Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Thanh Khê

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 222407

Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về gì?

  • A. chỗ ở của công dân.
  • B. nhân phẩm, danh dự, của công dân.
  • C. thân thể của công dân.
  • D. tính mạng của công dân.
Câu 2
Mã câu hỏi: 222408

Đâu là một trong những nguyên tắc bầu cử?

  • A. Phổ biến.
  • B. Dân chủ.
  • C. Công khai.
  • D. Trực tiếp.
Câu 3
Mã câu hỏi: 222409

Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

  • A. Đoàn thể.
  • B. Tổ chức.
  • C. Cá nhân.
  • D. Cơ quan.
Câu 4
Mã câu hỏi: 222410

Giải quyết khiếu nại là gì?

  • A. chấp nhận yêu cầu khiếu nại.
  • B. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại.
  • C. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết.
  • D. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại.
Câu 5
Mã câu hỏi: 222411

Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được sáng tạo.
  • B. Quyền được tham gia.
  • C. Quyền được phát triển.
  • D. Quyền tác giả, tác phẩm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 222412

Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật và thực hiện đồng bộ các nội dung nào sau đây?

  • A. khẩu hiệu cần thiết.
  • B. tiêu chuẩn cần thiết.
  • C. nhu cầu cần thiết.
  • D. biện pháp cần thiết.
Câu 7
Mã câu hỏi: 222413

Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?

  • A. Người đang đi công tác xa.
  • B. Người đang điều trị tại bệnh viện.
  • C. Người mất năng lực hành vi dân sự.
  • D. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
Câu 8
Mã câu hỏi: 222414

Mục đích của khiếu nại là gì?

  • A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.
  • B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  • C. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai.
Câu 9
Mã câu hỏi: 222415

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là gì?

  • A. làm từ thiện cho xã hội.
  • B. thể hiện đẳng cấp của doanh nhân.
  • C. nộp thuế cho nhà nước.
  • D. sinh lợi.
Câu 10
Mã câu hỏi: 222416

Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?

  • A. chính trị.
  • B. kinh tế.
  • C. xã hội.
  • D. đời sống.
Câu 11
Mã câu hỏi: 222417

Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • B. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 12
Mã câu hỏi: 222418

Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo nào?

  • A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
  • B. yêu cầu của tòa án.
  • C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.
  • D. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
Câu 13
Mã câu hỏi: 222419

Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quyền được phát triển của công dân?

  • A. Có mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.
  • B. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  • C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
  • D. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
Câu 14
Mã câu hỏi: 222420

Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của ai?

  • A. mọi tổ chức.
  • B. người đủ 18 tuổi.
  • C. lãnh đạo nhà nước.
  • D. mọi công dân.
Câu 15
Mã câu hỏi: 222421

Trong các nghĩa vụ của người kinh doanh thì nghĩa vụ nào là rất quan trọng?

  • A. Bảo vệ môi trường.
  • B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • C. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
  • D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Câu 16
Mã câu hỏi: 222422

Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện qua lĩnh vực nào?

  • A. trong lĩnh vực văn hóa.
  • B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
  • C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 17
Mã câu hỏi: 222423

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Đe dọa đánh người.
  • B. Tự ý mở điện thoại của bạn.
  • C. Tự ý vào nhà người khác.
  • D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 18
Mã câu hỏi: 222424

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ gì?

  • A. Nhà nước và công dân.
  • B. công dân và xã hội.
  • C. tội phạm và Nhà nước.
  • D. quyền lợi và nghĩa vụ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 222425

Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện?

  • A. Quyền được giải trí.
  • B. Quyền được vui chơi.
  • C. Quyền được tiếp cận thông tin.
  • D. Quyền được chăm sóc y tế.
Câu 20
Mã câu hỏi: 222426

Dựa vào đâu pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp?

  • A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
  • B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
  • C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • D. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 222427

Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?

  • A. nhân thân.
  • B. tài sản.
  • C. gia đình.
  • D. tình cảm.
Câu 22
Mã câu hỏi: 222428

Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

  • A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.
  • B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
  • C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 23
Mã câu hỏi: 222429

Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  • A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
  • B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  • C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.
  • D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 222430

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì?

  • A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
  • B. người lao động và người sử dụng lao động.
  • C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
  • D. người lao động và đại diện người lao động.
Câu 25
Mã câu hỏi: 222431

Hiện nay trong nông nghiệp người sản xuất đã sử dụng kỹ thuật hiện đại để đem lại chất lượng và năng suất cao như: Sử dụng kỹ thuật trong nhà kính cho hoa nở đúng dịp, tia xạ làm cho bưởi, hồng không còn hạt, tăng độ ngọt cho quả thanh long,… Việc sử dụng các kỹ thuật đó trong sản xuất thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Hiện đại hóa.
  • B. Cơ khí hóa. 
  • C. Công nghiệp hóa.
  • D. Chuyên môn hóa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 222432

Vợ chồng anh A đã trả cho cửa hàng xe gắn máy 80 triệu đồng để mua chiếc xe máy. Trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ được thực hiện?

  • A. Thước đo giá trị.
  • B.  Phương tiện cất trữ.
  • C. Phương tiện thanh toán.
  • D. Phương tiện lưu thông.
Câu 27
Mã câu hỏi: 222433

Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Áp dụng pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật
Câu 28
Mã câu hỏi: 222434

Biết được trong Nhà trẻ M có một cô giáo hay đánh các cháu bé mỗi khi cháu không chịu ăn, L đã báo cho Ủy ban nhân dân phường. L đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền khiếu nại.
  • C. Quyền tố cáo.
  • D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 29
Mã câu hỏi: 222435

Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?

  • A. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.
  • B. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô.
  • C. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.     
  • D. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.
Câu 30
Mã câu hỏi: 222436

Chị L là nhân viên Công ty X trong quá trình công tác, chị có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

  • A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
  • B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
  • C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.  
  • D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 31
Mã câu hỏi: 222437

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua.

  • A. vị trí làm việc.
  • B. tìm kiếm việc làm.
  • C. thời gian làm việc.
  • D. mức lương được trả.
Câu 32
Mã câu hỏi: 222438

Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào đời sống trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là gì?

  • A. ban hành pháp luật.
  • B. xây dựng pháp luật
  • C. thực hiện pháp luật.
  • D. phổ biến pháp luật.
Câu 33
Mã câu hỏi: 222439

Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị không bỏ cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Bỏ phiếu kín.
  • B. Phổ thông.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bình đẳng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 222440

Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán, đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

  • A. Bà S, chị T và bà N.
  • B. Bà S, bà N và ông M.
  • C. Bà S, ông M và chị T.
  • D. Bà S, ông M, chị T và bà N.
Câu 35
Mã câu hỏi: 222441

Thấy muộn mà chồng không về, chị A vợ anh V ra quán rượu tìm chồng. Tại đây, hai người xảy ra cãi vã. Thấy vậy, anh T uống rượu ở bàn bên đã chế giễu anh V không biết dạy vợ. Anh V ra về trong sự bức xúc nên kể chuyện với bạn mình là anh G. G rủ anh V quay lại quán tìm anh T xử lí, chủ quán thấy có xô xát nên đã can ngăn vô tình làm G ngã vào góc bàn bị thương nhẹ. Sau đó, dù T bỏ chạy nhưng V và G vẫn đuổi theo đâm nhiều nhát khiến T tử vong tại chỗ. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật hình sự?

  • A. Anh V và anh G.
  • B. Anh G, chủ quán và anh T.
  • C. Anh V, anh G và chủ quán.
  • D. Anh V, anh G và anh T.
Câu 36
Mã câu hỏi: 222442

Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

  • A. Bà S và ông K.
  • B. Anh H, bà S và ông K.
  • C. Anh H, bà S và chị M
  • D. Anh H và ông K.
Câu 37
Mã câu hỏi: 222443

Chị L là gái mại dâm, dù biết mình bị nhiễm HIV nhưng cô vẫn cố ý lây truyền cho cho nhiều người khác, trong đó có anh M và anh N. Không kiềm được nỗi oán hận vì bị lây truyền, anh M và anh N bàn cách giết hại L. Đến nơi thì bị mẹ L phát hiện can ngăn. Trong lúc giằng co, M đẩy mẹ L ngã trúng vào con dao N đang cầm làm bà tử vong. Trường hợp trên, những ai phải chịu trách nhiệm pháp lý?

  • A. Anh M và N.
  • B. Chị L, anh M và N.
  • C. Anh M, N và mẹ L.
  • D. Anh N và chị
Câu 38
Mã câu hỏi: 222444

Chị P điều khiển xe đang lưu thông trên đường đúng luật giao thông. Anh T và K say xỉn chạy xe theo chiều ngược lại va chạm làm chị P té bị thương ở chân. Thấy chị P chỉ  bị thương nhẹ, anh T và K liền cho xe đi tiếp, đến ngã ba gặp chiếc xe du lịch phía trước do tài xế H điều khiển. Cho rằng tài xế H cản trở mình nên anh T và K đã lớn tiếng chửi mắng, tài xế H và T, K đã lao vào đánh nhau, sau đó được bác S can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

  • A. Anh T và K.
  • B. Anh T, tài xế H.
  • C. Bác S, anh T và K.
  • D. Anh T và K, tài xế H.
Câu 39
Mã câu hỏi: 222445

Trên đường đi làm, chị M đang đứng chờ đèn đỏ thì bị xe ô tô do anh T điều khiển từ phía sau va chạm làm chị ngã và vỡ yếm xe. Anh T xuống xe, không hỏi han lại mắng chị M thậm tệ. Chị M gọi điện cho chồng là Q và anh trai là Z đến giải quyết vụ việc. Anh Q rất tức giận, yêu cầu T phải bồi thường cho xe của chị M, còn Z đã đập vỡ gương xe của T cho bõ tức.Trong số người đi đường đứng xem V đã quay clip để đăng lên Facebook. Trong trường hợp trên, những ai không phải chịu trách nhiệm dân sự?

  • A. Anh T, Z, Q, chị M.
  • B. Anh T, chị M và Z.
  • C. Anh Z và T.
  • D. Chị M, anh Q và V
Câu 40
Mã câu hỏi: 222446

Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị H đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh G để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó  lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?

  • A. Cô T và chị H.
  • B. Cô T, chị H và em Q.
  • C. Chị H và anh G. 
  • D. Chị H và em Q.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ