Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Toán 10 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2017 - 2018

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (20 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 83133

Nếu a > b, c > d thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng?

  • A. ac > bd
  • B. a- c > b - d
  • C. a + b > c + d
  • D. a + c > b + d
Câu 2
Mã câu hỏi: 83134

Các giá trị của tham số m để bất phương trình \(\left( {{m^2} - 1} \right)x + m \ge 0\) có nghiệm là:

  • A. \(m \in R\)
  • B. \(m \in \emptyset \)
  • C. \(m \in R\backslash \{  - 1\} \)
  • D. m = - 1
Câu 3
Mã câu hỏi: 83135

Tập hợp nghiệm của bất phương trình \(\frac{{1 - 2x}}{{4x + 8}} \ge 0\) là:

  • A. \(\left[ { - 2;\frac{1}{2}} \right]\)
  • B. \(\left( { - \frac{1}{2};2} \right]\)
  • C. \(\left( { - 2;\frac{1}{2}} \right]\)
  • D. \(\left[ {\frac{1}{2};2} \right)\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 83136

Tập hợp nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x^2} - 6x + 5 \le 0}\\
{{x^2} - 8x + 12 < 0}
\end{array}} \right.\) là

  • A. [2; 5]
  • B. [1;6]
  • C. (2; 5]
  • D. \(\left[ {1;2} \right] \cup \left( {5;6} \right)\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 83137

Các giá trị của tham số m để bất phương trình \(m{x^2} - 2mx - 1 \ge 0\) vô nghiệm là:

  • A. \(m \in \emptyset \)
  • B. m < -1
  • C. -1 < m < 0
  • D. \( - 1 < m \le 0\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 83138

Khi thống kê điểm môn Toán trong một kỳ thi của 200 em học sinh thì thấy có 36 bài được điểm bằng 5. Tần suất của giá trị xi = 5 là:

  • A. 2, 5%
  • B. 36%
  • C. 18%
  • D. 10%
Câu 7
Mã câu hỏi: 83139

Chọn hệ thức sai trong các hệ thức sau:

  • A. \(\tan \left( {\frac{{3\pi }}{2} - x} \right) = {\mathop{\rm cotx}\nolimits} \)
  • B. \(sin\left( {3\pi  - x} \right) = {\mathop{\rm sinx}\nolimits} \)
  • C. \(cos\left( {3\pi  - x} \right) = co{\mathop{\rm sx}\nolimits} \)
  • D. \(cos\left( { - x} \right) = co{\mathop{\rm sx}\nolimits} \)
Câu 8
Mã câu hỏi: 83140

Cho \(\sin \alpha  = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\) với \(0 < \alpha  < \frac{\pi }{2}\). Gía trị của \(\cos \left( {\alpha  + \frac{\pi }{3}} \right)\) bằng:

  • A. \(\frac{{2 - \sqrt 6 }}{{2\sqrt 6 }}\)
  • B. \(\sqrt 6  - 3\)
  • C. \(\frac{1}{{\sqrt 6 }} - 3\)
  • D. \(\sqrt 6  - \frac{1}{2}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 83141

Nếu \({\mathop{\rm sinx}\nolimits}  + \cos x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\) thì giá trị của sin2x là:

  • A. \(\frac{1}{2}\)
  • B. \(\frac{-1}{2}\)
  • C. \(\frac{1}{4}\)
  • D. \(\frac{-1}{4}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 83142

Trong mặt phẳng tọa đọ Oxy, cho ba đường thẳng (d1): 3x - 4y + 7 = 0. (d2): 5x + y + 4 = 0 và (d3): mx + (1-m)y + 3 = 0. Để ba đường thẳng này đồng quy thì giá trị của tham số m là:

  • A. m = 2
  • B. m = -2
  • C. m = 0,5
  • D. m = -0,5
Câu 11
Mã câu hỏi: 83143

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(-1; 3), B(4;-1). Phương trình nào sau đây là phương trình đường thẳng AB

  • A. x + y - 3 = 0
  • B. y = 2x + 1
  • C. \(\frac{{x - 4}}{6} = \frac{{y - 1}}{{ - 4}}\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l}
    x = 1 + 3t\\
    y = 1 - 2t
    \end{array} \right.\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 83144

Một elip có diện tích hình chữ nhật cơ sở là 80, độ dài tiêu cự là 6. Tâm sai của elip đó là:

  • A. \(e = \frac{4}{5}\)
  • B. \(e = \frac{3}{4}\)
  • C. \(e = \frac{3}{5}\)
  • D. \(e = \frac{4}{3}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 83145

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(1; -1),B(3; 4). Giả sử (d) là một đường thẳng bất kỳ luôn đi qua B. Khi khoảng cách từ A đến đường thẳng (d) đạt giá trị lớn nhất, đường thẳng (d) có phương trình nào sau đây?

  • A. x - y + 1 = 0
  • B. 3x + 4y = 25
  • C. 5x - 2y - 7 = 0
  • D. 2x + 5y - 26 = 0
Câu 14
Mã câu hỏi: 83146

Trên mặt phẳng Oxy, gọi (d) là đường thẳng đi qua A(1; 1) và tạo với đường thẳng có phương trình x - 3y +2 = 0 một góc bằng 450. Đường thẳng (d) có phương trình là:

  • A. 2x + y +1 = 0
  • B. 2x - y = 1
  • C. x - 2y + 1 = 0 
  • D. 3x + y - 4 = 0
Câu 15
Mã câu hỏi: 83147

Trên mặt phẳng Oxy, cho các điểm A(3; 0), B(0; 4). Đường tròn nội tiếp tam giác OAB có phương trình là:

  • A. x2+ y2 = 1
  • B. x2+ y2 - 4x + 4 = 0
  • C. x2+ y2 = 2
  • D. (x - 1)2 + (y - 1)2 = 1
Câu 16
Mã câu hỏi: 83148

Trên mặt phẳng Oxy, cho điểm P(-3; -2) và đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 36\). Từ điểm P kẻ các tiếp tuyến PM và PN tới đường tròn (C), với M và N là các tiếp điểm. Phương trình đường thẳng MN là:

  • A. x + y +1 = 0
  • B. x - y - 1 = 0
  • C. x - y + 1 = 0
  • D. x + y - 1 = 0
Câu 17
Mã câu hỏi: 83149

a) Giải bất phương trình sau trên tập số thực: \(|2x + 1| + 2 \ge 4x\)

b) Giải hệ bất phương trình sau trên tập số thực: \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{x + 3}}{{2x - 3}} - \frac{x}{{2x - 1}} \le 0\\
\sqrt {{x^2} + 3}  + 3x < 1
\end{array} \right.\)

Câu 18
Mã câu hỏi: 83150

a) Chứng minh đẳng thức \(\frac{{\cos 2x}}{{1 - \sin 2x}} = \frac{1}{{{{\cos }^2}x - {{\sin }^2}x}} + \frac{{2\tan x}}{{1 - {{\tan }^2}x}}\)

b) Tìm các giá trị của tham số m để hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - 4x > 5\\
{x^2} - \left( {m - 1} \right)x - m \le 0
\end{array} \right.\) có nghiệm 

Câu 19
Mã câu hỏi: 83151

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hai đường tròn (C1), (C2) có phương trình lần lượt là \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\,\,và \,\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\)

a) Tìm tọa độ tâm, bán kính của hai đường tròn và chứng minh đường tròn tiếp xúc với nhau

b) Viết phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ và tạo với đường thẳng nối tâm của hai đường tròn một góc bằng 450

c) Cho elip (E) có phương trình 16x2 + 49y2 = 1. Viết phương trình đường tròn (C) có bán kính gấp đôi độ dài trục lớn của elip (E) và (C) tiếp xúc với hai đường tròn (C1) và (C2

Câu 20
Mã câu hỏi: 83152

Cho ba số thực a, b, c thỏa mãn điều kiện a2 + b2 + c2 = 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức sau:

\(P = \frac{1}{{\sqrt {1 + 8{a^3}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + 8{b^3}} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + 8{c^3}} }}\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ