Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
hoàng duy
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyen Ngoc
24/08/2022

Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc.

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận.

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến.

+ Phản hồi các ý kiến.

+ Thống nhất ý kiến.

- Lưu ý về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, không xen ngang lời của người khác, lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị. Đồng thời, rút kinh nghiệm cho bản thân.

img
Phung Hung
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng

Câu trả lời của bạn

img
Thanh Nguyên
24/08/2022

- Huynh đệ: anh em

- Tỷ muội: chị em

- Hải cẩu: chó biển

- Thi sĩ: nhà thơ

- Phu thê: vợ chồng

- Phụ nữ: đàn bà

- Nhi đồng: trẻ em

- Băng hà: chết

- Bằng hữu: bạn bè

- Phu nhân: vợ

img
Nguyễn Thị Trang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé thông minh trong truyện Em bé thông minh

Câu trả lời của bạn

img
Mai Trang
24/08/2022

Mẫu tham khảo 1:

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - em bé thông minh.

Câu chuyện được mở đầu với tình huống một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng không có ai trả lời được.

Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Khi đối mặt với một câu hỏi oái oăm của viên quan thì câu trả lời của cậu bé cũng là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động. Sau khi nghe xong, viên quan vui mừng trở về kinh báo tin cho vua biết. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ. Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để em bé cho có bạn chơi cùng. Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ khác chứ cha là giống đực sao đẻ được". Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp". Điều đó khiến cho nhà vua và triều thần phải bật cười. Nhà vua thừa nhận chỉ muốn thử thách. Khi đối mặt với mệnh lệnh vua ban, cậu bé trong truyện đã không hề sợ hãi, mà vẫn bình tĩnh tìm ra được cách giải quyết khéo léo, hợp lí. Không dừng lại ở đó, nhà vua lại muốn thử thách cậu bé một lần nữa. Khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ. Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cách xử lí lần này khiến cho nhà vua và triều thần càng thêm thán phục tài trí của cậu bé.

Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Có thể thấy rằng thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó chứng tỏ trí thông minh hơn người của em bé. Và tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh. Hơn nữa, cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. 

Tóm lại, truyện đã đề cao mưu trí tài năng của em bé. Nhờ có sự thông minh của mình mà em bé được ban thưởng, phong làm trạng nguyên và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han

Mẫu tham khảo 2:

“Em bé thông minh” là truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta. Truyện không lấy những yếu tố tưởng tượng, hư cấu để tạo sức hút mà đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân vật em bé đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi trí thông minh, lanh lợi, nhanh trí, em cũng chính là đại diện cho trí khôn dân gian.

Truyện được bắt đầu bằng tình huống nhà vua muốn tìm người hiền tài trên cả nước về giúp sức cho triều đình, bởi vậy vua sai người đi khắp nơi đưa ra những câu đố oái oăm nhằm thử thách mọi người. Một ngày nọ, viên quan gặp hai cha con em bé thông minh đang cày ruộng trên đồng. Cách vào chuyện vô cùng tự nhiên, hợp lý tạo ấn tượng với người đọc. Cũng từ đây em bé thông minh đã trải qua hàng loạt thử thách để chứng minh trí tuệ, sự thông minh của mình.

Viên quan gặp hai cha con, ông đã đưa ngay câu đố: trâu một ngày cày được mấy đường. Khi người cha vẫn còn đang lúng túng, chưa biết trả lời ra sao thì em bé đã nhanh chóng trả lời bằng cách hỏi ngược lại viên quan: “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Cậu bé không trả lời trực tiếp nhưng chỉ cần thông qua câu hỏi vặn lại của em ta đã có thể thấy em là một cậu bé thông minh, nhanh nhạy.

Lần thứ hai, người trực tiếp đưa ra thử thách là vua. Ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và lệnh phải nuôi ba con trâu ấy thành chín con. Liệu thử thách này em bé thông minh có thể vượt qua được hay không? Trong khi cả làng ai nấy đều lo lắng, sợ hãi thì em bé thông minh vẫn vui vẻ, thản nhiên bảo mọi người mổ trâu ra khao cả làng. Cả làng sợ lắm, bắt hai cha con làm giấy cam đoan mới dám ngả trâu ra mổ. Ngay khi nhận được phần thưởng, em bé đã hiểu rằng đây là thử thách tiếp theo mà mình vượt qua, trái với tâm lí hoang mang, sợ sệt của mọi người em lại rất bình tĩnh, thoải mái, tìm ra cách giải quyết. Khi đến gặp nhà vua em bé lại đặt cho nhà vua một tình thế ngược lại, mong cha sinh cho mình em bé. Nhà vua bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã chỉ ra cho nhà vua thấy những điểm bất hợp lý giữa hai sự việc có nét tương đồng, câu trả lời của em cũng thật khéo léo, chỉ bằng việc đặt tình huống ngược lại đã khiến nhà vua phải công nhận tài năng của bản thân.

Để chắc chắn rằng em bé là một người thông minh, nhà vua còn tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng. Thử thách ngày một tăng dần về mức độ, liệu lần này em bé thông minh có thể vượt qua? Nhà vua ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như những lần trước, em đặt yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin vua rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Quả là tài trí, hiếm ai có sự phản ứng nhạy bén như em. Và qua lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài năng của em bé thông minh. Nhưng thử thách lớn nhất với em chính là câu đố của sứ thần nước bên. Khi tất cả mọi người không thể nghĩ ra cách giải câu đố, nhà vua nhờ đến sự giúp đỡ của em. Em bé nghe xong liền đáp bằng một câu hát:

“Tang tình tang! Tang tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Chỉ bằng câu hát hết sức ngắn gọn em bé đã giải quyết được câu đố mà tất cả quần thần trong triều đều đau đầu không giải được. Em bé đã giải đố bằng kinh nghiệm thực tiễn, trí khôn dân gian.

Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn dân gian. Một em bé nông thôn nhưng lại được nhà vua trọng dụng, phong làm trạng nguyên, xây nơi ở cạnh hoàng cung để tiện bề hỏi chuyện. Điều đó cho thấy ở đây không có sự phân biệt cao sang, thấp hèn mà chỉ có thước đo duy nhất là sự thông minh, tài trí. Em bé giải đố không phải vận dụng từ sách vở mà bằng chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại. Qua đó càng đề cao hơn nữa trí khôn dân gian

Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước. Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua, lần cuối với sứ thần nước láng giềng) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.

Với những nét nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn truyện đã đề cao trí thông minh của dân gian qua hình thức giải những câu đố oái oăm, hóc búa, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

img
bich thu
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Em hãy nêu yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Câu trả lời của bạn

img
thủy tiên
24/08/2022

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục cần đảm bảo

+ Mở bài: giới thiệu về nhân vật được bàn luận đến.

+ Thân bài: giới thiệu thông tin chung về tác phẩm. Đưa ra lí lẽ về đặc điểm nhân vật và bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ đó, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định ý kiến của người viết và nêu cảm nhận.

img
Nguyễn Trà Giang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc

Câu trả lời của bạn

img
Mai Trang
24/08/2022

Bài văn mẫu số 1

O Hen-ri, nhà văn Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn về những con người nghèo khổ, bất hạnh khốn khó, một trong những nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn đọc đó là nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". Giôn-xi khiến cho em có những cảm xúc thật khó diễn tả, vừa đáng thương lại vừa đáng trách, vừa đáng chê bai nhưng rồi lại đáng để học tập.

Sống giữa thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) sầm uất nhất của nước giàu và phát triển bậc nhất thế giới nhưng có vô số những hoàn cảnh éo le, khốn khó và bất hạnh. Giôn-xi là một trong số đó, cô chỉ là một họa sĩ trẻ vẽ tranh tự do, thuê nhà trọ rồi đi vẽ tranh dạo kiếm tiền, cuộc sống nghèo khó nay lại thêm khó khăn khi Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi. Với hoàn cảnh của Giôn-xi, cô chẳng có ý nghĩ gì đến chuyện có thể chữa bệnh ở thành phố này, bệnh tật nghèo túng khiến Giôn-xi vô cùng tuyệt vọng, không muốn tiếp tục cuộc sống như vậy nữa. Chúng ta cảm nhận được sức khỏe của Giôn-xi rất yếu "cặp mắt thẫn thờ", "thều thào ra lệnh", tuy nhiên ý chí tiếp tục sống của cô còn yếu hơn, Giôn-xi đã buông xuôi tất cả, cô đặt cả sinh mạng của mình vào chiếc lá nhỏ bé trên cây thường xuân, cô tự nhận định rằng khi nào chiếc lá rụng thì khi đó cô sẽ chết. Mặc cho người chị Xiu thân yêu luôn chăm sóc, vỗ về và động viên cô, Giôn-xi vẫn luôn quẩn quanh suy nghĩ chờ đợi cái chết trong héo mòn, tâm hồn của cô luôn ở trong tư thế sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Giôn-xi và chiếc lá thường xuân kia thật giống nhau, sự liên kết giữa chiếc lá và cành cây đang dần lơi lỏng, cũng giống như những sợi dây ràng buộc Giôn-xi với tình bạn, cuộc sống và thế giới này đang lơi lỏng từng sợi một. Tư tưởng và tinh thần của Giôn-xi thật khiến người ta vừa xót xa lại vừa đáng trách, nhưng nhờ có cụ Bơ-men và kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" trên bức tường của cụ đã cứu sống tâm hồn ấy. Một kiệt tác đánh đổi bằng cả sinh mạng, cụ Bơ-men vẽ nó trong đêm mưa bão, gió bấc ào ào, thế rồi cụ bị sưng phổi chỉ hai ngày đã qua đời. Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn hiên ngang trụ vững sau trận bão, dường như trong cô đã nảy lên những suy nghĩ tích cực, sự tồn tại của chiếc lá thường xuân khiến Giôn-xi nhận ra "Em thật là một con bé hư", và "muốn chết là một tội". Ngay khoảnh khắc Giôn-xi nhận ra điều đó thật nhanh nhẹn cô đã lấy lại tinh thần, cô muốn ăn, muốn ngồi dậy ngắm nhìn mọi thứ, muốn vẽ vịnh Na-plơ và quan trọng hơn là cô đã muốn sống. Trước đó thôi ta vẫn thấy một Giôn-xi chán sống, tuyệt vọng, nhưng ngay sau đó ta lại thấy một Giôn-xi ham sống, tràn đầy nghị lực vươn lên chống chọi bệnh tật, có thể Giôn-xi chưa khỏi bệnh nhưng tinh thần của cô đã hoàn toàn khỏe lại. Sức sống của Giôn-xi dẻo dai, bền bỉ như chính chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Bơ-men để lại, sự thay đổi của Giôn-xi khiến chúng ta phải cảm phục, nhìn vào đó mà học tập.

Nhà văn O Hen-ri đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Giôn-xi, thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc nhất những cung bậc cảm xúc, những ý nghĩ và sự thay đổi của Giôn-xi. Giôn-xi từ chỗ sâu thẳm của tuyệt vọng, chờ trực cái chết mang đi đã nhảy vọt đến nơi có niềm vui ham sống, hy vọng được sống và được sáng tác nghệ thuật, được thực hiện mơ ước của mình.

Bài văn mẫu số 2

Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.

Cô bé bán diêm là một trong nhiều truyện ngụ ngôn của Andersen được tuyển tập lại. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong một đêm lạnh giá của một ngày cuối năm và cô bé đã chết dưới cái tuyết lạnh lẽo trước thềm năm mới. Số phận đã không mỉm cười với cô bé nhưng cô đã cố gắng để thoát khỏi nó. Sống trong cảnh nghèo đói với ông bố nát rượi hành hạ, cô bé phải đi bán diêm trong đêm giá lạnh lẽo. Một đứa trẻ đáng lí phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc giờ đây phải vật lộn mưu sinh trong cái rét của mùa đông. Hình ảnh cô bé quẹt que diêm cùng với ba điều ước giản dị như thể hiện khát khao mãnh liệt muốn vượt lên số phận, thoát khỏi bể khổ của cô bé xấu số. Cô bé chính là đại diện cho một tầng lớp người thời bấy giờ, bất hạnh nhưng không ngừng đấu tranh cho chính bản thân.

Không dừng lại ở đó, qua hình ảnh cô bé đáng thương, tác giả cũng muốn phê phán sự thờ ơ của con người lúc bấy giờ. Hình ảnh một cô bé rách rưới, ăn mặc mỏng manh đi lại giữ phố giữ bầu trời tuyết rơi nhưng cũng không một ai hỏi han hay có ý định giúp đỡ. Dường như họ đều là những người vô cảm, ích kỉ. Họ không mảy may xúc động trước số phận bất hạnh của người khác và chỉ nghĩ cho bản thân. Chính sự thờ ơ của họ là một trong những nguyên nhân giết chết cô bé bán diêm và tác giả muốn phê phán sự ích kỉ đó.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh cô bé chết trong một góc phố với nụ cười trên môi. Có lẽ ở một thế giới xa xôi, em sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc với bà của mình. Truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người và xã hội của một giai đoạn lịch sử.

img
nguyen bao anh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học đã học ở Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học)

Câu trả lời của bạn

img
Lan Anh
24/08/2022

Bài viết mẫu

Phân tích nhân vật Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - Ô Hen-ri

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Giôn-xi, nhân vật yếu đuối, tuyệt vọng trước bi kịch số phận cuộc đời mình, nhưng rồi cô đã vượt qua tất cả, hồi sinh tấm lòng trân trọng cuộc sống nhờ niềm tin, sự hi sinh và tình cảm cao đẹp giữa con người với con người..

Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kì khi Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cùng với cụ Bơ-men, là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men rất giận, la mắng Giônxi, nhưng cuối cùng cụ Bơ-men đã làm ra một việc thật sự vô cùng vĩ đại và cao cả. Cụ âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng

Trước kia Giôn-xi cũng là một cô gái có nghị lực sống rất mạnh mẽ. Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ nhưng rồi ước mong bình dị ấy của cô lại không được thực hiện khi căn bệnh sưng phổi khiến cô nghèo nàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tâm lý cô bất ổn, cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô cùng, mất hết nghị lực sống, chờ đón cái chết một cách bình thản. Hằng ngày cô ngồi trên giường bệnh đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ như chúng, cũng sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Khắp con người Giôn-xi, chỉ còn đôi mắt có tia hy vọng của sự sống, nhưng đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngừng lại, màu sắc của bức tranh cuộc sống của cô trông càng ảm đạm hơn.

Mất hết ý chí, nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Cô chắc mẩm rằng, sự sống đối với cô giờ đây là một điều xa xỉ. Hơn thế cô lại bị ám ảnh bởi suy nghĩ chiếc lá cuối cùng ngoài kia rơi xuống cũng là khi cô bắt buộc phải rời bỏ thế giới này khiến tâm bệnh của cô còn trầm trọng hơn thực bệnh Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Đó là một suy nghĩ điên rồ, bi quan nhưng với tình cảnh của Giôn-xi thì nó lại rất hợp lý. Giôn-xi là một họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Cô bị giày vò bởi sự bất lực của bản thân, cô phải sống dựa dẫm vào người khác.

Và sự hy sinh của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi là điều thực sự cao cả. Chiếc màn xanh mà hàng ngày Giôn-xi nắm giữ, để kéo lên, để trông chiếc lá, để xem sự phán quyết của chiếc lá đối với cuộc đời mình, chiếc màn xanh được kéo lên và chiếc lá vẫn còn đó. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na – plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh

Tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-man mà cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vì tác phẩm kiệt xuất ấy, vì sự sống của Giôn-xi cụ Be-man đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính chất chứa tinh thần nhân đọa và sức mạnh hồi sinh. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi và cho cả tất cả người đọc.

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Kiệt tác xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ với nhau và sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết. Sức mạnh của nó là vô cùng to lớn.

img
Anh Nguyễn
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Câu trả lời của bạn

img
Phí Phương
24/08/2022

img
Trần Thị Trang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy

Câu trả lời của bạn

img
Đào Lê Hương Quỳnh
24/08/2022

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận.

Truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Xác định, làm nổi bật ý kiến được nêu

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

- Cái kết đầy bất ngờ

Dẫn chứng các chi tiết nổi bật từ văn bản

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ

- Bằng chứng 1: “Như đầu truyện đã viết....bất tử hóa nó”; “Sự hồi sinh ấy thật kì diệu...vẽ vịnh Na-pô-li”

- Bằng chứng 2: “Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh...qua đời”;

Chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho ý kiến.

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng.

- Sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ.

Thuyết phục, dễ hiểu, cuốn hút người đọc.

img
Mai Bảo Khánh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau

a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

c. Bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen")

Câu trả lời của bạn

img
thuy linh
24/08/2022

a. trí tuệ: sự hiểu biết, thông thái.

    quan niệm: cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề.

b. thiên nhiên: tự nhiên.

    thực hành: tiến hành, thực hiện.

c. hoàn mĩ: hoàn hảo, tốt đẹp.

    triết lí: đạo lí về nhân sinh.

img
Nguyễn Trà Giang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước)

Quốc gia,...

2

Gia  (nhà)

Gia đình,...

3

Gia (tăng thêm)

   Gia vị,...

4

Biến (tai họa)

Tai biến,...

5

Biến (thay đổi)

Biến hình,...

6

Hội (họp lại)

Hội thao,...

7

Hữu (có)

Hữu hình,...

8

Hóa (thay đổi, biến thành)

Tha hóa,...

 

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Trà Long
24/08/2022

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước)

- Quốc kì: lá cờ tượng trưng cho một đất nước

- Tổ quốc: đất nước

2

Gia  (nhà)

- Gia phong: tập quán hành vi của một gia tộc lưu truyền từ đời này qua đời khác.

- Gia chủ: người đứng đầu trong nhà.

3

Gia (tăng thêm)

- Gia nhập: tham gia

- Gia tăng: thêm, tăng lên

4

Biến (tai họa)

- Biến cố: tai họa, sự việc không may xảy ra

- Nguy biến: việc không may xảy ra tới thình lình, có thể gây tai hại.

5

Biến (thay đổi)

- Biến hóa: thay đổi

- Biến động: thay đổi lơn có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

6

Hội (họp lại)

- Hội nghị: cuộc họp

- Hội kiến: cuộc gặp gỡ, hẹn gặp

7

Hữu (có)

- Hữu hiệu: có tác dụng, hiệu lực.

- Hữu ích: có ích.

8

Hóa (thay đổi, biến thành)

- Cảm hóa: làm xúc động người khác, khiến cho thay thay đổi khí chất, bỏ ác theo thiện.

- Tiến hóa: thay đổi trở nên tốt đẹp hơn.

 
 
Chia sẻ