Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2019 - Trường THPT Lê Văn Hưu Thanh Hóa

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 192213

Nhóm  nguyên tố nào dưới đây  là nguyên tố  đại lượng ?

  • A. Mangan
  • B. Đồng
  • C. Kẽm
  • D. Photpho
Câu 2
Mã câu hỏi: 192214

Chức năng  chủ  yếu  của đường  glucôzơ  là :

  • A. Tham gia  cấu tạo  thành tế bào
  • B. Cung cấp năng lượng  cho hoạt động tế bào
  • C. Tham gia  cấu tạo nhiễm sắc thể
  • D. Là thành  phần  của phân tử ADN
Câu 3
Mã câu hỏi: 192215

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là:

  • A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
  • B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
  • C. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
  • D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
Câu 4
Mã câu hỏi: 192216

Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở

  • A. O2 thải ra
  • B. glucôzơ
  • C. O2 và glucôzơ
  • D. glucôzơ và H2O
Câu 5
Mã câu hỏi: 192217

Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ  chủ yếu ở đâu?  

  • A. Dạ lá sách
  • B. Dạ tổ ong
  • C. Dạ cỏ
  • D. Dạ múi khế
Câu 6
Mã câu hỏi: 192218

Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

  • A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
  • B. Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng
  • C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều
  • D. Vì cá bơi ngược dòng nước
Câu 7
Mã câu hỏi: 192219

Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra:

  • A. 32 ATP  
  • B. 34 ATP
  • C. 36 ATP
  • D. 38ATP
Câu 8
Mã câu hỏi: 192220

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:

  • A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
  • B. từ mạch gỗ sang mạch rây
  • C. từ mạch rây sang mạch gỗ
  • D. qua mạch gỗ
Câu 9
Mã câu hỏi: 192221

Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?

  • A. Đầu 5,  mạch mã gốc
  • B. Đầu 3,  mạch mã gốc
  • C. .Nằm ở giữa gen
  • D. Nằm ở cuối gen
Câu 10
Mã câu hỏi: 192222

Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:

  • A. Có một bộ ba khởi đầu
  • B. Có một số bộ ba không mã hóa các axitamin
  • C. Một bộ ba mã hóa một axitamin
  • D. Một axitamin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba
Câu 11
Mã câu hỏi: 192223

Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực? 

  • A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung
  • B. Gồm nhiều đơn vị nhân đôi
  • C. Xảy ra ở kì trung gian giữa các lần phân bào
  • D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc hình chữ Y
Câu 12
Mã câu hỏi: 192224

Một đoạn ADN có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu. Số đoạn ARN mồi hình thành là

  • A. 48 
  • B. 46    
  • C. 36
  • D. 24
Câu 13
Mã câu hỏi: 192225

Phiên mã là quá trình:

  • A. Tổng hợp chuổi pôlipeptit
  • B. Nhân đôi AND    
  • C. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ
  • D. Tổng hợp ARN
Câu 14
Mã câu hỏi: 192226

Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã ?

  • A. ADN
  • B. mARN
  • C. tARN
  • D. Ribôxôm
Câu 15
Mã câu hỏi: 192227

Điều hoà hoạt động của gen là   

  • A. điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra
  • B. điều hoà phiên mã
  • C. điều hoà dịch mã
  • D. điều hoà sau dịch mã
Câu 16
Mã câu hỏi: 192228

Ở sinh vật nhân sơ gen không hoạt động khi

  • A. prôtêin ức chế  liên kết vùng vận hành
  • B. prôtêin ức chế liên kết  vào vùng khởi động
  • C. prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành
  • D. prôtêin ức chế không liên kết  với vùng khởi động
Câu 17
Mã câu hỏi: 192229

Dạng đột biến thường sử dụng để lập bản đồ gen là:

  • A. Mất đoạn NST
  • B. Chuyển đoạn NST
  • C. Lặp đoạn NST
  • D. Đảo đoạn NST
Câu 18
Mã câu hỏi: 192230

Khái niệm đột biến gen là :

  • A. sự biến đổi tạo ra những alen mới
  • B. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mớ
  • C. những biến đổi trong cấu trúc của gen
  • D. sự biến đổi trong cấu trúc NST
Câu 19
Mã câu hỏi: 192231

Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a . Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng

  • A. thêm một cặp nuclêôtít
  • B. mất hai cặp nuclêôtít
  • C. .mất một cặp nuclêôtít
  • D. thêm hai cặp nuclêôtít
Câu 20
Mã câu hỏi: 192232

Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

  • A. chỉ là phân tử ADN  mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin
  • B. chỉ là phân tử ADN  dạng vòng
  • C. gồm phân tử ADN liên kết với prôtêin
  • D. chỉ là phân tử ARN
Câu 21
Mã câu hỏi: 192233

Sợi cơ bản  trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực có đường kính bằng:

  • A. 2nm   
  • B. 11nm  
  • C. 20nm
  • D. 30nm
Câu 22
Mã câu hỏi: 192234

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến

  • A. đảo đoạn ngoài tâm động
  • B. lặp đoạn
  • C. chuyển đoạn không tương hỗ
  • D. chuyển đoạn tương hỗ
Câu 23
Mã câu hỏi: 192235

Dạng đột biến nào góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài?

  • A. Mất đoạn NST
  • B. Chuyển đoạn NST
  • C.   Lặp đoạn NST
  • D. Đảo đoạn NST
Câu 24
Mã câu hỏi: 192236

Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của loài tạo thể

  • A. bốn nhiễm
  • B. tam bội
  • C. bốn nhiễm kép
  • D. dị bội lệch
Câu 25
Mã câu hỏi: 192237

Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

  • A. 22
  • B. 44
  • C. 20
  • D. 80
Câu 26
Mã câu hỏi: 192238

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, cặp vợ chồng III.14 - III.15 muốn sinh 2 đứa con xác xuất để 1 con bị bệnh và một đứa bình thường  là

         1. 82,50%.                          2. 89,06%.                    3. 15,00%.                        4. 9,38%.

Có bao nhiêu phương án đúng:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 27
Mã câu hỏi: 192239

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng

  • A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
  • B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
  • C. .luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng
  • D. .luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau
Câu 28
Mã câu hỏi: 192240

Trong một quần thể, xét 4 gen: gen 1 có 3 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y. Số kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể trên là:

  • A. 6300  
  • B. 81000  
  • C. 630   
  • D. 8100
Câu 29
Mã câu hỏi: 192241

Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

  • A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit
  • B. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau
  • C. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
  • D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng
Câu 30
Mã câu hỏi: 192242

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến:

  • A. Lặp đoạn và mất đoạn
  • B. Đảo đoạn và lặp đoạn
  • C. Chuyển đoạn và mất đoạn
  • D. Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 31
Mã câu hỏi: 192243

Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là

  • A. AB/ab x AB/ab; hoán vị 2 bên với f = 25%
  • B. Ab/aB x Ab/aB; f = 8,65%
  • C. AB/ab x Ab/ab; f = 25%
  • D. Ab/aB x Ab/ab; f = 40%
Câu 32
Mã câu hỏi: 192244

Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền:    

  • A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • B. Tương tác bổ trợ
  • C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • D. Tác động đa hiệu của gen
Câu 33
Mã câu hỏi: 192245

Ở  một  loài  thực  vật, tính  trạng  màu  sắc hoa do hai gen không a len quy định. Khi có mặt hai a len A- B- cho kiểu hình hoa màu đỏ, khi có mặt một trong hai a len A hoặc B cho hoa màu hồng, không có mặt cả hai a len A và B cho hoa màu trắng. Có bao nhiêu phép lai sau thu được ở đời con có tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng ?

(1)AaBb x aabb ; (2)Aabb x aaBb ; (3)AaBb x Aabb ; (4)AABb x aaBb ; (5)AAbb xAaBb

(6)aaBB x AaBb ; (7)AABb x Aabb ; (8)AAbb x aaBb

  • A. 2  
  • B. 4        
  • C. 6              
  • D. 7
Câu 34
Mã câu hỏi: 192246

Các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y

  • A. có hiện tượng di truyền chéo
  • B. chỉ biểu hiện ở cơ thể cái
  • C. chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
  • D. chỉ biểu hiện ở một giới
Câu 35
Mã câu hỏi: 192247

Ở 1 loài động vật, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, mọi diễn biến nhiễm sắc thể ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ♀  \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\)× ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) tạo ra F1 có kiểu hình cái mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33%.  Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm

  • A. 8,5%
  • B. 40
  • C. 20%
  • D. 30%
Câu 36
Mã câu hỏi: 192248

Phép lai đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền qua tế bào chất là:

  • A. Lai tế bào.                  
  • B. Lai thuận nghịch
  • C. Lai cận huyết
  • D. Lai phân tích
Câu 37
Mã câu hỏi: 192249

Nhận  định không đúng khi nói về mức phản ứng?

  • A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau
  • B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng
  • C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp
  • D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định
Câu 38
Mã câu hỏi: 192250

Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự phối ?

  • A. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ dị hợp giảm đi 1 nửa
  • B. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi
  • C. Độ đa dạng di truyền giảm dần qua các thế hệ
  • D. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ
Câu 39
Mã câu hỏi: 192251

Một quần thể ngẫu phối có tần số tương đối của các alen \(\frac{A}{a} = \frac{6}{4}\) thì tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là

  • A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa
  • B. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa
  • C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa
  • D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa
Câu 40
Mã câu hỏi: 192252

Người đàn ông  nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21 %. Kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A ở một quần thể cân bằng di truyền khác có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Tính xác suất họ sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A?

  • A. 85,73%   
  • B. 46,36%  
  • C. 43,51%          
  • D.  36,73%

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ