Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Quế Võ Số 1

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 217597

Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người trong trường hợp nào?

  • A. đã tham gia giải cứu nạn nhân.
  • B. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
  • C. đang thực hiện hành vi phạm tội.
  • D. đã chứng thực di chúc thừa kề.
Câu 2
Mã câu hỏi: 217598

Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Công khai lịch trình chuyển phát.
  • B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài.
  • C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác.
  • D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông.
Câu 3
Mã câu hỏi: 217599

Công dân vi phạm quyền được bào đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông.
  • B. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác.
  • C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.
  • D. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.
Câu 4
Mã câu hỏi: 217600

Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Tự quyết.
  • B. Bình đẳng.
  • C. Tập trung.
  • D. Phổ thông.
Câu 5
Mã câu hỏi: 217601

Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm ..............

  • A. lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. tài sàn thừa kế cùa người khác.
  • C. ngân sách quốc gia.
  • D. nguồn quỹ phúc lợi.
Câu 6
Mã câu hỏi: 217602

Cá nhân tham gia các hoạt động văn hóa là đã thực hiện quyền nào sau đây cùa công dân?

  • A. Tích cực thẩm tra.
  • B. Được phát triển.
  • C. Tự phản biện.
  • D. Chủ động tư vấn.
Câu 7
Mã câu hỏi: 217603

Việc công dân được tự do lựa chọn những loại hình trường lớp khác nhau, thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?

  • A. Quyền được học không hạn chế.
  • B. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề.
  • C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời.
  • D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 8
Mã câu hỏi: 217604

Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào?

  • A. Anh S theo học ngành chế tạo máy
  • B. Anh Q làm hồ sơ xét tuyển đại học.
  • C. Anh N vì học giỏi nên được học bổng.
  • D. Anh T học đại học tại chức.
Câu 9
Mã câu hỏi: 217605

Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản cùa pháp luật về nội dung nào?

  • A. lao động công vụ.
  • B. phát triển kinh tế.
  • C. quan hệ xã hội.
  • D. bảo vệ môi trường.
Câu 10
Mã câu hỏi: 217606

Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

  • A. Tự do ngôn luận
  • B. Áp đặt quan điểm cá nhân.
  • C. Độc lập phán quyết.
  • D. Tự do thông tin.
Câu 11
Mã câu hỏi: 217607

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà T hơn 1 tuần. Bà T bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng. Tức thì bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • D. Quyền cất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.
Câu 12
Mã câu hỏi: 217608

Vì muốn anh L được vào diện quy hoạch cán bộ xã, nên vợ anh L là chị X đã gợi ý để anh T bỏ phiếu cho chồng mình nhưng anh T đã từ chối. Chị X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng.
  • B. Ủy quyền.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bỏ phiếu kín.
Câu 13
Mã câu hỏi: 217609

Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sàn xuất xăng trái phép, giám đôc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vi chị A từ chôi nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyền nào sau đây?

  • A. Truy tố.
  • B. Thẩm định.
  • C. Tố cáo.
  • D. Khiếu nại.
Câu 14
Mã câu hỏi: 217610

A đạt giải nhất cuộc thi INTEL ISEF (khoa học kĩ thuật) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên được một số trường đại học chọn tuyển thẳng. A đã được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Được phát triển.
  • B. Đăng kí bản quyền.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Chuyển giao công nghệ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 217611

Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông A, cán bộ địa chính xã vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm sang nhà ông N 10m đất. Gia đình ông N đã gửi đơn lên Chủ tịch UBND xã nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Gia đình ông N nên chọn cách nào dưới đây để tiếp tục bảo vệ quyền của mình theo quy định pháp luật?

  • A. Kiện ra tòa Hành chính theo Luật tố tụng hành chính.
  • B. Khởi kiện vụ án theo Luật tố tụng hình sự.
  • C. Khởi kiện vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân.
  • D. Đề nghị truy cứu trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện.
Câu 16
Mã câu hỏi: 217612

Trong ngày bầu cứ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải điều trị chấn thương cột sông tại bệnh viện nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý cùa anh và bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Anh A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

  • A. Bỏ phiếu kín.
  • B. Đại diện.
  • C. Trung gian.
  • D. Được ủy quyền.
Câu 17
Mã câu hỏi: 217613

Lãnh đạo thành phố X đã chi đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung câp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?

  • A. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
  • B. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng.
  • C. Sử dụng nguồn quỹ bào trợ xã hội.
  • D. Chủ động xử lí công tác truyền thông.
Câu 18
Mã câu hỏi: 217614

Vì nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm ở của hàng của mình nên chị C đã nhờ anh L bắt nhốt em Q suốt 5 giờ đồng hồ và dán tờ giấy có nội dung: “Tôi là kẻ ăn trộm” lên người em Q để chụp ảnh làm bằng chứng. Cô T là nhân viên đã mượn điện thoại của anh A để quay clip và đăng lên Facebook. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm của công dân?

  • A. Chị C, cô T, anh
  • B. Anh L, chị C, cô T.
  • C. Anh A, em Q.
  • D. Cô T, anh A, em Q.
Câu 19
Mã câu hỏi: 217615

Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn tết theo quy định của cấp trên. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông Q đã vận động bà T, anh S thuộc diện không được trợ cấp đi phát tờ rơi để nói xấu chủ tịch xã L với nội dung chi tiền không đúng đối tượng. Sau đó, ông Q tự ý lấy điện thoại của con gái để đăng nội dung này lên mạng xã hội. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?

  • A. Ông Q, bà T và anh S.
  • B. Chủ tịch xã L, anh S và bà T.
  • C. Bố con ông Q, bà T và anh S.
  • D. Chủ tịch xã L và bố con ông Q.
Câu 20
Mã câu hỏi: 217616

BN 1342 (Bệnh nhân mắc Covid-19 của hàng không Việt Nam) đã vi phạm quy định về cách ly y tế làm lây lan dịch bệnh. Hành vi đó phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

  • A. Hành chính, hình sự.
  • B. Hành chính, kỉ luật.
  • C. Kỉ luật, hình sự.
  • D. Hành chính dân sự.
Câu 21
Mã câu hỏi: 217617

Sau khi va chạm giao thông, V (học sinh lớp 10) bị T (sinh năm 1991) lao đến đá vào mặt, dùng gậy sắt vụt vào đầu, kết quả V bị thương tật 2%. T phải chịu trách nhiệm gì sau đây?

  • A. Hành chính, hình sự.
  • B. Hành chính, dân sự.
  • C. Dân sự, hình sự.
  • D. Hành chính, dân sự, hình sự.
Câu 22
Mã câu hỏi: 217618

Trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định trong phiên xét xử hình sự bị cáo không còn phải đứng trước vành móng ngựa có hiệu lực vào thời gian nào?

  • A. 1/1/2015.
  • B. 1/1/2016.
  • C. 1/1/2017.
  • D. 1/1/2018.
Câu 23
Mã câu hỏi: 217619

Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc loại vi phạm nào sau đây?

  • A. Vi phạm công vụ.
  • B. Vi phạm quy chế.
  • C. Vi phạm hành chính.
  • D. Vi phạm dân sự.
Câu 24
Mã câu hỏi: 217620

Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp?

  • A. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân.
  • B. Đầu tư quảng cáo cho sản phẩm.
  • C. Mở rộng thị trường.
  • D. Tìm kiếm khách hàng.
Câu 25
Mã câu hỏi: 217621

Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động?

  • A. Tự nguyện.
  • B. Ủy quyền.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bình đẳng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 217622

Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Phổ biến pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 27
Mã câu hỏi: 217623

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt .............

  • A. Hành vi trái pháp luật.
  • B. Quyền để lại tài sản thừa kế.
  • C. Tất cả các quan hệ dân sự.
  • D. Mọi nhu cầu cá nhân.
Câu 28
Mã câu hỏi: 217624

Anh A thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của khái niệm nào?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 29
Mã câu hỏi: 217625

Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải .........

  • A. Sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
  • B. Tuyển dụng chuyên gia cao cấp.
  • C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
  • D. Nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên.
Câu 30
Mã câu hỏi: 217626

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?

  • A. Nền kinh tế tự nhiên.
  • B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
  • C. Điều kiện sản xuất khác nhau.
  • D. Lợi ích kinh tế đối lập.
Câu 31
Mã câu hỏi: 217627

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi chúng để tạo ra các sản phẩm ...............

  • A. Cân đối ngân sách quốc gia.
  • B. Phù hợp với nhu cầu của mình.
  • C. Đo lường tỉ lệ lạm phát.
  • D. Bảo mật các nguồn thu.
Câu 32
Mã câu hỏi: 217628

Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nội dung nào sau đây?

  • A. Chiếm lĩnh ngân sách quốc gia.
  • B. Khuyến khích sản xuất tự cung, tự cấp.
  • C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
  • D. Bảo mật tỉ lệ lạm phát kinh tế.
Câu 33
Mã câu hỏi: 217629

Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

  • A. Thước đo giá trị.
  • B. Phương tiện lưu thông.
  • C. Phương tiện cất trữ.
  • D. Phương tiện thanh toán.
Câu 34
Mã câu hỏi: 217630

Hiến pháp nước ta từ khi độc lập đến nay có các bản Hiến pháp?

  • A. Hiến pháp 1945, Hiến pháp 1956, Hiến pháp 1967, Hiến pháp 1976, Hiến pháp 2011.
  • B. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1956, Hiến pháp 1976, Hiến pháp 1986, Hiến pháp 2014.
  • C. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013.
  • D. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1986, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013.
Câu 35
Mã câu hỏi: 217631

Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (Cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (Trưởng phòng) quát bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu ông K. Bất bình với thái độ của chị L,K nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ câu chuyện đó lên mạng xã hội và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Trong trường hợp này ai là người vi phạm pháp luật?

  • A. Chỉ ông K.
  • B. Chị L, H.
  • C. Chị H, L, N.
  • D. Ông K, chị N.
Câu 36
Mã câu hỏi: 217632

Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Bà V, ông X.
  • B. Bà H, bà V.
  • C. Ông X.
  • D. Bà H.
Câu 37
Mã câu hỏi: 217633

M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

  • A. Giám đốc và H.
  • B. Giám đốc và chị L.
  • C. Chị L và H.
  • D. Chị L và M.
Câu 38
Mã câu hỏi: 217634

Sức mạnh đặc trưng của pháp luật là gì?

  • A. Tính thuyết phục.
  • B. Hình phạt.
  • C. Tính công bằng.
  • D. Quyền lực.
Câu 39
Mã câu hỏi: 217635

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là gì?

  • A. Các bên cùng có lợi.
  • B. Bình đẳng.
  • C. Tôn trọng lợi ích của nhau.
  • D. Đoàn kết giữa các dân tộc.
Câu 40
Mã câu hỏi: 217636

Luật tín ngưỡng tôn giáo thông qua ngày 18/11/2016 có hiệu lực thi hành từ khi nào?

  • A. Ngày 01/07/2016.
  • B. Ngày 01/01/2017.
  • C. Ngày 01/07/2017.
  • D. Ngày 01/01/2018.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ