Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2019 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn

15/04/2022 - Lượt xem: 19
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 191773

Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Tần số alen A của quần thể là

  • A. 0,4 
  • B. 0,55
  • C. 0,2
  • D. 0,45
Câu 2
Mã câu hỏi: 191774

Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là :

  • A. Alanin 
  • B. Foocmin mêtiônin
  • C. Valin
  • D. Mêtiônin
Câu 3
Mã câu hỏi: 191775

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
  • B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường đo ngoại cảnh quyết định
  • C. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen
  • D. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường
Câu 4
Mã câu hỏi: 191776

Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Dạng đột biến này không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
2. Dạng đột biến này dược sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác.
3. Dạng đột biến này không làm thay đổi hình thái của NST.
4. Dạng đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm lượng sản phẩm của gen.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 2
Câu 5
Mã câu hỏi: 191777

ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá xẻ, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 15% số cây lá nguyên, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đủng?
I. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM.
II. F1 có 5% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.
III.F1 có 40% số cây lá xẻ, hoa đỏ.
IV. F1 có 2 kiểu gen quy định kiểu hình lá xẻ, hoa đỏ.

  • A.
  • B.
  • C. 3
  • D. 2
Câu 6
Mã câu hỏi: 191778

Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng

  • A. cách li tập tính 
  • B. cách li cơ học
  • C. cách li thời gian 
  • D. cách li nơi ở
Câu 7
Mã câu hỏi: 191779

Một cá thể đực có kiểu gen Bd//bD biết tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 30%. Tính theo lý thuyết tỷ lệ các giao tử là

  • A. Bd=bD =20%; BD = bd = 30% 
  • B. Bd=bD =15%; BD = bd = 35%
  • C. Bd=bD =35%; BD = bd = 15% 
  • D. Bd=bD =30%; BD = bd = 20%
Câu 8
Mã câu hỏi: 191780

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 60, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 1 cặp gen. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến gen. Giả sử trong loài này có các đột biến thể một ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng?

  • A. 5×232 
  • B. 334 
  • C. 234 
  • D. 240
Câu 9
Mã câu hỏi: 191781

Cho biết tính trạng màu quả do 2 cặp gen Aa; Bb quy định; tính trạng kích thước quả do cặp gen Dd quy định .Cho cây quả to, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm: 40,5% quả to, hoa đỏ; 34,5% quả nhỏ, hoa đỏ; 15,75% quả to, hoa vàng; 9,25% quả nhỏ, hoa vàng. Biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái. Theo lý thuyết có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. P có thể có kiểu gen \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\)

II. Đã xảy ra HVG với tần số 40%

III. Đời F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình quả nhỏ, màu đỏ

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả to, màu đỏ xác suất thu được cây thuần chủng là 1/7

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 191782

Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng

  • A. C,H,O,N,P 
  • B. K,S,Ca, Mg, Cu 
  • C. O, N,P,K, Mo
  • D. C,H,O, Zn, Ni
Câu 11
Mã câu hỏi: 191783

Axit amin Metionin được mã hoá bằng bộ ba

  • A. GUA 
  • B. AUX 
  • C. AUG
  • D. AUU
Câu 12
Mã câu hỏi: 191784

Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, F. Trong đó gen A và B cùng nằm trên NST số 1 , gen C và D cùng nằm trên NST số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Nếu gen C nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần
II. Nếu gen A phiên mã 20 lần thì gen B cũng phiên mã 20 lần
III. Nếu đột biến thể một xảy ra ở cặp NST số 2 thì gen C chỉ có 1 bản sao
IV. Khi gen F nhân đôi 1 số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 3
Câu 13
Mã câu hỏi: 191785

Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ phân ly kiểu gen là: 1 :1 :1 :1

  • A. AaBbdd × AaBBDD 
  • B. AABbDd × AaBBDd 
  • C. AaBBDD × aaBbDD 
  • D. AabbDD × AABBdd
Câu 14
Mã câu hỏi: 191786

Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau :
(1) 0,64AA :0,32Aa :0,04aa    (2) 0,75AA :0,25aa    (3) 100%AA ; (4) 100%Aa

Quần thể nào có cấu trúc cân bằng theo định luật Hacdi – Vanbec?

  • A. Quần thể 2,3 
  • B. Quần thể 2,4 
  • C. Quần thể 1,3 
  • D. Quần thể 1,2
Câu 15
Mã câu hỏi: 191787

Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 1 :1 ?

  • A. aa × aa 
  • B. Aa × Aa 
  • C. AA × AA 
  • D. Aa × aa
Câu 16
Mã câu hỏi: 191788

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Nguyên sinh ?

  • A. Tân sinh 
  • B. Trung sinh
  • C. Cổ sinh 
  • D. Thái cổ
Câu 17
Mã câu hỏi: 191789

Các bộ ba không tham gia mã hoá cho các axit amin là

  • A. AUG, UAA, UAG 
  • B. UAA, UAG, UGA 
  • C. AUU, UAA, UAG
  • D. AUG, UGA, UAG
Câu 18
Mã câu hỏi: 191790

Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người
II. Có tối thiểu 3 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu
III. Xác suất sinh con có máu O và bị bệnh P của cặp 7-8 là 1/6
IV. Xác suất sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P của cặp 7-8 là 5/72

  • A. 4
  • B.
  • C.
  • D. 1
Câu 19
Mã câu hỏi: 191791

Khi nói về tiến hoá nhỏ theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá nhỏ
  • B. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
  • C. Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài
  • D. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 20
Mã câu hỏi: 191792

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện một số kiểu gen mới
  • B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
  • C. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
  • D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể mang đến cho quần thể những alen mới
Câu 21
Mã câu hỏi: 191793

Một loài động vật, xét 3 gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1 - gen 2 - gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 60 phép lai.
II. Loài này có tối đa 8 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen.
III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu
hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình.
IV. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

  • A.
  • B.
  • C. 3
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 191794

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra do tác nhân vật lý như tia phóng xạ
(2) Đột biến cấu trúc NST xảy ra do rối loạn trong quá trình phân ly và tổ hợp của NST
(3) Ở người, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng đao có nguyên nhân gây bệnh do đột biến cấu trúc NST
(4) lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzyme amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia
(5) đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó bị đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 4
Câu 23
Mã câu hỏi: 191795

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí ?

  • A. trai sông 
  • B. cào cào 
  • C. giun đất 
  • D. thuỷ tức
Câu 24
Mã câu hỏi: 191796

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và chỉ xét một cặp NST thường có nhiều cặp gen. Khi nói về số sơ đồ lai giữa cơ thể có n tính trạng trội với cơ thể đồng hợp lặn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B- lai phân tích sẽ có tối đa 5 sơ đồ lai
II. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D- lai phân tích thì sẽ có tối đa 16 sơ đồ lai
III. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D-E- lai phân tích thì sẽ có tối đa 41 sơ đồ lai
IV. Lấy một cơ thể có kiểu hình A-B-D-E-G- lai phân tích thì sẽ có tối đa 120 sơ đồ lai

  • A. 4
  • B. 1
  • C.
  • D. 3
Câu 25
Mã câu hỏi: 191797

Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’XXU3’ ; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a,trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro được thay bằng
axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

2. Đột biến thay thể cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.

3. Nếu alen A có 200 T thì alen a sẽ có 201 A.

4. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 99 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 100X.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 3
Câu 26
Mã câu hỏi: 191798

Chất nào sau đây do pha sáng của quang hợp tạo ra?

  • A. APG 
  • B. AlPG 
  • C. CO2 
  • D. NADPH
Câu 27
Mã câu hỏi: 191799

Khi nói về liên kết gen hoàn toàn, điều nào sau đây sai?

  • A. Liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp
  • B. Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến
  • C. Liên kết gen đảm bảo tính di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng
  • D. Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thường liên kết càng bền vững
Câu 28
Mã câu hỏi: 191800

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Trong các loại đột biến gen, đột biến mất một cặp nuclêôtit luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn độtbiến thay thế một cặp nuclêôtit.
2. Ở sinh vật nhân sơ, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit chỉ làm thay đổi một bộ ba ở trên phân tử mARN mà không làm thay đổi các bộ ba khác.
3. Chỉ khi có sự tác động của các tác nhân gây đột biến thì mới làm phát sinh đột biến gen
4. Trong giảm phân, nếu phát sinh đột biến gen thì sẽ sinh ra đời con bị đột biến.
5. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì luôn dẫn tới đột biến gen

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 1
Câu 29
Mã câu hỏi: 191801

Ở một loài thú, cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ P thu đươc F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do với nhau, thu được F2 có tỉ lệ: 30 con đực, mắt đỏ: 40 con đực, mắt vàng: 10 con đực, mắt trắng: 60 con cái, mắt đỏ: 20 con cái, mắt vàng. Nếu cho các cá thể mắt đỏ F2 giao phối với nhau thì kiểu hình mắt đỏ ở F3 có tỉ lệ:

  • A. 7/9 
  • B. 31/54 
  • C. 19/54
  • D. 24/41
Câu 30
Mã câu hỏi: 191802


Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
2. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
3. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.
4. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 75% số cây hoa đỏ.
 

  • A. 4
  • B.
  • C. 1
  • D. 2
Câu 31
Mã câu hỏi: 191803

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là

  • A. 11 nm và 300 nm
  • B. 11 nm và 30 nm
  • C. 30 nm và 300 nm
  • D. 30 nm và 11 nm
Câu 32
Mã câu hỏi: 191804

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gen A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gen hoặc cả ba gen đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu đuợc đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Hoa vàng thuần chủng được tạo ra từ hai phép lai trên chiếm 25%.
(2) Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen quy định cây hoa vàng.
(3) Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
(4) Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen.

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 2
Câu 33
Mã câu hỏi: 191805

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến cấu trúc duy nhất có thể làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.
(3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen cùng alen nằm trên 1 NST.
(4) Mất đoạn xảy ra trong giảm phân ở động vật gây hậu quả nặng hơn ở thực vật đối với quá trình tạo ra các giao tử.
 

  • A.
  • B.
  • C. 1
  • D. 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 191806

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tê bào?

  • A. Tạo dâu tằm tam bội
  • B. Tạo chuột bạch mang gen của chuột cống
  • C. Tạo giống lúa gạo vàng 
  • D. Tạo cừu Đôly
Câu 35
Mã câu hỏi: 191807

Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể
  • B. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không lảm thay đổi tẩn số alen
  • C. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
  • D. Làm lăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp
Câu 36
Mã câu hỏi: 191808

Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng

  • A. Tiêu hóa hóa học chủ ỵếu diễn ra ở dạ dày cơ
  • B. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non
  • C. Vừa có tiêu hóa nội bào vừa cớ tiêu hóa ngoại bào
  • D. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học
Câu 37
Mã câu hỏi: 191809

Khi nói về gen ngoài nhân, phát hiểu nào sau đây đúng?

  • A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực
  • B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ
  • C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử
  • D. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào
Câu 38
Mã câu hỏi: 191810

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các alen lặn đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ
  • B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa
  • C. Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra một số kiểu gen thích nghi
  • D. Chọn lọc tự nhiên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen
Câu 39
Mã câu hỏi: 191811

Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AABbdd :0,4AaBbDD:0,2aaBbdd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F5, tần số alen A = 0,6.
II. Ở F2, kiểu gen AaBbDD chiếm tỉ lệ 25%.
III. Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 8,75%.
IV. Ở F4, kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ gần 11,3%.

  • A. 3
  • B.
  • C. 4
  • D. 1
Câu 40
Mã câu hỏi: 191812

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quẩn thể.
2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến.
3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

  • A.
  • B.
  • C. 2
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ