Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lần 3

13/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 273714

Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu điện trở thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ 

  • A. 140V.        
  • B. 20V.      
  • C. 70V.      
  • D.  100V.
Câu 2
Mã câu hỏi: 273715

Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu cuộn cảm thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ 

  • A. 140V.         
  • B. 20V.       
  • C. 70V.          
  • D. 100V.
Câu 3
Mã câu hỏi: 273716

Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos120\(\pi \)t(A) toả ra khi đi qua điện trở R = 10\(\Omega \) trong thời gian t = 0,5 phút là 

  • A. 1000J.        
  • B. 600J.           
  • C. 400J.          
  • D. 200J.
Câu 4
Mã câu hỏi: 273717

Chọn câu trả lời đúng. Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/min trong một từ trường đều B' vuông góc trục quay \(\Delta \) và có độ lớn B = 0,02T. Từ thông cực đại gửi qua khung là 

  • A.  0,025Wb.    
  • B. 0,15Wb.
  • C. 1,5Wb.              
  • D. 15Wb.
Câu 5
Mã câu hỏi: 273718

Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2A, tần số 50Hz chạy trên một dây  dẫn. Trong thời gian 1s, số lần cường độ dòng điện có giá trị tuyệt đối bằng 1A là bao nhiêu ? 

  • A. 50.        
  • B. 100.           
  • C. 200.     
  • D. 400.
Câu 6
Mã câu hỏi: 273719

Đặt vào hai đầu một tụ điện hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 1A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A thì tần số dòng điện là 

  • A. 400Hz.         
  • B. 200Hz.          
  • C. 100Hz.      
  • D. 50Hz.
Câu 7
Mã câu hỏi: 273720

Giữa hai bản tụ điện có hiệu điện thế xoay chiều 220V – 60Hz. Dòng điện qua tụ điện có cường độ 0,5A. Để dòng điện qua tụ điện có cường độ bằng 8A thì tần số của dòng điện là 

  • A. 15Hz.       
  • B. 240Hz.       
  • C. 480Hz.        
  • D. 960Hz.
Câu 8
Mã câu hỏi: 273721

Một cuộn dây dẫn điện trở không đáng kể được cuộn dại và nối vào mạng điện xoay chiều 127V – 50Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là  

  • A. 0,04H.      
  • B. 0,08H.    
  • C. 0,057H.       
  • D. 0,114H.
Câu 9
Mã câu hỏi: 273722

Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều 

  • A. 50 lần.        
  • B. 100 lần.    
  • C. 2 lần.           
  • D. 25 lần.
Câu 10
Mã câu hỏi: 273723

Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên 

  • A. hiện tượng tự cảm. 
  • B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • C. từ trường quay.                
  • D. hiện tượng quang điện.
Câu 11
Mã câu hỏi: 273724

Chọn kết luận đúng. Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì 

  • A. điện trở tăng.        
  • B. dung kháng tăng.          
  • C. cảm kháng giảm.      
  • D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 273725

Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng gì? 

  • A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều. 
  • B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
  • C.  ngăn cản hoàn toàn dòng điện. 
  • D. không cản trở dòng điện.
Câu 13
Mã câu hỏi: 273726

Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC và một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải 

  • A. mắc song song với điện trở một tụ điện  
  • B. mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện
  • C.  mắc song song với điện trở một cuộn dây thuần cảm L. 
  • D. mắc nối tiếp với điện trở một cuộn dây thuần cảm L.
Câu 14
Mã câu hỏi: 273727

Một đoạn mạch điện gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần. Biết điện áp cực đại giữa hai đầu mạch là 150\(\sqrt 2 \) V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là 90V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây là: 

  • A.  60V 
  • B.  240V.             
  • C. 80V.     
  • D. 120V.
Câu 15
Mã câu hỏi: 273728

Tại thời điểm t = 0,5s, cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4A, đó là 

  • A.  cường độ hiệu dụng.    
  • B. cường độ cực đại.
  • C.  cường độ tức thời.       
  • D. cường độ trung bình.
Câu 16
Mã câu hỏi: 273729

Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nó có khả năng gì  ?

  • A. Cho dòng xoay chiều đi qua một cách dễ dàng. 
  • B. Cản trở dòng điện xoay chiều.
  • C. Ngăn hoàn toàn dòng điện xoay chiều. 
  • D. Cho dòng điện xoay chiều đi qua, đồng thời có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều.
Câu 17
Mã câu hỏi: 273730

Trong đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì 

  • A. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm. 
  • B. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở.
  • C. điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn ngược pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm. 
  • D. điện áp giữa hai điện trở luôn cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm.
Câu 18
Mã câu hỏi: 273731

Câu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ? 

  • A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mà điện, đúc điện. 
  • B. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong một chu kì dòng điện bằng 0.
  • C. Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong mọi khoảng thời gian bất kì bằng 0.  
  • D. Công suất toả nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất toả nhiệt trung bình nhân với  2.
Câu 19
Mã câu hỏi: 273732

Để tăng điện dung của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần 

  • A.  tăng tần số điện áp đặt vào hai bản tụ điện. 
  • B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
  • C. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện. 
  • D. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
Câu 20
Mã câu hỏi: 273733

Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức \(u = {U_0}\cos (100\pi t - \pi /3)\) (V). Xác định thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ bằng 0 lần thứ nhất là 

  • A. 1/600s.      
  • B. 1/300s.   
  • C. 1/150s.      
  • D. 5/600s.
Câu 21
Mã câu hỏi: 273734

Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn thuần cảm giống nhau ở chỗ: 

  • A.  Đều biến thiên trễ pha \(\pi /2\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. 
  • B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
  • C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng. 
  • D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 273735

Trong mạch điện xoay chiều, mức độ cản trở dòng điện của tụ điện trong mạch phụ thuộc vào 

  • A. chỉ điện dung C của tụ điện. 
  • B. điện dung C và điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.
  • C. điện dung C và cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ. 
  • D. điện dung C và tần số góc của dòng điện.
Câu 23
Mã câu hỏi: 273736

Để làm tăng cảm kháng của một cuộn dây thuần cảm có lõi không khí, ta có thể thực hiện bằng cách: 

  • A. tăng tần số góc của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm. 
  • B. tăng chu kì của điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm.
  • C. tăng cường độ dòng điện qua cuộn cảm. 
  • D. tăng biên độ của điện áp đặt ở hai đầu cuộn cảm.
Câu 24
Mã câu hỏi: 273737

Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian? 

  • A. Giá trị tức thời.    
  • B.  Biên độ
  • C. Tần số góc.          
  • D. Pha ban đầu.
Câu 25
Mã câu hỏi: 273738

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha \(\pi /4\) so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng với đoạn mạch này ? 

  • A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng. 
  • B. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.
  • C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch. 
  • D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha \(\pi /4\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện.
Câu 26
Mã câu hỏi: 273739

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Khi tần số là 50 Hz thì cường độ hiệu dụng qua cuộn cảm bằng 3 A. Khi tần số là 60 Hz thì cường độ hiệu dụng qua cuộn cảm bằng 

  • A. 2,5                     
  • B. 4,5 A
  • C. 2,0          
  • D. 3,6
Câu 27
Mã câu hỏi: 273740

Khi đặt vào  hai đầu một cuộn dây có độ tự cảm \(\frac{{0,4}}{\pi }\) H một hiệu điện thế một chiều 12 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,4 A. Sau đó, thay hiệu điện thế này bằng một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 12 V thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây bằng 

  • A.  0,30    
  • B. 0,40
  • C. 0,24   
  • D. 0,17
Câu 28
Mã câu hỏi: 273741

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch tương ứng là 0,25 A; 0,5 A; 0,2 A. Nếu đặt điện áp xoay chiều này vào hai đầu đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 

  • A. 0,3      
  • B. 0,2        
  • C.  0,15         
  • D.  0,05
Câu 29
Mã câu hỏi: 273742

Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều 119V – 50Hz. Nó chỉ sáng lên khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn 84V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kỳ là bao nhiêu? 

  • A. Δt = 0,0100s.  
  • B. Δt = 0,0133s.  
  • C. Δt = 0,0200s.   
  • D. Δt = 0,0233s.
Câu 30
Mã câu hỏi: 273743

Dòng điện xoay chiều i=2sin100pt(A) qua một dây dẫn . Điện lượng chạy qua tiết diện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là : 

  • A.  0            
  • B. 4/100p(C)            
  • C. 3/100p(C)       
  • D. 6/100p(C)
Câu 31
Mã câu hỏi: 273744

Dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 2\cos 100\pi t(A)\) chạy qua dây dẫn . điện lượng chạy qua một tiết điện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến  0,15s là : 

  • A. 0
  • B. \(\frac{4}{{100\pi }}(C)\)
  • C. \(\frac{3}{{100\pi }}(C)\)
  • D. \(\frac{3}{{50\pi }}(C)\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 273745

Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\) , I0 > 0. Tính từ lúc \(t = 0(s)\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là 

  • A. 0
  • B. \(\frac{{2{I_0}}}{\omega }\)
  • C. \(\frac{{3{I_0}}}{\omega }\)
  • D. \(\frac{{{I_0}}}{\omega }\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 273746

Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc w quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos(wt +\(\frac{\pi }{2}\) ). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng 

  • A. 450.      
  • B. 1800.
  • C.  900.        
  • D.  1500.
Câu 34
Mã câu hỏi: 273747

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng \(100\sqrt 2 \) V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là \(\frac{5}{\pi }\) mWb. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là 

  • A. 71 vòng.      
  • B. 200 vòng.  
  • C.  100 vòng.    
  • D.  400 vòng.
Câu 35
Mã câu hỏi: 273748

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

  • A. \(e = 48\pi \sin (40\pi t - \frac{\pi }{2})\,(V).\)
  • B. \(e = 4,8\pi \sin (4\pi t + \pi )\,(V).\)
  • C. \(e = 48\pi \sin (4\pi t + \pi )\,(V).\)
  • D. \(e = 4,8\pi \sin (40\pi t - \frac{\pi }{2})\,(V).\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 273749

Một khung dây dẫn phẳng, hình chữ nhật, diện tích 0,025 m2, gồm 200 vòng dây quay đều với tốc độ 20 vòng/s quanh một trục cố định trong một từ trường đều. Biết trục quay là trục đối xứng nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với phương của từ trường. Suất điện động hiệu dụng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng 222 V. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 

  • A. 0,50 T.   
  • B. 0,60 T
  • C. 0,45 T.   
  • D. 0,40 T.
Câu 37
Mã câu hỏi: 273750

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D, khoảng vân i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là :

  • A.  \(\lambda  = \)\(\frac{{iD}}{a}\)
  • B. \(\lambda  = \) \(\frac{D}{{ai}}\)
  • C. \(\lambda  = \) \(\frac{{aD}}{i}\)
  • D. \(\lambda  = \frac{{ai}}{D}\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 273751

Sóng điện từ 

  • A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. 
  • B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • C. có điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương. 
  • D. không truyền được trong chân không.
Câu 39
Mã câu hỏi: 273752

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa với ánh đơn sắc có bước sóng =0,5\(\mu m\). Khoảng cách từ hai khe đến màn 1m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp : 

  • A. 0,5mm          
  • B. 0,1mm  
  • C. 2mm        
  • D. 1mm
Câu 40
Mã câu hỏi: 273753

Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện. 

  • A. Sóng dài.           
  • B. Sóng trung.          
  • C. Sóng ngắn.      
  • D. Sóng cực ngắn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ