Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý chuyên Nguyễn Trãi- Thanh Hóa lần 1

13/07/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 275554

Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào 

  • A. biên độ dao động.           
  • B.  cấu tạo của con lắc lò xo.         
  • C. cách kích thích dao động.                    
  • D. chiều dài của lò xo
Câu 2
Mã câu hỏi: 275555

Một điện trường đều có cường độ 2.103V/m. Đặt vào điện trường đó điện tích q = 3.10-6C. Lực điện tác dụng lên điện tích q là 

  • A. 2.10-3N                  
  • B. 6.10-6N         
  • C. 3.10-3N            
  • D. 6.10-3N   
Câu 3
Mã câu hỏi: 275556

Đơn vị đo cường độ âm là 

  • A. Oát trên mét (W/m).                  
  • B. Ben (B).
  • C. Niutơn trên mét vuông (N/m2 ).            
  • D. Oát trên mét vuông (W/m2 )
Câu 4
Mã câu hỏi: 275557

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u = 12\(\sqrt 2 \)cos(100πt + π /4)V. Điện áp hiệu dụng là 

  • A. 12\(\sqrt 2 \)V.                     
  • B. 12V.     
  • C. 15V.                 
  • D. 12/\(\sqrt 2 \)V.
Câu 5
Mã câu hỏi: 275558

Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào 

  • A. năng lượng sóng.        
  • B. tần số sóng.                   
  • C. môi trường và nhiệt độ môi trường truyền sóng       
  • D.  bước sóng
Câu 6
Mã câu hỏi: 275559

Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng 

  • A. truyền ngược chiều nhau. 
  • B. gặp nhau tại một điểm.
  • C. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. 
  • D. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số, cùng pha.
Câu 7
Mã câu hỏi: 275560

Tại một buổi thực hành bộ môn Vật lý, một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Năm lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 0,97s; 0,93s; 0,92s; 0,88s; 0,90s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được viết là 

  • A.  T = (4,60 \( \pm \) 0,02)s         
  • B. T = (0,92 \( \pm \) 0,02)s
  • C. T = (4,60 \( \pm \) 0,03)s              
  • D.  T = (0,92 \( \pm \) 0,03)s      
Câu 8
Mã câu hỏi: 275561

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có 

  • A. cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.       
  • B. cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.
  • C. chiều biến đổi theo thời gian.     
  • D.  có chu kỳ không đổi.
Câu 9
Mã câu hỏi: 275562

Trên một bóng đèn điện có ghi 6V-3W. Bóng đèn trên được mắc vào nguồn điện và đèn sáng bình thường. Điện lượng chuyển qua đèn trong 1 phút là 

  • A. 30C              
  • B. 18C                       
  • C. 36C                   
  • D.  60C
Câu 10
Mã câu hỏi: 275563

Một electron bay vào một từ trường đều theo hướng của đường sức từ, electron sẽ 

  • A. đổi hướng chuyển động            
  • B. không đổi hướng chuyển động                         
  • C. chuyển động chậm dần                             
  • D. chuyển động nhanh dần 
Câu 11
Mã câu hỏi: 275564

Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(4πt)cm. Chiều dài quỹ đạo dao động của vật là 

  • A. 10cm.                
  • B. 5cm.              
  • C. 2cm.                        
  • D. 4cm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 275565

Trong mạch điện xoay chiều có RLC nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì 

  • A. Dung kháng tăng.                    
  • B. Cảm kháng tăng.           
  • C. Điện trở tăng.                         
  • D. Dung kháng giảm và cảm kháng tăng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 275566

Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(20πt + π/4)cm. Vận tốc cực đại của vật là 

  • A. 200πcm/s.         
  • B. 100πcm/s.    
  • C. 100cm/s.             
  • D. 100πm/s.
Câu 14
Mã câu hỏi: 275567

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường 

  • A. luôn lớn hơn 1                 
  • B.  luôn lớn hơn 0                 
  • C. luôn nhỏ hơn 1                         
  • D. phụ thuộc vào hai môi trường truyền ánh sáng     
Câu 15
Mã câu hỏi: 275568

Hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và q2 có |q1| > |q2|. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng 

  • A. hút nhau.         
  • B. đẩy nhau.
  • C. không tương tác với nhau.                    
  • D. có thể hút hoặc đẩy nhau.
Câu 16
Mã câu hỏi: 275569

Trong dao động điều hòa, gia tốc của vật 

  • A. luôn không đổi.                
  • B. đạt giá trị cực đại khi qua vị trí cân bằng.
  • C.  luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với li độ.    
  • D. biến đổi theo theo thời gian với chu kì T/2.
Câu 17
Mã câu hỏi: 275570

Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ T của con lắc phụ thuộc vào 

  • A. m và g.                
  • B. m và l    
  • C. L và g.           
  • D.  m, l và g.
Câu 18
Mã câu hỏi: 275571

Bộ phận đóng, khép cửa ra vào tự động là ứng dụng của 

  • A. dao động tắt dần                     
  • B. tự dao động        
  • C. cộng hưởng dao động                   
  • D. dao động cưỡng bức
Câu 19
Mã câu hỏi: 275572

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = 2cos(4πt)(cm) và x2 = 2cos(4πt + π/2)(cm). Biên độ dao động của vật là: 

  • A. 2\(\sqrt 3 \)cm.                  
  • B.  4cm.      
  • C.  2cm.               
  • D. 2\(\sqrt 2 \)cm. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 275573

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 80W, một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 64mH và một tụ điện có điện dung \(C = 40\mu F\) mắc nối tiếp. Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz chạy qua. Tổng trở của đoạn mạch là 

  • A. 200W                 
  • B. 100W            
  • C. 120W                   
  • D. 1000W
Câu 21
Mã câu hỏi: 275574

Từ thông qua một vòng dây dẫn có biểu thức f = (2.10-2/π)cos(100πt + π/4)(Wb). Biểu thức của suất điện động cảm ứng giữa hai đầu cuộn dây gồm 150 vòng dây này là 

  • A. e = 300cos(100πt - π/4)(V).         
  • B. e = 150cos(100πt - π/4)(V).                          
  • C. e = 300cos(100πt + π/4)(V).             
  • D. e = 150cos(100πt + π/4)(V).             
Câu 22
Mã câu hỏi: 275575

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, người ta đo được khoảng cách giữa ba gợn lồi liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm phát sóng là 6cm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là 

  • A. 6cm.         
  • B. 4cm.         
  • C. 3cm.                  
  • D.  2cm
Câu 23
Mã câu hỏi: 275576

Hai điểm M, N nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = 2cm thì li độ dao động tại N là uM = –2cm. Biên độ sóng bằng 

  • A. 2\(\sqrt 2 \)cm.             
  • B. 2 cm.       
  • C. 4 cm.                       
  • D. 2\(\sqrt 3 \)cm.
Câu 24
Mã câu hỏi: 275577

Một ống dây có độ tự cảm L. Ống dây thứ hai có số vòng dây gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây bằng một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài bằng nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là 

  • A. L                     
  • B. 2L          
  • C. L/2            
  • D.  4L
Câu 25
Mã câu hỏi: 275578

Một sợi dây dài 1m hai đầu cố định. Khi cho dây dao động với tần số 120Hz thì trên dây có sóng dừng với 6 nút sóng. Tần số nhỏ nhất để tạo thành sóng dừng trên dây là 

  • A. 16Hz                 
  • B. 36Hz            
  • C. 24Hz                   
  • D. 12Hz
Câu 26
Mã câu hỏi: 275579

Tại điểm M cách nguồn âm O một khoảng 1m có mức cường độ âm là 80dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10–12 W/m2. Cường độ âm tại M là 

  • A. 10-2W/m2.              
  • B. 10-8W/m2.  
  • C.  10-6W/m2.       
  • D. 10-4W/m2.   
Câu 27
Mã câu hỏi: 275580

Đặt hiệu điện thế xoay chiều 120V-50Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 50 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là 96V. Giá trị của điện dung C là

  • A. \(\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}\) F
  • B. \(\frac{{{{3.10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\) F
  • C. \(\frac{{{{3.10}^{ - 4}}}}{{4\pi }}\)F
  • D. \(\frac{{{{3.10}^{ - 4}}}}{\pi }\) F
Câu 28
Mã câu hỏi: 275581

Một vật dao động điều hòa với chu kì 2s và biên độ 5cm. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí biên dương. Phương trình dao động của vật là 

  • A.  x = 5cos(πt + π/2)cm. 
  • B. x = 5cos(πt)cm. 
  • C. x = 10cos(πt + π)cm.                            
  • D. x = 10cos(πt)cm.
Câu 29
Mã câu hỏi: 275582

Một bản mặt song song dày 6cm, chiết suất 1,5 đặt trong không khí. Điểm sáng S cách bản mặt 20cm, cho ảnh cách S một khoảng là 

  • A. 2cm.                     
  • B. 3cm.          
  • C. 2,5cm.                   
  • D. 4cm.
Câu 30
Mã câu hỏi: 275583

Một vật dao động theo phương trình x = 4cos(2πt)cm. Vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương lần thứ nhất vào thời điểm     

  • A. t = 0,25s.          
  • B. 0,75s.       
  • C.  0,5s.                        
  • D.  0,375s.
Câu 31
Mã câu hỏi: 275584

Một con lắc lò xo dọc gồm lò xo có độ cứng 100N/m và vật nặng có khối lượng 250g. Kéo vật thẳng đứng xuống dưới một đoạn sao cho lò xo dãn 7,5cm rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của vật qua vị trí lò xo không bị biến dạng là 

  • A. 86,6cm/s.                            
  • B. 76,6cm/s.        
  • C.  78,6cm/s.                 
  • D. 73,2cm/s.
Câu 32
Mã câu hỏi: 275585

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 160N/m và vật nặng có khối lượng 250g dao động điều hòa. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Trong khoảng thời gian 0,125s đầu tiên vật đi được quãng đường 8cm. Lấy π2 = 10. Vận tốc của vật tại thời điểm 0,125s có độ lớn là 

  • A. 32πcm/s          
  • B. 16πcm/s           
  • C. 32cm/s                  
  • D. 16cm/s       
Câu 33
Mã câu hỏi: 275586

Tại A và B có đặt 2 dòng điện thẳng song song, cùng chiều I1 và I2 > I1 .  Tại điểm M thuộc đường thẳng AB có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 thì điểm M phải 

  • A. nằm ngoài đoạn thẳng AB và gần dòng điện I1
  • B. nằm ngoài đoạn thẳng AB và gần dòng điện I2.
  • C. nằm trong đoạn thẳng AB và gần dòng điện I1
  • D. nằm trong đoạn thẳng AB và gần dòng điện I2.
Câu 34
Mã câu hỏi: 275587

Một con lắc đơn dao động với biên độ góc < π/2, có mốc thế năng được chọn tại vị trí cân bằng của vật nặng. Tỉ số giữa thế năng và động năng của vật nặng tại vị trí mà lực căng dây treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật nặng là 

  • A.  2                             
  • B. 3
  • C. 5                           
  • D. 6
Câu 35
Mã câu hỏi: 275588

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100N/m và vật nặng khối lượng 200g dao động trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt phẳng ngang và vật là 0,1. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10m/s2. Trong quá trình dao động, biên độ cực đại là 

  • A. 3,2cm                
  • B. 5,6cm               
  • C. 4,3cm                
  • D. 6,8cm
Câu 36
Mã câu hỏi: 275589

Một sóng cơ có tần số 20Hz truyền trên mặt chất lỏng với tốc độ 2m/s. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng cùng phương truyền sóng cách nhau 22,5cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất ?            

  • A. 3/20 s           
  • B. 3/80 s          
  • C. 7/160 s         
  • D. 1/160 s
Câu 37
Mã câu hỏi: 275590

Một nguồn âm O gây ra tại điểm M mức cường độ âm là L. Nếu tiến thêm một khoảng 50m lại gần nguồn âm thì mức cường độ âm tăng thêm 10dB. Khoảng cách OM là 

  • A. 31,26m.                  
  • B. 73,12km.    
  • C.  73,12m.                
  • D.  67,54m
Câu 38
Mã câu hỏi: 275591

Một vòng dây kín có tiết diện 100cm2 và điện trở 0,314 được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Cho vòng dây quay đều với tốc độ góc 100rad/s quanh một trục nằm trong mặt phẳng vòng dây và vuông góc với đường sức từ. Nhiệt lượng tỏa ra trên vòng dây khi nó quay được 1000 vòng là 

  • A. 1,2 J.                         
  • B. 1,0 J.              
  • C.  0,51 J.                   
  • D. 3,14 J.
Câu 39
Mã câu hỏi: 275592

Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình u1 = u2 = acos(40πt)cm, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao động với biên độ cực đại là 

  • A. 6,5cm            
  • B. 7,4cm                   
  • C. 8,9cm                    
  • D.  9,7cm
Câu 40
Mã câu hỏi: 275593

Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ bên.

Biết R = 100W; ZC = 200W; UAB = 220V; cuộn dây thuần cảm.

Khi K đóng hay K mở thì số chỉ của ampe kế không thay đổi. Cảm kháng của cuộn dây là 

  • A. 100W                    
  • B. 400W          
  • C.  200W                   
  • D. 1000W

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ