Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Bao Nhi
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Trong văn bản Lời của cây, khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu trả lời của bạn

img
Ngoc Han
04/08/2022

- Khổ cuối là lời của hạt mầm vì đến đây, cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi: 

+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”

+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”

+ Nội dung: Lời nhắn gửi của hạt mầm tới các bạn: Tôi (hạt mầm) sau này lớn lên sẽ trở thành cây và góp màu xanh cảu mình vào sự tươi xanh của đất trời. Quan đó, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cây cối đối với cuộc sống con người.

img
nguyen bao anh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Năm khổ thơ đầu bài Lời của cây là lời của ai?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hiền
04/08/2022

Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả). Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình” và gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá… 

img
Ho Ngoc Ha
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Theo em, trong tác phẩm Lời của cây những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “Ghé tai nghe rõ”?

Câu trả lời của bạn

img
Đào Thị Nhàn
04/08/2022

Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.

img
hà trang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản Lời của cây. Phân tích tác dụng của chúng.

Câu trả lời của bạn

img
Trịnh Lan Trinh
04/08/2022

 Biện pháp tu từ chủ yếu nhất là nhân hoá, khi miêu tả hạt mầm bằng hàng loạt những từ ngữ vốn được dùng để tả người: nằm lặng thinh, thì thầm, nghe, kiêng, mở mắt, đón, bập bẹ,… Nhất là khi để hạt mầm tự cất tiếng nói, gửi lời nhắn nhủ tới bạn đọc ở khổ cuối

- Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số biện pháp tu từ khác như ẩn dụ (Nhú lên giọt sữa); điệp từ điệp ngữ (nghe…; kiêng…)

→ Việc sử dụng các biện pháp tu từ như vậy đã không chỉ thể hiện mối quan hệ gần gũi của hạt mầm với con người; thể hiện tình yêu và sự gắn bó thân thiết với thế giới tự nhiên của nhân vật trữ tình mà còn góp phần xây dựng thế giới hình ảnh thiên nhiên thêm phần sinh động, ấn tượng và hấp dẫn.

img
Nguyễn Thị An
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài thơ Lời của cây mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

Câu trả lời của bạn

img
Trieu Tien
04/08/2022

- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: 

+ Cầm trong tay mình

+ Giọt sữa

+ Ghé tai nghe rõ

+ Mầm kiêng… Kiêng nhất…

+ Nghe mầm mở mắt

+ Vài lá bé

+ Lá nghe màu xanh.

Bắt đầu bập bẹ

→ Tình cảm: yêu thương, trân trọng, gìn giữ, nâng niu, quan tâm

img
Nguyễn Vũ Khúc
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên, cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây” trong bài thơ cùng tên

Câu trả lời của bạn

img
Tay Thu
04/08/2022

- Gieo vần chân: mình – thinh; mầm – thầm; nôi – hời; bắc – mắt; giông – hồng; thành – xanh; bé – bẹ; ơi – tôi; lớn – trời…

- Ngắt nhịp chẵn

→ Cách gieo vần và ngắt nhịp này cùng với thể thơ bốn chữ đã góp phần thể hiện rất tự nhiên “lời của cây”. Đó là nhứng lời giãi bày, tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên, nhí nhảnh và có phần ngây thơ, trong sáng những cũng rất ý nhị, mang những ý nhĩa sâu sa đáng suy ngẫm.

img
Anh Thu
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản Lời của cây muốn gửi đến người đọc

Câu trả lời của bạn

img
Spider man
04/08/2022

- Chủ đề: Sự trân trọng, tình yêu và gắn bó giữa con người và cây cỏ

- Thông điệp: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.

img
Dang Tung
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Lời của cây - Trần Hữu Thung

Câu trả lời của bạn

img
thùy trang
04/08/2022

Điều thú vị khi khi đọc bài thơ "Lời của cây" (Trần Hữu Thung) là người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về sự trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây, ta thường hình dung đến những kiến thức, thuật ngữ khoa học khô khan. Nhưng với "Lời của cây", ngôn từ đậm chất nghệ thuật đã phát huy tối đa tỉnh gợi hình, biểu cảm của nó để mang đến người đọc những nhận thức và cảm xúc mới mẻ. Khổ thơ thứ nhất cho ta biết khởi đầu của cây là hạt. Cách biểu đạt lạ ở chỗ hạt khi chưa gieo vào đất, chưa nảy mầm thì hạt "lặng thinh" chưa có tiếng nói. Dấu hiệu của phép tu từ nhân hóa đã bảo hiệu những điều thú vị ở những khổ sau. Quả vậy, khổ thơ thứ hai không chỉ tiếp tục phát huy hiệu quả biểu đạt của phép nhân hóa "Mầm đã thì thầm" cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống mà còn gây ấn tượng ở các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt "nhú", "giọt sữa". Hai từ này gợi lên hình ảnh mầm cây vừa hé lên khỏi mặt đất - non tơ, mỡ màng. Trong khổ ba, nhà thơ tiếp tục hình dung vỏ hạt như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, bên nổi là tiếng bàn tay vỗ, tiếng ru hời. Mầm cây được chăm chút như em bé vậy. Quả là một liên tưởng độc đáo khiến người đọc thích thú. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút, vài là bé đã nở ra. Và nhà thơ như đang lắng nghe được tiếng "bập bẹ" của lá xanh. Từ láy "bập bẹ" đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng em bé đang đến giai đoạn tập nói. Trong những tiếng "bập bẹp đầu đời ấy, nhà thơ đã nghe thấy niềm tự hào của mầm non khi được làm một cái cây, ngày mai sẽ góp xanh cho đời. Bài thơ kết lại bằng hình ảnh của ngày mai - ngày mai tràn đầy màu xanh tạo nên bởi cây Cổi, gợi lên sự sống trường tồn, bất diệt. Như vậy, bài thơ không chỉ thú vị ở nghệ thuật biểu hiện mà còn sâu sắc ở thông điệp: Hãy yêu cây xanh, bởi cây xanh làm nên một phần cuộc sống đáng yêu này.

 
 
Chia sẻ