Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Nguyễn Minh Minh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn

Câu trả lời của bạn

img
cuc trang
12/08/2022

Em rút ra bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Lâu dài trong nhỏ môi trường sẽ hạn chế hiểu biết.

+ Từ những người biết hạn chế, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, yêu cầu sẽ phải trả giá rất cao.

+ Khuyên mọi người không nên có những đường sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.

+ Giáo dục con người tự do, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.

img
Lê Tường Vy
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) kể lại chi tiết mà em thích nhất trong một truyện ngụ ngôn đã học ở Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu trả lời của bạn

img
hà trang
12/08/2022

Trong truyện Thầy bói xem voi, em thích nhất là chi tiết khi nghe thấy có voi đi qua, các thầy bói liền chung tiền biếu người quản voi để xin xem voi. Người ta sẽ phải đặt ra hoài nghi rằng thầy bói, vốn trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, có thể đoán biết mọi sự, thế mà đến con voi cũng phải biếu tiền người khác để sờ xem nó thế nào. Vậy thì hóa ra thầy bói ở đây là thầy bói... rởm! Cũng vì thế mà nhan đề Thầy bói xem voi trở nên có phần giễu cợt, ngụ ý những người tưởng là hiểu biết mà lại chẳng biết điều gì.

img
ngọc trang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Thế nào là bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử?

Câu trả lời của bạn

img
thu trang
12/08/2022

Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại một sự việc có thật nhằm giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó hiểu về nhân vật sự kiện lịch sử có liên quan.

img
Nguyễn Phương Khanh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Yêu cầu đối với kiểu bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?

Câu trả lời của bạn

img
Thu Hang
12/08/2022

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật, sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật, sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

img
Trần Thị Trang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Nêu quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử?

Câu trả lời của bạn

img
Tường Vi
12/08/2022

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài: 

Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?

Mục đích viết bài này là gì?

⟹ Mục đích viết bài là kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết. 

Người đọc bài viết này có thể là ai?

⟹ Người đọc bài viết này có thể là tất cả mọi người, các bạn học sinh…

Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực. 

Thu thập tư liệu: 

Em cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể…. đến các tài liệu lưu trữ. 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Dàn ý:

Mở bài: 

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài:

1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật sự kiện:

- Câu chuyện, huyền thoại liên quan.

- Dấu tích liên quan

2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:

- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật, sự kiện lịch sử.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Bước 3: Viết bài: 

Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Riêng thân bài, em cần lưu ý:

- Khi thuật lại nội dung diễn biến, cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, nhân chứng, vật chứng hoặc tư liệu đáng tin cậ

- Sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan, tả vật chứng, nhân chứng,... khi cần), kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

- Học sinh tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết. 

Rút kinh nghiệm

- Viết bài giúp em có thêm kinh nghiệm khi viết về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử: việc thu thập tài liệu, viết bài kể chuyện…

- Nếu được thực hiện lại bài viết, em sẽ kể chi tiết và có thêm những dẫn chứng cho bài viết được tốt hơn. 

img
Phan Quân
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ mà em yêu thích

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Trọng Nhân
12/08/2022

Câu chuyện về sự tiết kiệm của Bác Hồ

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

img
Suong dem
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng

Câu trả lời của bạn

img
Nguyen Ngoc
12/08/2022

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa. 

img
con cai
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng trong tác phẩm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng giúp em rút ra bài học gì?

Câu trả lời của bạn

img
Huong Hoa Hồng
12/08/2022

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. 

img
minh thuận
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn

Câu trả lời của bạn

img
Lê Gia Bảo
12/08/2022

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tình đoàn kết, cộng đồng

Sự kiện, tình huống

Cuộc tranh cãi giữa các nhân vật

Cốt truyện

Cốt truyện đơn giản, bắt đầu bằng việc trình bày tình huống

Nhân vật

Nhân vật hài hước, các bộ phận trên cơ thể người

Không gian, thời gian

Tương đối

img
trang lan
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Viết bài văn nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu trả lời của bạn

img
het roi
12/08/2022

Văn học chính là nơi lý tưởng nhất để mỗi nhà văn gửi gắm những tư tưởng, những bài học sâu sắc. Qua truyện ngụ ngôn “Chân, tay, mắt, miệng”, tác giả dân gian cũng trao gửi triết lý sống thật bổ ích mà mỗi chúng ta đều cần khắc sâu ghi nhớ.

Trước hết, để có thể lĩnh hội hết ý nghĩa, ta cần nắm được các chi tiết chính và nội dung của câu chuyện. Chân, tay, tai, mắt, miệng vốn là những bộ phận cơ thể người vô tri vô giác nhưng được tác giả dân gian thổi hồn khiến chúng có suy nghĩ hành động của riêng mình. Câu nói về việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai sau thời gian quần quật làm việc mệt nhọc liền nảy sinh ghen tị và bắt đầu có những phàn nàn về lão Miệng. Vì họ nghĩ lão Miệng chẳng phải làm gì chỉ việc ăn đồ ăn thức uống vô cùng nhàn hạ, trái ngược hẳn với họ. Chính vì suy nghĩ như vậy nên họ quyết định sẽ không làm gì nữa để xem lão Miệng sẽ sống ra sao. Thế nhưng một điều xảy ra mà có lẽ họ chẳng ngờ tới khi sống những ngày nhàn rỗi, đó là tuy không phải làm việc nữa nhưng họ không thấy vui tươi, hạnh phúc mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Cứ như thế cho tới ngày thứ bảy thì bốn người họ không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Và bác Tai chính là người nhận ra sai lầm đầu tiên. Hóa ra họ đã suy nghĩ quá nông cạn và trách giận nhầm lão Miệng. Tuy lão không phải làm gì nhưng lão cũng có một công việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại của tất cả mọi người khác đó chính là nhai thức ăn để chuyển hóa và đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cuối cùng câu chuyện khép lại với việc mâu thuẫn được giải quyết, mọi người đến xin lỗi lão Miệng và lại chăm chỉ làm việc, sống hòa thuận như xưa.

Câu chuyện trước hết khẳng định thế mạnh và vai trò riêng của mỗi cá nhân trong đời sống. Mỗi con người không ai sinh ra là vô nghĩa mà đều mang trong mình sứ mệnh, trọng trách khác nhau như cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai. Thêm vào đó, câu chuyện đã cho thấy mối lien hệ vô cùng bền chặt giữa các bộ phận, bộ phận nào cũng quan trọng và cần gắn bó khăng khít với nhau mới tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh, cùng nhau phát triển. Qua đó, ông cha ta muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng nhau tạo dựng một cộng đồng, một xã hội bền vững và tiến bộ. Mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện cộng đồng và cần tích cực đoàn kết giúp đỡ mọi người.

Câu chuyện “Chân, tay, mắt, miệng” thực sự là một bài học sâu sắc đáng để mọi người mang theo trong túi hành trang tri thức của bản thân trên quãng đường đời.

 
 
Chia sẻ