Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi THPT Quốc gia năm 2018 chuẩn cấu trúc bộ giáo dục môn Toán

15/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 309171

Tìm các họ nghiệm của phương trình \({\cos ^2}x + {\cos ^2}2x + {\cos ^2}3x + {\cos ^2}4x = 2\)

  • A. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\\ x = \frac{\pi }{{10}} + k\frac{\pi }{5} \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\\ x = \frac{\pi }{{10}} + k\frac{\pi }{5} \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = - \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\\ x = \frac{\pi }{{10}} + k\frac{\pi }{5} \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
  • D. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\\ x = - \frac{\pi }{{10}} + k\frac{\pi }{5} \end{array} \right.\left( {k \in Z} \right)\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 309172

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = {\sin ^4}x{\cos ^6}x\)

  • A. \(\frac{{181}}{{3125}}\)
  • B. \(\frac{{108}}{{3125}}\)
  • C. \(\frac{{108}}{{3155}}\)
  • D. \(\frac{{108}}{{311}}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 309173

Một hộp đựng 15 viên bị khác nhau gòm 4 bo đpr, 5 bi trắng và 6 bi vàng. Tính số cách chọn 4 viên bi từ hộp đó sao cho không có đủ 3 màu

  • A. 465
  • B. 456
  • C. 654
  • D. 645
Câu 4
Mã câu hỏi: 309174

Trong cụm thi để xét tốt nghiệm Trung học phổ thông thí sinh phải thi 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Trường X có 40 học sinh đăng kí dự thi, trong đó 10 học sinh chọn môn Vật lý và 20 học sinh chọn môn hóa học. Lấy ngẫu nhiên 3 học sinh bất kỳ của trường X, tính xác suất để 3 học sinh đó luôn có học sinh chọn môn Vật lý và học sinh chọn môn Hóa học.

  • A. \(\frac{{120}}{{247}}\)
  • B. \(\frac{{120}}{{427}}\)
  • C. \(\frac{1}{{247}}\)
  • D. \(\frac{1}{{274}}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 309175

Tìm số các số hạng hữu tỉ trong khai triển \({\left( {\sqrt 3 + \sqrt[4]{5}} \right)^n}\) biết n thỏa mãn \(C_{4n + 1}^1 + C_{4n + 1}^2 + C_{4n + 1}^3 + ... + C_{4n + 1}^{2n} = {2^{496}} - 1\)

  • A. 29
  • B. 30
  • C. 31
  • D. 32
Câu 6
Mã câu hỏi: 309176

Tính giới hạn của dãy số \(\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \frac{{1.1! + 2.2! + ... + n.n!}}{{\left( {n + 1} \right)!}}\)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 309177

Tính giới hạn của hàm số \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{x + 8}} - \sqrt {x + 4} }}{x}\)

  • A. \(\frac{1}{4}\)
  • B. \(\frac{1}{3}\)
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. 0
Câu 8
Mã câu hỏi: 309178

Tìm số điểm gián đoạn của hàm số \(y = \frac{{x + 4}}{{{x^4} - 10{x^2} + 9}}\)

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 9
Mã câu hỏi: 309179

Tính giá trị gần đúng với 3 chữ số thập phân của \(\ln \left( {0,004} \right)\)

  • A. 1,002
  • B. 0,002
  • C. 1,003
  • D. 0,004
Câu 10
Mã câu hỏi: 309180

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và SA = x. Giả sử \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và góc giữa hai mặt (SBC) và (SCD) bằng \(120^\circ \). Tìm x

  • A. a
  • B. 2a
  • C. \(\frac{a}{2}\)
  • D. \(\frac{a}{3}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 309181

Xác định m để hàm số \(y = {x^4} + \left( {2m - 1} \right){x^2} + m - 5\) có hai khoảng đồng biến dạng \(\left( {a,b} \right)\) và \(\left( {c, + \infty } \right)\) với b < c.

  • A. m > 0
  • B. \(m < \frac{1}{2}\)
  • C. \(0 < m < \frac{1}{2}\)
  • D. m < 0
Câu 12
Mã câu hỏi: 309182

Tìm giá trị của m để hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 2mx + 3{m^2}}}{{2m - x}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)

  • A. \(m \le 2 + \sqrt 3 \)
  • B. \(m \ge 2 + \sqrt 3 \)
  • C. \(m \le 2 - \sqrt 3 \)
  • D. \(m \ge 2 - \sqrt 3 \)
Câu 13
Mã câu hỏi: 309183

Tìm giá trị m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + \left( {{m^2} - 1} \right)x + 1 + 3x\) có cực đại, cực tiểu sao cho \({y_{CD}} + {y_{CT}} > 2\)

  • A. \(\left[ \begin{array}{l} - 1 < m < 0\\ m > 1 \end{array} \right.\)
  • B. \( - 1 < m < 0\)
  • C. m > 1
  • D. 0 < m < 1
Câu 14
Mã câu hỏi: 309184

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) đạt cực đại tại x = -2  với giá trị cực đại là 64; đạt cực tiểu tại x = 3 với giá trị cực tiểu là -61. Khi đó giá trị của a + b + c + d bằng

  • A. 1
  • B. 7
  • C. -17
  • D. 5
Câu 15
Mã câu hỏi: 309185

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. \(\max \left\{ {\sin x,\cos x} \right\} = \cos x \Leftrightarrow 0 < x < \frac{\pi }{4}\)
  • B. \(\max \left\{ {\sin x,\cos x} \right\} = \cos x \Leftrightarrow 0 < x < \frac{\pi }{2}\)
  • C. \(\max \left\{ {\sin x,\cos x} \right\} = \sin x \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} < x < \pi \)
  • D. \(\max \left\{ {\sin x,\cos x} \right\} = \cos x \Leftrightarrow \frac{\pi }{4} < x < \pi \)
Câu 16
Mã câu hỏi: 309186

Cho x, y là hai số thực dương thay đổi và thỏa mãn điều kiện \(x + 2y - xy = 0\). Tìm giá trị nhỏ nhất của  biểu thức \(P = \frac{{{x^2}}}{{4 + 8y}} + \frac{{{y^2}}}{{1 + x}}\)

  • A. \(\frac{8}{5}\)
  • B. \(\frac{5}{8}\)
  • C. \(\frac{4}{5}\)
  • D. \(\frac{5}{4}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 309187

Tìm \(M \in \left( C \right):y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) sao cho khoảng cách từ điểm M đến tiệm cận đứng bằng hai lần khoảng các từ điểm M đến tiệm cận ngang.

  • A. \(M\left( {2;5} \right),M\left( { - 2;1} \right)\)
  • B. \(M\left( {2;5} \right),M\left( {0; - 1} \right)\)
  • C. \(M\left( {4;3} \right),M\left( { - 2;1} \right)\)
  • D. \(M\left( {4;3} \right),M\left( {0; - 1} \right)\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 309188

Cho hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C). Gọi I là giao điểm tại hai tiềm cận. Có bao nhiêu điểm M thuộc (C) biết tiếp tuyến của (C) tại M cắt hai tiệm cận tại A, B tạo thành tam giác IAB có trung tuyến \(IN = \sqrt {10} \).

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 19
Mã câu hỏi: 309189

Gọi I là giao điểm hai tiệm cận. viết phương trình tiếp tuyến d của đồ thị hàm số biết d cắt tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt tại AB thỏa \(\cos BAI = \frac{{5\sqrt {26} }}{{26}}\)

  • A. \(y = 5x - 2;y = 5x - 3\)
  • B. \(y = 5x - 2;y = 5x + 3\)
  • C. \(y = 5x - 2;y = 5x + 2\)
  • D. \(y = 5x - 3;y = 5x + 2\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 309190

Một công ty bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Biết rằng nếu cho thuê mỗi căn hộ giá 2.000.000 đồng một tháng thì mọi căn hộ đều có người thuê và cứ mỗi lần tăng giá cho thuê mỗi căn hộ 100.000 đồng một tháng thì có thêm hai căn hộ bị bỏ trống. Hỏi muốn có thu nhập cao nhất, công ty đó phải cho thu mỗi căn hộ với giá bao nhiêu một tháng?

  • A. 2.250.000 đồng/tháng
  • B. 2.350.000 đồng/tháng
  • C. 2.450.000 đồng/tháng
  • D. 3.000.000 đồng/tháng
Câu 21
Mã câu hỏi: 309191

Tìm số giá trị nguyên của m để phương trình \(\log _3^2\sqrt {\log _3^2x + 1} - 2m - 1 = 0\) có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {1;{3^{\sqrt 3 }}} \right]\)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 309192

Cho hàm số \(y = \frac{{\ln x}}{x}\). Mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

  • A. Có một cực tiểu
  • B. Có một cực đại
  • C. Không có cực trị
  • D. Có một cực đại và một cực tiểu
Câu 23
Mã câu hỏi: 309193

Rút gọn biểu thức \(\frac{{\sqrt a .\sqrt[6]{a}}}{{\sqrt[3]{a}\sqrt[4]{a}}}\left( {a > 0} \right)\)

  • A. \(\sqrt[3]{a}\)
  • B. \(\sqrt[4]{a}\)
  • C. \(\sqrt[6]{a}\)
  • D. \(\sqrt[{12}]{a}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 309194

Cho \(a = {\log _3}2,b = {\log _5}2\). Khi đó \({\log _{16}}60\) bằng:

  • A. \(\frac{{a + b}}{{a - b}}\)
  • B. \(1 + a + b\)
  • C. \(1 + \frac{{a + b}}{{ab}}\)
  • D. \(\frac{1}{2}\left( {1 + \frac{{a + b}}{{ab}}} \right)\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 309195

Cho \(a,b,c > 1\). Xét hai mệnh đề sau:

\(\left( I \right).{\log _a}b + {\log _b}c + {\log _c}a \ge 3\)

\(\left( {II} \right).{\log _a}{b^2} + {\log _b}{c^2} + {\log _c}{a^2} \ge 24\)

  • A. Chỉ (I) đúng
  • B. Chỉ (II) đúng
  • C. Cả hai sai
  • D. Cả hai đúng
Câu 26
Mã câu hỏi: 309196

Giá trị của biểu thức \(P = \sqrt {4\left[ {1 + \sqrt {1 + \left( {\frac{{{x^4} - 1}}{{2{x^2}}}} \right)} } \right]} \) tại \(x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\left( {{2^{\sqrt 2 }} + {2^{ - \sqrt 2 }}} \right)\)

  • A. \(\frac{{{2^{2\sqrt 2 }} + {2^{ - 2\sqrt 2 }}}}{{{2^{\sqrt 2 }} - {2^{ - \sqrt 2 }}}}\)
  • B. \(P = \frac{{{2^{2\sqrt 2 }} + {2^{2\sqrt 2 }}}}{{{2^{\sqrt 2 }} - {2^{ - \sqrt 2 }}}}\)
  • C. \(P = \frac{{{2^{2\sqrt 2 }} + {2^{ - 2\sqrt 2 }}}}{{{2^{\sqrt 2 }} - {2^{\sqrt 2 }}}}\)
  • D. \(P = \frac{{{2^{2\sqrt 2 }} + {2^{2\sqrt 2 }}}}{{{2^{\sqrt 2 }} - {2^{\sqrt 2 }}}}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 309197

Năm 1992, người ta đã biết số \(p = {2^{756839}} - 1\) là một số nguyên tố (số nguyên tố lớn nhất được biết cho đến lúc đó) Hỏi rằng, viết trong hệ thập phân số nguyên tố đó có bao nhiêu chữ số? (Biết rằng \(\log 2 \approx 0,30102\))

  • A. 227821
  • B. 227822
  • C. 227823
  • D. 227824
Câu 28
Mã câu hỏi: 309198

Cho \(x,y,z > 0\) thỏa mãn điều kiện \(\frac{{x\left( {y + z - x} \right)}}{{\log x}} = \frac{{y\left( {z + x - y} \right)}}{{\log y}} = \frac{{z\left( {x + y - z} \right)}}{{\log z}}\)

Hỏi mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A. \({x^z}{y^z} = {y^x}{z^x} = {z^y}{x^y}\)
  • B. \({\left( {x + y} \right)^z} = {\left( {y + z} \right)^x} = {\left( {z + x} \right)^y}\)
  • C. \({x^y}{y^x} = {z^y}{y^z} = {z^x}{x^z}\)
  • D. \([{\left( {x + y - z} \right)^z} = {\left( {y + z - x} \right)^x} = {\left( {z + x - y} \right)^y}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 309199

Giả sử \(\int\limits_{ - 1}^2 {\frac{{{e^x}dx}}{{2 + {e^x}}}} = \ln \frac{{ae + {e^3}}}{{ae + b}}\) với a, b là các số nguyên dương. Tính giá trị của biểu thức \(P = \sin \left( {\frac{{\pi b}}{a} + 2017\pi } \right) + \cos \left( {\frac{{\pi b}}{a} - \sin 2018\pi } \right)\)

  • A. 1
  • B. -1
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. \(-\frac{1}{2}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 309200

Cho \(\int {\frac{1}{{\sqrt {mx + {m^2} - 8} }}} dx = \frac{2}{3}\sqrt {3x + 1} + C\). Tính giá trị của tích phân \(I = \int\limits_{m - 2}^e {x{{\ln }^2}x{\rm{d}}x} \)

  • A. \( - \frac{1}{2}\left( {{e^\pi } + 1} \right)\)
  • B. \(\frac{1}{2}\left( {{e^\pi } + 1} \right)\)
  • C. \(\frac{1}{4}\left( {{e^\pi } - 1} \right)\)
  • D. \( - \frac{1}{4}\left( {{e^\pi } - 1} \right)\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 309201

Cho hàm số \(g\left( x \right) = \int\limits_x^{{x^2}} {\frac{{dt}}{{\ln t}}} \) với x > 1. Tìm tập giá trị T của hàm số

  • A. \(T = \left( {0; + \infty } \right)\)
  • B. \(T = \left[ {1; + \infty } \right)\)
  • C. \(T = \left( { - \infty ;\ln 2} \right)\)
  • D. \(T = \left( {\ln 2; + \infty } \right)\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 309202

Ở một thành phố nhiệt độ sau t giờ, tính từ 8 giờ sáng được mô hình hóa bởi hàm \(T\left( t \right) = 50 + 14\sin \frac{{\pi t}}{2}\). Tìm nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. (Lấy kết quả gần đúng)

  • A. \(54,54^\circ F\)
  • B. \(45,45^\circ F\)
  • C. \(45,54^\circ F\)
  • D. \(54,45^\circ F\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 309203

Tính thể tích V của vật thể tròn xoay sinh ra bởi hình phẳng giới hạn bởi đường cong \(y = \sqrt x \), trục tung và đường thẳng y =2 quay quanh trục Oy.

  • A. \(V = \frac{{31\pi }}{5}\)
  • B. \(V = \frac{{32\pi }}{5}\)
  • C. \(V = \frac{{33\pi }}{5}\)
  • D. \(V = \frac{{34\pi }}{5}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 309204

Trong mặt phẳng Oxy, cho prabol \(\left( P \right):y = {x^2}\). Viết phương trình đường thẳng d đi qua \(M\left( {1;3} \right)\) sao cho diện tích hình phẳng giới hạn bởi (P) và d đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A. \(2x - y + 1 = 0\)
  • B. \(2x + y + 1 = 0\)
  • C. \(x - 2y + 1 = 0\)
  • D. \(x + 2y + 1 = 0\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 309205

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn \(\left[ {0;2a} \right]\). Hỏi mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(\int\limits_0^{2a} {f\left( x \right)dx = \int\limits_0^{2a} {f\left( x \right) + f\left( {2a - x} \right)dx} } \)
  • B. \(\int\limits_0^{2a} {f\left( x \right)dx = - \int\limits_0^{2a} {\left[ {f\left( x \right) + f\left( {2a - x} \right)} \right]dx} } \)
  • C. \(\int\limits_0^{2a} {f\left( x \right)dx = \int\limits_0^a {\left[ {f\left( x \right) + f\left( {2a - x} \right)} \right]dx} } \)
  • D. \(\int\limits_0^{2a} {f\left( x \right)dx = - \int\limits_0^a {f\left( x \right) + f\left( {2a - x} \right)dx} } \)
Câu 36
Mã câu hỏi: 309206

Hai số phức z\( - \frac{1}{{\overline z }}\) có điểm biểu diễn trong mặt phẳng phức là A, B. Khi đó

  • A. Tam giác OAB vuông tại O
  • B. O, A, B thẳng hàng
  • C. Tam giác OAB đều
  • D. Tam giác OAB cân tại O
Câu 37
Mã câu hỏi: 309207

Số phức z thỏa mãn \(\frac{{z - 2i}}{{z - 2}}\) là số ảo. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {z - 1} \right| + \left| {z - i} \right|\)

  • A. \(\sqrt 5 \)
  • B. \(\frac{{\sqrt 5 }}{2}\)
  • C. \(2\sqrt 5 \)
  • D. \(3\sqrt 5 \)
Câu 38
Mã câu hỏi: 309208

Cho số phức \(z = \frac{{ - 1 + \sqrt 3 i}}{2}\). Tính giá trị của biểu thức

 \(P = {\left( {z + \frac{1}{z}} \right)^{2016}} + {\left( {{z^2} + \frac{1}{{{z^2}}}} \right)^{2017}} + {\left( {{z^3} + \frac{1}{{{z^3}}}} \right)^{2018}} + {\left( {{z^4} + \frac{1}{{{z^4}}}} \right)^{2019}} - {2^{2018}}\)

  • A. 2019
  • B. -2019
  • C. 1
  • D. -1
Câu 39
Mã câu hỏi: 309209

Tìm số phức z có mô đun nhỏ nhất thỏa mãn \(\left| {iz - 3} \right| = \left| {z - 2 - i} \right|\)

  • A. \(z = - \frac{1}{5} - \frac{2}{5}i\)
  • B. \(z = - \frac{1}{5} + \frac{2}{5}i\)
  • C. \(z = \frac{1}{5} - \frac{2}{5}i\)
  • D. \(z = \frac{1}{5} + \frac{2}{5}i\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 309210

Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có góc giữa hai mặt phẳng (A'BC) và (ABC) bằng \(60^o\); cạnh AB = a. Tính thể tích khối đa diện ABCC'B'

  • A. \(\frac{3}{4}{a^3}\)
  • B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}{a^3}\)
  • C. \(\sqrt 3 {a^3}\)
  • D. \(\frac{{3\sqrt 3 }}{4}{a^3}\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 309211

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, cạnh đáy AB = 2a, góc \(ASB = 2\alpha \left( {{0^0} < \alpha < 90^\circ } \right)\). Gọi V là thể tích của khối chóp. Kết quả nào sau đây sai?

  • A. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}.\frac{{\sqrt {\sin 2\alpha } }}{{\sin \alpha }}\)
  • B. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}.\frac{{\sqrt {\cos 2\alpha } }}{{\sin \alpha }}\)
  • C. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}.\sqrt {{{\cos }^2}\alpha - 1} \)
  • D. \(V = \frac{{4{a^3}}}{3}.\sqrt {\frac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }} - 2} \)
Câu 42
Mã câu hỏi: 309212

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thoi canh a, \(\angle BCD = 120^\circ \) và \(AA' = \frac{{7a}}{2}\). Hình chiếu vuông góc của A’ lên mặt phẳng (ABCD) trùng với giao điểm của ACBD. Tính theo a thể tích khối hộp ABCD.A'B'C'D'

  • A. \(V = 12{a^3}\)
  • B. \(V = 3{a^3}\)
  • C. \(V = 9{a^3}\)
  • D. \(V = 6{a^3}\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 309213

Cho lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh bằng a, góc tạo bởi cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng \(30^o\). Biết hình chiếu vuông góc của A’ trên (ABC) trùng với trung điểm cạnh BC. Tính theo a bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện A'.ABC

  • A. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{9}\)
  • B. \(R = \frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
  • C. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
  • D. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 309214

Cho hình chữ nhật ABCD có \(AB = 2AD = 2\). Quay hình chữ nhật ABCD lần lượt quanh ADAB ta được hai hình trụ tròn xoay có thể tích lần lượt là \({V_1},{V_2}\). Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A. \({V_1} = {V_2}\)
  • B. \({V_2} = 2{V_1}\)
  • C. \({V_1} = 2{V_2}\)
  • D. \(2{V_1} = 3{V_2}\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 309215

Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R có  \(\angle BAC = 75^\circ ,\,\,\angle ACB = 60^\circ \). Kẻ BH vuông góc với AC. Quay tam giác ABC quanh AC thì tam giác BHC tạo thành hình nón tròn xoay. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay này.

  • A. \({S_{xq}} = \frac{{\pi {R^2}\sqrt 3 }}{2}{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2}\)
  • B. \({S_{xq}} = \frac{{\pi {R^2}\sqrt 3 }}{2}{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)^2}\)
  • C. \({S_{xq}} = \frac{{\pi {R^2}\sqrt 3 }}{4}{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2}\)
  • D. \({S_{xq}} = \frac{{\pi {R^2}\sqrt 3 }}{4}{\left( {\sqrt 3 + 1} \right)^2}\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 309216

Cho hình lập phương ABCD.EFGH với \(\overrightarrow {AE} = \overrightarrow {BF} = \overrightarrow {CG} = \overrightarrow {HD} \). Gọi \(M,N,P,Q\) lần lượt là trung điểm bốn cạnh \(BF,FE,DH,DC\). Hỏi mệnh đề nào đúng?

  • A. MNPQ là một tứ diện
  • B. MNPQ là một hình chữ nhật
  • C. MNPQ là một hình thoi
  • D. MNPQ là một hình vuông
Câu 47
Mã câu hỏi: 309217

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x - 2y + 2z - {m^2} - 2m + 5 = 0\) và mặt phẳng \(\left( \alpha \right):x + 2y - 2{\rm{z}} + 3 = 0\). Tìm m để giao tuyến giữa \((\alpha)\) và (S) là một đường tròn

  • A. \(m \in \left\{ { - 4; - 2;2;4} \right\}\)
  • B. \(m > - 2\) hoặc \(m < 4\)
  • C. \(m < - 4\) hoặc \(m > - 2\)
  • D. \(m < - 4\) hoặc \(m > 2\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 309218

Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm \(A\left( {2;0;0} \right),B\left( {0;4;0} \right),C\left( {0;0;6} \right),D\left( {2;4;6} \right)\).
ét các mệnh đề sau:

(I). Tập hợp các điểm M sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} } \right| = \left| {\overrightarrow {MC} + \overrightarrow {MD} } \right|\) là một mặt phẳng

(II). Tập hợp các điểm M sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} + \overrightarrow {MD} } \right| = 4\) là một mặt cầu tâm \(I\left( {1;2;3} \right)\) và bán kính R = 1.

  • A. chỉ (I) đúng
  • B. chỉ (II) đúng
  • C. (I) và (II) đều sai
  • D. (I) và (II) đều đúng
Câu 49
Mã câu hỏi: 309219

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 1 - t\\ y = 3 + 3t\\ z = 3 + 2t \end{array} \right.\) và mặt phẳng \(\left( \alpha \right):x + 2y - 2z - 1 = 0\). Tìm vị trí của điểm M trên d sao cho khoảng cách từ M đến \((\alpha)\) bằng 3

  • A. \(M\left( {1;3;3} \right),M\left( {0;6;5} \right)\)
  • B. \(M\left( {10; - 24; - 15} \right),M\left( {0;6;5} \right)\)
  • C. \(M\left( {10; - 24; - 15} \right),M\left( { - 8;30;21} \right)\)
  • D. \(M\left( { - 8;30;21} \right),M\left( {1;3;3} \right)\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 309220

Trong không gian Oxyz có 6 mặt phẳng sau

\(\left( {{\alpha _1}} \right):2x - y + z - 4 = 0\)

\(\left( {{\alpha _2}} \right):x + z - 3 = 0\)

\(\left( {{\beta _1}} \right):3x + y - 7 = 0\)

\(\left( {{\beta _2}} \right):2x + 3z - 5 = 0\)

\(\left( {{\gamma _1}} \right):x - my + 2z - 3 = 0\)

\(\left( {{\gamma _2}} \right):2x + y + z - 6 = 0\)

Gọi \({d_1},{d_2},{d_3}\) lần lượt là giao tuyến của các cặp mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right)\) và \(\left( {{\alpha _2}} \right);\left( {{\beta _1}} \right)\) và \(\left( {{\beta _2}} \right);\left( {{\gamma _1}} \right)\) và \(\left( {{\gamma _2}} \right)\). Tìm m để \({d_1},{d_2},{d_3}\) đồng quy.

  • A. m = 2
  • B. m = -2
  • C. m = 1
  • D. m = -1

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ