Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Phạm Hồng Thái

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 210387

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A. Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới 
  • B. Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế 
  • C. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước 
  • D. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước
Câu 2
Mã câu hỏi: 210388

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?

  • A. Không phân cực rõ ràng 
  • B. Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc 
  • C. Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu 
  • D. Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự 
Câu 3
Mã câu hỏi: 210389

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á? 

  • A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc   
  • B. Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới 
  • C. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc Đông Dương 
  • D. Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây  
Câu 4
Mã câu hỏi: 210390

Có đúng hay không khi cho rằng : “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta (2-1945)”?

  • A. Không. Vì phát xít Nhật là do nhân dân Việt Nam tiêu diệt 
  • B. Đúng. Vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập đã hỗ trợ Việt Nam giành chính quyền 
  • C. Không. Vì hội nghị Ianta đã tạo điều kiện để thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam 
  • D. Đúng. Vì hội nghị đã quyết định tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam 
Câu 5
Mã câu hỏi: 210391

Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?

  • A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô 
  • B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ 
  • C. Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất 
  • D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu 
Câu 6
Mã câu hỏi: 210392

Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ?

  • A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa 
  • B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, khống chế thế giới của Mĩ 
  • C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự 
  • D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng 
Câu 7
Mã câu hỏi: 210393

Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ 
  • B. Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ 
  • C. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ 
  • D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô 
Câu 8
Mã câu hỏi: 210394

 Vì sao việc thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lại là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A. Thủ tiêu sự cạnh tranh, động lực phát triển, khiến đất nước trì trệ 
  • B. Không phù hợp với một nền kinh tế phát triển theo chiều rộng 
  • C. Tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch chống phá 
  • D. Không phù hợp với mô hình kinh tế XHCN 
Câu 9
Mã câu hỏi: 210395

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm 
  • B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật 
  • C. Sự chống phá của các thế lực thù địch 
  • D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài 
Câu 10
Mã câu hỏi: 210396

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)?

  • A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí 
  • B. Khi cải cách lại mắc phải sai lầm 
  • C. Sự chống phá của các thế lực thù địch 
  • D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật 
Câu 11
Mã câu hỏi: 210397

Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc thắng lợi 
  • B. Hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng kém phát triển trừ Nhật Bản 
  • C. Đều đạt nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước, trở thành những nền kinh tế lớn của thế giới 
  • D. Hầu hết các quốc gia đều giành được độc lập và thống nhất đất nước 
Câu 12
Mã câu hỏi: 210398

Sự chia cắt của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự đối đầu Đông - Tây, chiến tranh lạnh 
  • B. Chiến lược toàn cầu của Hoa Kì 
  • C. Sự phát triển mạnh của các lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa 
  • D. Sự cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng giữa các nước tư bản 
Câu 13
Mã câu hỏi: 210399

Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?

  • A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch 
  • B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng 
  • C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp 
  • D. Do vấn đề phát triển công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên 
Câu 14
Mã câu hỏi: 210400

Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?

  • A. Triều Tiên tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và chấp nhận đàm phán với Hàn Quốc, Mĩ 
  • B. Triều Tiên cho phép mở cửa biên giới để phát triển kinh tế 
  • C. Tổng thống Mĩ đến thăm Triều Tiên 
  • D. Hai miền Triều Tiên quyết định sẽ đi tới thống nhất 
Câu 15
Mã câu hỏi: 210401

Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là gì? 

  • A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh 
  • B. Do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc 
  • C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc 
  • D. Do sự can thiệp của Mĩ 
Câu 16
Mã câu hỏi: 210402

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ đối với các nước đồng minh trong lịch sử là gì?

  • A. Cái gậy lớn 
  • B. Ngoại giao đồng đôla 
  • C. Cây gậy và củ cà rốt 
  • D. Mềm dẻo, khôn khéo 
Câu 17
Mã câu hỏi: 210403

Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 là gì?

  • A. Tham vọng trở thành bá chủ thế giới 
  • B. Xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới 
  • C. Ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 
  • D. Sử dụng bạo lực để can thiệp vào công việc của đồng minh 
Câu 18
Mã câu hỏi: 210404

Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 
  • B. Các nước đồng minh của Mĩ không thống nhất trong chính sách đối ngoại 
  • C. Tiềm lực kinh tế - tài chính của Mĩ bị suy giảm 
  • D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, sự lớn mạnh của đồng minh và suy yếu của Mĩ 
Câu 19
Mã câu hỏi: 210405

Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?

  • A. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949) 
  • B. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959) 
  • C. Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975) 
  • D. Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991) 
Câu 20
Mã câu hỏi: 210406

Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?

  • A. Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) 
  • B. Chiến tranh Afghanistan (1978-1982) 
  • C. Chiến tranh vùng Vịnh 1991 
  • D. Khủng bố 11-9-2001 
Câu 21
Mã câu hỏi: 210407

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

  • A. Do các vấn đề toàn cầu đỏi hỏi các nước phải chung tay giải quyết 
  • B. Do Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ của Mĩ 
  • C. Do sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 
  • D. Do sự suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô 
Câu 22
Mã câu hỏi: 210408

Lý do chính khiến Mĩ và Liên Xô đồng ý chấm dứt chiến tranh lạnh là gì?

  • A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 
  • B. Sự suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô 
  • C. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới 
  • D. Sự vươn lên cạnh tranh với Mĩ của Tây Âu, Nhật Bản 
Câu 23
Mã câu hỏi: 210409

Điểm khác biệt giữa chiến tranh lạnh với 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là gì?

  • A. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ 
  • B. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.
  • C. gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại. 
  • D. chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 210410

Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á có sự biến đổi từ năm 1991 chủ yếu là do nguyên nhân nào?

  • A. Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa 
  • B. Chiến tranh lạnh thật sự chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết 
  • C. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ 
  • D. Xu hướng thiết lập trật tự thế giới đa cực 
Câu 25
Mã câu hỏi: 210411

Sự Chấm dứt chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đến tình hình Đông Nam Á?

  • A. Tạo điều kiện cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên. 
  • B. Tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á giành độc lập. 
  • C. Tạo điều kiện cho Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. 
  • D. Tạo điều kiện cho Việt Nam kết thúc kháng chiến chống Mỹ. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 210412

Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?

  • A. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân 
  • B. Tìm ra bản đồ gen người 
  • C. Chế tạo ra các loại tàu vũ trụ 
  • D. Chế tạo ra máy tính điện tử, internet 
Câu 27
Mã câu hỏi: 210413

Vì sao cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lại làm dẫn đến sự dịch chuyển của lao động sang nhóm ngành dịch vụ?

  • A. Do sự phát triển của hệ thống máy tự động và nhu cầu của con người 
  • B. Do dân số thế giới không ngừng tăng lên 
  • C. Do nhu cầu về các sản phẩm từ nông- công nghiệp đã bão hòa 
  • D. Do lao động trong nông- công nghiệp quá nhiều 
Câu 28
Mã câu hỏi: 210414

Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

  • A. Khoa học đều là lực lượng sản xuất trực tiếp 
  • B. Đều giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người 
  • C. Đều khởi đầu ở nước Mĩ 
  • D. Đều bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ 
Câu 29
Mã câu hỏi: 210415

Những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX có điểm gì khác so với cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?

  • A. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nhu cầu chiến tranh 
  • B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học 
  • C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất 
  • D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống 
Câu 30
Mã câu hỏi: 210416

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?

  • A. Đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại 
  • B. Thúc đẩy quá trình chuyển biến từ một nước nông nghiệp thành dịch vụ 
  • C. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ 
  • D. Tạo ra thời cơ và thách thức cho Việt Nam 
Câu 31
Mã câu hỏi: 210417

Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

  • A. Anh - Pháp - Mĩ. 
  • B. Anh - Mĩ - Liên Xô. 
  • C. Anh - Pháp - Đức. 
  • D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
Câu 32
Mã câu hỏi: 210418

Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt 
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. 
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 210419

Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

  • A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. 
  • B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng. 
  • C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản. 
  • D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 210420

Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

  • A. Đức 
  • B. Mông Cổ 
  • C. Trung Quốc 
  • D. Triều Tiên 
Câu 35
Mã câu hỏi: 210421

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?

  • A. Liên Xô 
  • B. Mĩ 
  • C. Mĩ, Anh 
  • D. Mĩ, Anh, Pháp 
Câu 36
Mã câu hỏi: 210422

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?

  • A. Tây ban Nha     
  • B. Hàn Quốc 
  • C. Canada 
  • D. Bồ Đào Nha  
Câu 37
Mã câu hỏi: 210423

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?

  • A. Hội nghị Ianta 
  • B. Hội nghị Xan Phranxico 
  • C. Hội nghị Pốtxđam 
  • D. Hội nghị Pari 
Câu 38
Mã câu hỏi: 210424

Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương 

  • A. Đại hội đồng  
  • B. Hội đồng bảo an  
  • C. Hội đồng kinh tế- xã hội 
  • D. Hội đồng Quản thác 
Câu 39
Mã câu hỏi: 210425

Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp quốc có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?

  • A. 35 nước
  • B. 48 nước     
  • C. 50 nước 
  • D. 55 nước 
Câu 40
Mã câu hỏi: 210426

Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc là vì đó là ngày gì?

  • A. Kết thúc chiến tranh lạnh. 
  • B. Bế mạc hội nghị Ianta. 
  • C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. 
  • D. Khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ