Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Thanh Khê

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 211907

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?

  • A. Thứ hai (sau Liên Xô).
  • B. Thứ ba (sau Nga, Mĩ).
  • C. Thứ tư (sau Nga, Mĩ, Anh).
  • D. Thứ năm (sau Nga, Mĩ, Anh, Pháp).
Câu 2
Mã câu hỏi: 211908

Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?

  • A. Hợp tác thành công với Nhật.
  • B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô.
  • C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan.
  • D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến các nước thứ 3.
Câu 3
Mã câu hỏi: 211909

Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?

  • A. Tạo ra căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
  • B. Tạo ra sự đối trọng với khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
  • C. Tìm kiếm đồng minh chống lại Liên Xô và Đông Âu.
  • D. Củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
Câu 4
Mã câu hỏi: 211910

Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

  • A. Nguồn viện trợ của Mỹ thông qua kế hoạch Macsan.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhân lực lao động dồi dào.
  • C. Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và áp dụng thành công khoa học kỹ thuật.
  • D. Quá trình tập trung tư bản và tập trung lao động cao.
Câu 5
Mã câu hỏi: 211911

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên

  • A. Kiệt quệ.
  • B. Phát triển mạnh mẽ.
  • C. Phát triển không ổn định.
  • D. Phát triển chậm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 211912

Cho các dữ liệu sau:

1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại.

3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.

4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài.

Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.

  • A. 3,1,4,2.          
  • B. 1,3,4,2.       
  • C.  1,2,4,3.        
  • D. 4,1,3,2.
Câu 7
Mã câu hỏi: 211913

Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là

  • A. đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
  • B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xô còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
  • C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
  • D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.
Câu 8
Mã câu hỏi: 211914

Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?

  • A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
  • B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.
  • C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.
  • D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.
Câu 9
Mã câu hỏi: 211915

Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

  • A. Do Quốc dân Đảng vẫn nắm quyền kiểm soát khu vực này sau cuộc nội chiến 1946 - 1949.
  • B. Do nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa.
  • C. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch.
  • D. Do đường lối “một đất nước hai chế độ” nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện.
Câu 10
Mã câu hỏi: 211916

Hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết từ năm 2000 có ý nghĩa gì?

  • A. Mở ra thời kì hợp tác cùng phát triển giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên.
  • B. Mở ra bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên.
  • C. Chấm dứt thời kì đối đầu căng thẳng giữa hai miền.
  • D. Chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Câu 11
Mã câu hỏi: 211917

Trong những năm 1950-1953, hai miền bán đảo Triều Tiên ở trong tình thế

  • A. Hòa dịu, hợp tác.
  • B. Hòa bình, hòa hợp.
  • C. Đối đầu nhưng không xảy ra xung đột quân sự.
  • D. Chiến tranh xung đột.
Câu 12
Mã câu hỏi: 211918

Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

  • A. Tháng 8 - 1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.
  • B. Tháng 9 - 1948, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên.
  • C. Tháng 8 - 1949, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.
  • D. Tháng 9 - 1949, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên.
Câu 13
Mã câu hỏi: 211919

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

  • A. Vĩ tuyến 39.
  • B. Vĩ tuyến 38.
  • C. Vĩ tuyến 16.
  • D. Vĩ tuyến 37.
Câu 14
Mã câu hỏi: 211920

Quốc gia và vùng lãnh thổ nào dưới đây không được mệnh danh là “con rồng” kinh tế của châu Á?

  • A. Hàn Quốc
  • B. Đài Loan
  • C. Hồng Công
  • D. Nhật Bản
Câu 15
Mã câu hỏi: 211921

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

  • A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công.
  • B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan.
  • C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.
  • D. Hàn.Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Câu 16
Mã câu hỏi: 211922

Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?

  • A. Đức.
  • B. Pháp.
  • C. Tây Ban Nha. 
  • D. Anh.
Câu 17
Mã câu hỏi: 211923

Ý nào sau đây không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay?

  • A. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp phần mềm.
  • B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
  • C. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
Câu 18
Mã câu hỏi: 211924

ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hiệu ứng “Brexít” ở châu Âu? 

  • A. Tăng cường đoàn kết nội khối.
  • B. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn.
  • C. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
  • D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 19
Mã câu hỏi: 211925

Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?

  • A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.
  • B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
  • C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
  • D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Câu 20
Mã câu hỏi: 211926

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
  • B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  • D. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 211927

Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

  • A. Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa.
  • C. Xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
  • D. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Câu 22
Mã câu hỏi: 211928

Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

  • A. Khoa học đều là lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • B. Đều giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.
  • C. Đều khởi đầu ở nước Mĩ.
  • D. Đều bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 211929

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?

  • A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  • B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
  • C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.
  • D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 211930

Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?

  • A. Lao động trong nông nghiệp tăng lên.
  • B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên.
  • C. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên.
  • D. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên.
Câu 25
Mã câu hỏi: 211931

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?

  • A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 
  • B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
  • C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
  • D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 211932

Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là

  • A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô- Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh.
  • B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác.
  • C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra.
  • D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác.
Câu 27
Mã câu hỏi: 211933

Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?

  • A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
  • B. Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • C. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.
  • D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
Câu 28
Mã câu hỏi: 211934

Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?

  • A. Bảo vệ môi trường.
  • B. Không sản xuất vũ khí hạt nhân.
  • C. Phát triển kinh tế.
  • D. Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt.
Câu 29
Mã câu hỏi: 211935

Loại vũ khí nào sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

  • A. Vũ khí hạt nhân.
  • B. Vũ khí hóa học.
  • C. Vũ khí sinh học.
  • D. Vũ khí phóng xạ.
Câu 30
Mã câu hỏi: 211936

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Những bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới.
  • B. Có những tác động tích cực về nhiều mặt.
  • C. Tác động lớn đến quan hệ quốc tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.
  • D. Gây nên những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Câu 31
Mã câu hỏi: 211937

Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.
  • B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
  • D. Chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 32
Mã câu hỏi: 211938

Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Gây ra tình trạng căng thẳng đối đầu.
  • B. Xác lập cục diện hai cực hai phe.
  • C. Kinh tế của cả Mĩ và Liên Xô suy giảm.
  • D. Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang ở nhiều khu vực.
Câu 33
Mã câu hỏi: 211939

Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào? 

  • A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
  • B. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
  • C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
  • D. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 34
Mã câu hỏi: 211940

Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Đều có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • B. Đều coi giáo dục là nhân tố chìa khóa cho sự phát triển.
  • C. Vai trò quản lí và điều tiết hợp lí, có hiệu quả của nhà nước.
  • D. Đều lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
Câu 35
Mã câu hỏi: 211941

Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

  • A. 10 nước.      
  • B. 25 nước.   
  • C. 27 nước.        
  • D. 29 nước.
Câu 36
Mã câu hỏi: 211942

Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
  • B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
  • C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
  • D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
Câu 37
Mã câu hỏi: 211943

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào?

  • A. Đều bị các nước thực dân xâm lược.
  • B. Đều là những quốc gia độc lập.
  • C. Hầu hết đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
  • D. Có nền kinh tế phát triển.
Câu 38
Mã câu hỏi: 211944

Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
  • B. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên.
  • C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.
  • D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga.
Câu 39
Mã câu hỏi: 211945

Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

  • A. (1) kinh tế, (2) xã hội                
  • B. (1) kinh tế, (2) chính trị
  • C. (1) an ninh, (2) chính trị           
  • D. (1) kinh tế (2) văn hóa
Câu 40
Mã câu hỏi: 211946

Tại sao khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, hội nghị Ianta đã được triệu tập?

  • A. Do chủ nghĩa phát xít vẫn chưa bị đánh bại, phải triệu tập hội nghị để đề ra kế sách nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • B. Do các nước muốn phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. 
  • C. Vì muốn tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh.
  • D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc, có nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ