 4
Mã câu hỏi: 213510

Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỷ XX là

  • A. Chiến tranh lạnh diễn ra chủ yếu ở Châu á- Thái Bình Dương.
  • B. Mẫu thuẫn giữa Liên xô và Mĩ về vấn đề thuộc địa.
  • C. Chiến tranh lạnh diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực quân sự giữa hai siêu cường Xô- Mĩ.
  • D. Chiến tranh lạnh diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Xô- Mĩ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 213511

Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào?

  • A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
  • B. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
  • C. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi.
  • D. Từ Đồng minh chống phát xít chuyển sang đối đầu.
Câu 6
Mã câu hỏi: 213512

Từ sau 1945, dựa vào tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự mạnh, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ gì sau đây?

  • A. Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.          
  • B. Thống trị toàn thế giới.
  • C. Thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.      
  • D. Thống trị và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên thế giới.
Câu 7
Mã câu hỏi: 213513

Nội dung nào sau đây thể hiện điểm chung trong phong trào đấu tranh của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XX?

  • A. Tập trung phát triển kinh tế.   
  • B. Giành được độc lập.
  • C. Bị các nước đế quốc trở lại tái chiếm. 
  • D. Các nước thực dân tiến hành khai thác thuộc địa.
Câu 8
Mã câu hỏi: 213514

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Khoa học- kỹ thuật của Nhật Bản có gì khác biệt so với Mĩ?

  • A. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.  
  • B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
  • C. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh.    
  • D. Đầu tư bán quân trang, quân dụng.
Câu 9
Mã câu hỏi: 213515

Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối cải cách-mở cửa của Trung Quốc từ 1978?

  • A. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.  
  • B. Lấy phát triển kinh làm trung tâm.
  • C. Thực hiện đường lối "ba ngọn cờ hồng".    
  • D. Tiến hành cải cách và mở cửa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 213516

Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.  
  • B. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất.
  • C.  Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe.   
  • D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành.
Câu 11
Mã câu hỏi: 213517

Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là gì?

  • A. Xu thế toàn cầu hóa.         
  • B. Cục diện "Chiến tranh lạnh".
  • C. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.              
  • D. Sự hình thành các liên minh kinh tế.
Câu 12
Mã câu hỏi: 213518

Chính sách đối ngoại của Liên Xô thực hiện từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

  • A. quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN.     
  • B. muốn làm bạn với tất cả các nước.     
  • C. đối đầu với các nước Tây Âu. 
  • D. bảo vệ hoà bình thế giới.
Câu 13
Mã câu hỏi: 213519

Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

  • A. Không tán thành con đường cứu nước của họ.
  • B. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ.
  • C. Rất tán thành con đường cứu nước của họ.     
  • D. Khâm phục tinh thần yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 213520

Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa

  • A. Quốc dân Đảng và thế lực thân Mĩ.         
  • B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
  • C. Đảng cộng sản và thế lực thân Mĩ.    
  • D. Đảng cộng sản với các lực lượng quân phiệt miền bắc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 213521

Sự kiện sau đây đánh dấu Châu Phi đã hoàn thành cơ bản cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ?

  • A. Nam Phi tuyên bố độc lập.     
  • B. Ăngôla tuyên bố độc lập.
  • C. Namibia tuyên bố độc lập.   
  • D. Angiêri tuyên bố độc lập.
Câu 16
Mã câu hỏi: 213522

Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số 1 của thế giới

  • A. nữa sau những năm 70 của thế kỷ XX.  
  • B. đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.
  • C. đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. 
  • D. từ nữa sau những năm 80 của thế kỷ XX.
Câu 17
Mã câu hỏi: 213523

Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào dưới đây?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 213524

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước.
  • B. Các công ti, tập đoàn tư bản có sức sản xuất và cạnh tranh hiệu quả.
  • C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của cộng đồng các nước châu Âu (EC).  
  • D. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật.
Câu 19
Mã câu hỏi: 213525

Thành tựu cơ bản mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 - 1973 là gì?

  • A. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
  • B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
  • C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • D. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
Câu 20
Mã câu hỏi: 213526

Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?

  • A. Trung lập tích cực.                 
  • B. Nhận viện trợ từ các nước.
  • C. Xâm lược các nước láng giềng.     
  • D. Hòa bình, trung lập.
Câu 21
Mã câu hỏi: 213527

Biến đổi cơ bản ở khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?

  • A. Tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.
  • B. Trở thành các nước công nghiệp mới.
  • C. Lần lượt gia nhập ASEAN.   
  • D. Từ thuộc địa trở thành nước độc lập.
Câu 22
Mã câu hỏi: 213528

Hội đồng Bảo an có vai trò như thế nào trong tổ chức Liên hợp quốc?

  • A. Giữ vai trò cố vấn.     
  • B. Là quan sát viên.
  • C. Phải phục tùng Đại hội đồng. 
  • D. Giữ vai trò trọng yếu.
Câu 23
Mã câu hỏi: 213529

Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì dưới đây trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

  • A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.       
  • B. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
  • C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.    
  • D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 24
Mã câu hỏi: 213530

Sự kiện nào sau đây được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Thắng lợi của cách mạng Pê ru.   
  • B. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba.
  • C. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo. 
  • D. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
Câu 25
Mã câu hỏi: 213531

Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm 1945?

  • A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
  • B. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
  • C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.    
  • D. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
Câu 26
Mã câu hỏi: 213532

Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỷ XX là

  • A. Mĩ - Anh - Pháp.   
  • B. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
  • C. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.       
  • D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 27
Mã câu hỏi: 213533

Mục đích của Mĩ khi thực hiện Kế hoạch Mác san là gì?

  • A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi kinh tế.
  • B. Củng cố sức sức mạnh của hệ thống các nước CNTB trên thế giới.
  • C. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mỹ đối với các nước tư bản đồng minh.
  • D. Phục hồi tiềm lực kinh tế -quân sự của Đức, biến Tây Đức thành lực lượng xung kích chống Liên xô.
Câu 28
Mã câu hỏi: 213534

Theo "Phương án Maobatton",  Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào sau đây?

  • A. Ấn Độ và Bănglađét.      
  • B. Pakixtan và Nepan.   
  • C. Ấn Độ và Pakixtan.  
  • D. Bănglađét và Pakixtan.
Câu 29
Mã câu hỏi: 213535

Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi?

  • A. Sự phát triển "thần kì”.    
  • B. Sự phát triển nhảy vọt.  
  • C. Sự phát nhanh chóng.           
  • D. Sự phát triển mạnh mẽ.
Câu 30
Mã câu hỏi: 213536

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì?

  • A. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
  • B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
  • C. Triều đình đã đầu hàng thức dân Pháp.
  • D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
Câu 31
Mã câu hỏi: 213537

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?

  • A. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.   
  • B. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989.
  • C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.       
  • D. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
Câu 32
Mã câu hỏi: 213538

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

  • A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".     
  • B. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
  • C. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.       
  • D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
Câu 33
Mã câu hỏi: 213539

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát

  • A. muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.  
  • B. muốn nô dịch các nước Đồng minh.
  • C. từ tham vọng mở rộng thuộc địa của mình.    
  • D. từ tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 34
Mã câu hỏi: 213540

Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong "chiến lược toàn cầu" là

  • A. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.    
  • B. thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.
  • C. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
  • D. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
Câu 35
Mã câu hỏi: 213541

Điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945 là gì?

  • A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
  • C. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật.
  • D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức.
Câu 36
Mã câu hỏi: 213542

Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

  • A. Đưa thanh niên sang Nhật Bản để học tập.   
  • B. Bạo lực vũ trang để giành độc lập.
  • C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.   
  • D. Cải cách kinh tế, xã hội.
Câu 37
Mã câu hỏi: 213543

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực

  • A. sản xuất nông nghiệp.  
  • B. công nghiệp nặng. 
  • C. công nghiệp vũ trụ.      
  • D. công nghiệp nhẹ.
Câu 38
Mã câu hỏi: 213544

Nguyên nhân nào quyết định thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại.    
  • B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
  • C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao. 
  • D. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 39
Mã câu hỏi: 213545

Trong giai đoạn 1945-1950, các nước Tây âu có điểm chung trong chính sách đối ngoại đó là

  • A. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.     
  • B. liên minh chặt chẽ với Mỹ.
  • C. Phát triển quan hệ với Liên xô.     
  • D. phát triển quan hệ với Châu Á.
Câu 40
Mã câu hỏi: 213546

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc?

  • A. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
  • B. Định ước Henxinki năm 1975.
  • C. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.           
  • D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ