Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Trần Hữu Trang

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 211627

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo? 

  • A. Đinh Công Tráng        
  • B. Nguyễn Thiện Thuật 
  • C. Phan Đình Phùng      
  • D. Đinh Gia Quế
Câu 2
Mã câu hỏi: 211628

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo? 

  • A. Cao Điền và Tống Duy Tân 
  • B. Tống Duy Tân và Cao Thắng 
  • C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám 
  • D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Câu 3
Mã câu hỏi: 211629

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai? 

  • A. Đề Nắm      
  • B. Đề Thám 
  • C. Đề Sặt        
  • D. Đề Nguyên
Câu 4
Mã câu hỏi: 211630

Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào? 

  • A. Tập trung thành những đội quân lớn. 
  • B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ. 
  • C. Vừa tập trung vừa phân tán. 
  • D. Tổ chức thành các quân thứ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 211631

Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào? 

  • A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm. 
  • B. Vùng núi cao hiểm trở. 
  • C. Vùng sông nước. 
  • D. Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 211632

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì? 

  • A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp 
  • B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu 
  • C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu 
  • D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 7
Mã câu hỏi: 211633

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì? 

  • A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do 
  • B. Tổ chức phản công để phá vòng vây 
  • C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
  • D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Câu 8
Mã câu hỏi: 211634

Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? 

  • A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.             
  • B. Khởi nghĩa Ba Đình. 
  • C. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 9
Mã câu hỏi: 211635

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê 
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế 
  • C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà 
  • D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Câu 10
Mã câu hỏi: 211636

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp? 

  • A. Hưởng ứng chiếu Cần vương 
  • B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống 
  • C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình 
  • D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua
Câu 11
Mã câu hỏi: 211637

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam? 

  • A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp 
  • B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập 
  • C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất 
  • D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp
Câu 12
Mã câu hỏi: 211638

Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã có tác động như thế nào đến thực dân Pháp? 

  • A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam 
  • B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp 
  • C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau 
  • D. Chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Câu 13
Mã câu hỏi: 211639

Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát? 

  • A. Mục tiêu đấu tranh 
  • B. Kết quả 
  • C. Quy mô 
  • D. Lãnh đạo
Câu 14
Mã câu hỏi: 211640

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là 

  • A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia 
  • B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh 
  • C. hình thức, phương pháp đấu tranh 
  • D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
Câu 15
Mã câu hỏi: 211641

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là 

  • A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. 
  • B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. 
  • C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 
  • D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 16
Mã câu hỏi: 211642

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

  • A. Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiến bộ.          
  • B. Nhân dân thiếu quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược.
  • C. Đi ngược lại với truyền thống đấu tranh vũ trang dân tộc.
  • D. Phải chủ chiến không liên kết được với quần chúng nhân dân.
Câu 17
Mã câu hỏi: 211643

Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?

  • A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
  • B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
  • C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
  • D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
Câu 18
Mã câu hỏi: 211644

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây? 

  • A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương 
  • B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi 
  • C. Phương thức tác chiến linh hoạt 
  • D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
Câu 19
Mã câu hỏi: 211645

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê 
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế 
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình 
  • D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 20
Mã câu hỏi: 211646

Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là

  • A. chỉ diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở.
  • B. tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
  • C. nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công.
  • D. chưa được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 211647

Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc thắng lợi
  • B. Hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng kém phát triển trừ Nhật Bản
  • C. Đều đạt nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước, trở thành những nền kinh tế lớn của thế giới
  • D. Hầu hết các quốc gia đều giành được độc lập và thống nhất đất nước
Câu 22
Mã câu hỏi: 211648

Sự chia cắt của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự đối đầu Đông - Tây, chiến tranh lạnh
  • B. Chiến lược toàn cầu của Hoa Kì
  • C. Sự phát triển mạnh của các lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa
  • D. Sự cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng giữa các nước tư bản
Câu 23
Mã câu hỏi: 211649

Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?

  • A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch
  • B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng
  • C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp
  • D. Do vấn đề phát triển công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên
Câu 24
Mã câu hỏi: 211650

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là gì?

  • A. Một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
  • B. Đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • C. Đảng lãnh đạo nhân dân hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước
  • D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
Câu 25
Mã câu hỏi: 211651

Nội dung nào sau đây thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?

  • A. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
  • B. Miền Bắc vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Miền Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vừa làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • D. Cả hai miền thực hiện cùng một lúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 211652

Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?

  • A. Người Mĩ trực tiếp cai trị
  • B. Cai trị gián tiếp thông qua chính quyền tay sai bản xứ
  • C. Đứng đầu đất nước là người Mĩ, các cấp phía dưới là người Việt Nam
  • D. Đứng đầu đất nước là các tướng lĩnh cấp cao của cả Mĩ và Việt Nam
Câu 27
Mã câu hỏi: 211653

Trong thời kì 1954 -1975, sự kiện nào dưới đây làm thất bại âm mưu “lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc” của Mĩ - Diệm?

  • A. Chiến thắng Vạn Tường
  • B. Chiến thắng Bình Giã.
  • C. Chiến thắng Ấp Bắc.
  • D. Phong trào Đồng Khởi.
Câu 28
Mã câu hỏi: 211654

Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?

  • A. Tinh thần chống cộng quyết liệt
  • B. Có xuất thân công giáo
  • C. Không có xu hướng thân Pháp trước đây
  • D. Không có mối liên hệ với triều đình Huế trước đây
Câu 29
Mã câu hỏi: 211655

Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?

  • A. Triều Tiên tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và chấp nhận đàm phán với Hàn Quốc, Mĩ
  • B. Triều Tiên cho phép mở cửa biên giới để phát triển kinh tế
  • C. Tổng thống Mĩ đến thăm Triều Tiên
  • D. Hai miền Triều Tiên quyết định sẽ đi tới thống nhất
Câu 30
Mã câu hỏi: 211656

Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

  • A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
  • B. Do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc
  • C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc
  • D. Do sự can thiệp của Mĩ
Câu 31
Mã câu hỏi: 211657

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong năm 1946-1949 là gì?

  • A. Chưa lật đổ nền thống trị của Quốc dân Đảng ở Nam Kinh
  • B. Chưa thủ tiêu được những tàn tích phong kiến
  • C. Đất nước bị chia cắt
  • D. Chưa xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân ở lục địa Trung Quốc
Câu 32
Mã câu hỏi: 211658

Điểm giống nhau giữa quá trình cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)

  • A. Bối cảnh lịch sử
  • B. Trọng tâm cải cách
  • C. Vai trò của Đảng cộng sản
  • D. Kết quả
Câu 33
Mã câu hỏi: 211659

Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?

  • A. Kẻ thù của Việt Nam là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới
  • B. Liên Xô, Trung Quốc không ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ
  • C. Cục diện 2 cực, 2 phe chi phối chiến tranh Việt Nam
  • D. Phong trào cách mạng thế giới đang rơi vào tình trạng thoái trào
Câu 34
Mã câu hỏi: 211660

Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?

  • A. Do quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại
  • B. Do giai cấp địa chủ trở thành tay sai chống đối cách mạng
  • C. Do ruộng đất là yêu cầu số 1 của nông dân thời thuộc địa
  • D. Do nhu cầu quốc hữu hóa ruộng đất để sản xuất tập thể
Câu 35
Mã câu hỏi: 211661

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến tiến trình cách mạng Việt Nam?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc
  • B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc
  • C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở miền Bắc
  • D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc
Câu 36
Mã câu hỏi: 211662

Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?

  • A. Không vận dụng cách thức cải cách của Trung Quốc vào Việt Nam
  • B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế
  • C. Do sự chống phá của các thế lực thù địc
  • D.  Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế
Câu 37
Mã câu hỏi: 211663

Qua quá trình tổ chức và lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957), bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để là cho Đảng là gì?

  • A. Phải vận dụng bài học kinh nghiệm cải cách ruộng đất từ Trung Quốc
  • B. Phải huy động toàn dân tham gia vào cải cách
  • C. Phải bám sát thực tế, dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa
  • D. Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên
Câu 38
Mã câu hỏi: 211664

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

  • A. Ra đời muộn so với thực tế nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam
  • B. Chỉ ra một cách toàn diện con đường phát triển của cách mạng miền Nam
  • C. Kiên định con đường đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang
  • D. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi
Câu 39
Mã câu hỏi: 211665

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

  • A. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
  • B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng ở vùng nông thôn miền Nam
  • C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng
  • D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam
Câu 40
Mã câu hỏi: 211666

Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

  • A. Đều tham gia lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền 
  • B. Đều làm chức năng chính quyền bên cạnh chức năng đoàn kết, tập hợp lực lượng
  • C. Đều được tách ra từ khối đoàn kết từ một mặt trận chung của 3 nước Đông Dương
  • D. Đều gắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít trên thế giới

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ