Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Chuyên Lam Sơn

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 219117

Cán bộ sở X là anh A điều khiển xe ô tô của cơ quan đi công việc riêng và sai làn đường nhưng được cảnh sát giao thông là anh B bỏ qua lỗi vi phạm. Sau đó, xe ô tô do anh A điều khiển đã va chạm với chị V đang lưu thông ngược đường một chiều khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh D tự ý bỏ cuộc họp giao ban tại ủy ban nhân xã và đến hiện trường vụ tai nạn rồi đập vỡ gương xe ô tô của anh A.. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự và kỉ luật?

  • A. Anh D và anh
  • B. Anh A, anh D và anh
  • C. Anh B, anh D và chị V.
  • D. Anh B và anh
Câu 2
Mã câu hỏi: 219118

Khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là thể hiện điều gì?

  • A. năng lực sư phạm của nhà giáo.
  • B. năng lực trách nhiệm pháp lí.
  • C. trách nhiệm dân sự của công dân.
  • D. khả năng làm việc của công dân.
Câu 3
Mã câu hỏi: 219119

Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là gì?

  • A. đặc thù hình phạt.
  • B. trách nhiệm vi phạm.
  • C. trách nhiệm pháp lí.
  • D. vi phạm hành chính.
Câu 4
Mã câu hỏi: 219120

Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là bình đẳng về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước .............

  • A. cộng đồng và tập tính.
  • B. nhà nước và xã hội.
  • C. hội đồng và xã hội.
  • D. nhân dân và cộng đồng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 219121

Quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính xác định về mặt hình thức.
  • D. Tính xác định về mặt nội dung.
Câu 6
Mã câu hỏi: 219122

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là nội dung khái niệm nào?

  • A. Thi hành pháp luật.
  • B. Thực hiện yêu cầu.
  • C. Sử dụng pháp luật.
  • D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 7
Mã câu hỏi: 219123

Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật về nội dung nào?

  • A. mật mã, định vị.
  • B. thư tín, điện tín.
  • C. việc riêng của cá nhân.
  • D. tài sản của quốc gia.
Câu 8
Mã câu hỏi: 219124

Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là nội dung quyền nào?

  • A. tự do ngôn luận.
  • B. bảo vệ nhân danh.
  • C. tự do xây dựng.
  • D. quản lí xã hội.
Câu 9
Mã câu hỏi: 219125

Theo quy định của pháp luật, quyền nào sau đây nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước?

  • A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • B. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Bảo đảm an toàn thư tín, điện tín.
  • D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 10
Mã câu hỏi: 219126

Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là gì?

  • A. vi phạm dân sự.
  • B. vi phạm hình sự.
  • C. vi phạm kỉ luật.
  • D. vi phạm hành chính.
Câu 11
Mã câu hỏi: 219127

Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần là tự do lựa chọn ....

  • A. hình thức đăng kí kinh doanh.
  • B. hình thức đăng kí kinh doanh.
  • C. phát triển kinh tế bền vững.
  • D. mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 12
Mã câu hỏi: 219128

Thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức ở những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước là gì?

  • A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. kinh tế tư bản tư nhân.
  • C. kinh tế nhà nước.
  • D. kinh tế tư bản nhà nước.
Câu 13
Mã câu hỏi: 219129

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

  • A. kết cấu hạ tầng sản xuất.
  • B. công cụ lao động.
  • C. đối tượng lao động.
  • D. sức lao động.
Câu 14
Mã câu hỏi: 219130

Theo quy định của pháp luật, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con kể cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức là nội dung bình đẳng giữa chủ thể nào?

  • A. anh chị em trong gia đình.
  • B. các con trong gia đình.
  • C. cha mẹ và con cái.
  • D. vợ chồng trong gia đình.
Câu 15
Mã câu hỏi: 219131

Theo quy định của pháp luật, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là thực hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

  • A. Bỏ phiếu kín.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Phổ thông.
  • D. Bình đẳng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 219132

Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

  • A. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác.
  • B. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.
  • C. Sử dụng hình thức chuyển phát nhanh.
  • D. Cung cấp số điện thoại cho người khác.
Câu 17
Mã câu hỏi: 219133

Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp khi nào?

  • A. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
  • B. bảo mật nội dung viết phiếu bầu.
  • C. đề xuất danh sách ban kiểm phiếu.
  • D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 18
Mã câu hỏi: 219134

Anh M vay thêm tiền để mua xe ô tô vào thời điểm thuế thu nhập mặt hàng này đang giảm mạnh. Anh M đã vận dụng nội dung nào sau đây của quan hệ cung cầu?

  • A. Giá cả tăng thì cầu giảm.
  • B. Cung - cầu độc lập với giá cả.
  • C. Giá cả giảm thì lợi nhuận tăng.
  • D. Giá cả giảm thì cầu tăng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 219135

Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào?

  • A. đang điều trị sau phẫu thuật.
  • B. bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
  • C. đang chấp hành hình phạt tù. 
  • D. đang đi công tác ở biên giới.
Câu 20
Mã câu hỏi: 219136

Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của cá nhân?

  • A. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.
  • B. Viết thư tâm sự với người thân.
  • C. Tham gia bầu cử tại địa phương.
  • D. Biểu quyết công khai trong hội nghị.
Câu 21
Mã câu hỏi: 219137

Công dân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Từ chối nhận tài sản thừa kế..
  • B. Tổ chức mua bán nội tạng người.
  • C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • D. Bắt người đang bị truy nã.
Câu 22
Mã câu hỏi: 219138

Công dân đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Đề xuất thay đổi giới tính.
  • B. Buôn bán, tàng trữ chất cấm.
  • C. Tự ý nghỉ việc dài ngày.
  • D. Đơn phương đề nghị li hôn.
Câu 23
Mã câu hỏi: 219139

Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con là biểu hiện nội dung nào sau đây của quyền bình đẳng trong lao động?

  • A. Giữa lao động nam và lao động nữ.
  • B. Trong mục tiêu và sử dụng nhân lực.
  • C. Trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Trong việc thực hiện quyển lao động.
Câu 24
Mã câu hỏi: 219140

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật dân sự?

  • A. Hút thuốc lá tại nơi đông người.
  • B. Lấn chiếm hành lang giao thông.
  • C. Công khai danh tính người tố cáo.
  • D. Giao điện hoa không đúng thỏa thuận.
Câu 25
Mã câu hỏi: 219141

Hình thức xử lí cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là gì?

  • A. truy cứu xử phạt kỉ luật.
  • B. truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • C. xem xét xử phạt dân sự.
  • D. xem xét xử phạt hành chính.
Câu 26
Mã câu hỏi: 219142

Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người ...........

  • A. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
  • B. lấn chiếm hành lang lòng lề đường.
  • C. đang thực hiện hành vi tội phạm.
  • D. đã tham gia giải cứu nạn nhân.
Câu 27
Mã câu hỏi: 219143

Theo quy định của pháp luật, người trong độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?

  • A. Từ 14 tuổi đến đủ 18 tuổi. 
  • B. Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • C. Từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • D. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 28
Mã câu hỏi: 219144

Khi thấy nhu cầu tiêu thụ hoa trên thị trường đang tăng cao, bà K chuyển từ trồng rau sang trồng hoa nên bà đã thu được nhiều lợi nhuận. Bà K đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

  • A. Bảo vệ quyền lợi người lao động.
  • B. Chuyển dịch đồng bộ kinh tế vĩ mô.
  • C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  • D. Bảo lưu quy trình sản xuất và lưu thông.
Câu 29
Mã câu hỏi: 219145

Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi nào?

  • A. công khai nội dung phiếu bầu.
  • B. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
  • C. ủy quyền thực hiện bầu cử.
  • D. đồng loạt sao chép phiếu bầu.
Câu 30
Mã câu hỏi: 219146

Hành vi nào sau đây tương ứng với nội dung quyền được pháp luật bảo hộ vệ tính mạng, sức khỏe của công dân?

  • A. Tiêm nhầm thuốc khiến bệnh nhân chết.
  • B. Tự tiện bóc thư của bạn ra xem.
  • C. Nói xấu bạn bè trên mạng xã hội.
  • D. Bắt người khi đang phạm tội quả tang.
Câu 31
Mã câu hỏi: 219147

Trên đường về quê bằng xe mô tô, do không làm chủ được tốc độ, anh T là cán bộ ngành A đã đâm vào bà L là một lão nông đang phơi lúa bên đường khiến bà bị xây xát nhẹ. Vì anh T từ chối bồi thường nên bà L đã đập vỡ gương xe mô tô của anh T. Anh T và bà L cùng vi phạm pháp luật nào sau đây?

  • A. Hành chính và dân sự. 
  • B. Hành chính và kỉ luật.
  • C. Hình sự và hành chính.
  • D. Dân sự và kỉ luật. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 219148

Anh D đã bí mật dùng tiền thưởng mua nhẫn kim cương làm quà cưới cho em gái. Biết chuyện, vợ anh là chị H đã xin đi làm tình nguyện viên tại một cơ sở cách li y tế để tránh mặt chồng. Sau khi biết chuyện, do quá bức xúc, bà M mẹ của anh D đã bịa đặt thông tin về chị H và đề nghị cơ quan chị H đuổi việc chị. Anh D và bà M đã vi phạm quyền bình đẳng nào của công dân dưới đây?

  • A. Lao động và việc làm.
  • B. Cha mẹ với con cái.
  • C. Vợ chồng trong gia đình.
  • D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 33
Mã câu hỏi: 219149

Biết người yêu mình là anh Y nghiện ma túy, chị N cùng gia đình đã chủ động cắt đứt quan hệ và kiên quyết ngăn cản không cho anh Y đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, vì muốn níu kéo tình cảm, anh Y đã đột nhập vào phòng riêng của chị N để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị N làm vợ. Anh Y đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Bình đẳng hôn nhân gia đình.
  • B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Bảo đảm an toàn tính mạng.
  • D. Bảo đảm an toàn bí mật thư tín.
Câu 34
Mã câu hỏi: 219150

Tại một điểm bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, chị B viết phiếu bầu giúp cụ Q là người không biết chữ theo ý của mình. Vừa tự tay bỏ phiếu của mình và vợ là chị M vào hòm phiếu, anh C phát hiện sự việc trên đã báo với ông K là trưởng ban bầu cử. Do nể chị B là họ hàng nên ông K đã bỏ qua việc này. Anh C, chị B và ông K đã vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu nào sau đây?

  • A. Tập trung.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Bình đẳng.
  • D. Bỏ phiếu kín. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 219151

Anh P là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị K góp vốn với mục đích chiếm đoạt số tài sản của chị. Sau khi nhận được 2 tỷ đồng vốn của chị K, anh P bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị K đã tố cáo toàn bộ sự việc này với cơ quan chức năng. Anh P phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

  • A. Hình sự và dân sự.
  • B. Dân sự và hành chính.
  • C. Hành chính và hình sự.
  • D. Hành chính và kỉ luật.
Câu 36
Mã câu hỏi: 219152

Vào tháng 10 năm 2019, anh H trưởng hạt kiểm lâm đã đòi anh L giám đốc công ty tư nhân Y phải chi 30 triệu đồng mới được làm thủ tục vận chuyển 50m3 gỗ quý. Khi hai bên đang giao nhận tiền thì anh N công an huyện đã có mặt để bắt quả tang hành vi đưa hối lộ. Do trước đó đã từng mang ơn H đã giúp con gái mình làm kế toán tại hạt kiểm lâm nên anh N đành bỏ qua chuyện này. Những ai sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?

  • A. Anh L và anh H.
  • B. Anh L và anh N.
  • C. Anh H và anh N.
  • D. Anh H, anh N và anh L. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 219153

Trên cùng một địa bàn làm ăn, sinh sống, khách sạn của chị N và khách sạn của chị P đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo đúng quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X là cán bộ có thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị N mà bỏ qua lối của chị P vì chị P là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị N là anh T làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị P sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị P giảm sút đáng kể. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

  • A. Chị N, chị P và ông X.
  • B. Chị N, chị P và anh T.
  • C. Ông X, chị P và anh T.
  • D. Ông X, anh T và chị N.
Câu 38
Mã câu hỏi: 219154

Anh M, anh N và anh Q cùng là công nhân đang thực hiện cách li xã hội do dịch Colid - 19. Khi anh N và anh Q đến nhà anh M chúc mừng sinh nhật bạn, chị P vợ anh M đã từ chối đón tiếp. Thấy anh Q tự ái bỏ về, anh M rủ anh N ra công viên ngồi uống rượu. Bị anh X cán bộ dân phòng phê phán, anh M đã đẩy đổ xe và làm vỡ gương xe máy của anh X, sau đó anh ném vỡ hai bóng đèn trang trí tại cửa hàng của vợ anh X để trả thù. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và dân sự?

  • A. Anh M, anh N và anh Q.
  • B.  Anh M và chị P.
  • C. Anh M, anh N và chị P.
  • D. Anh M và anh N. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 219155

Biết tin anh Y chồng mình đang bị anh T là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại hạt kiểm lâm X về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh T đánh đập chồng mình, chị P đã xúc phạm anh T nên bị đồng nghiệp của anh T là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm X mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả ra. Những ai dưới đây vi phạm quyên bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Anh M và ông Q.
  • B. Anh M và anh T.
  • C. Anh T, anh M và anh Y.
  • D. Anh T, anh M và ông Q. 
Câu 40
Mã câu hỏi: 219156

Tổ trưởng dân phố là ông M phân công anh P đến nhà anh G để yêu cầu anh thực hiện nghĩa vụ cử tri đúng thời hạn. Tại đây, hai bên xảy ra xô xát, đông đảo bà con hàng xóm đến can ngăn. Vì bị chị H là vợ anh G bịa đặt về cuộc sống đời tư của mình nên anh P tuyên bố nhà anh G không đủ tư cách là “Gia đình văn hóa" và gỡ biến chứng nhận danh hiệu đó mang về. Những ai sau đây vi phạm quyền pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

  • A. Ông M, chị H và anh P.
  • B. Anh P, anh G và chị H.
  • C. Chị H và anh P. 
  • D. Anh G và chị H

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ