Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Biên Phạm
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 27/09/2022
Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản Dọc đường xứ nghệ

viết một đoạn văn ngắn từ 7 dến 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong văn bản dọc đường xứ nghệ

Câu trả lời của bạn

img
Linh Đặng Phương
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 27/09/2022
Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng trong văn bản "Buổi học cuối cùng "
Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng"

Câu trả lời của bạn

img
Trần Việt Anh
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 27/09/2022
Qua bài học Buổi học cuối cùng, em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ và tình cảm của em về Tiếng Việt

Qua bài học buổi học cuối cùng em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ và tình cảm của em về Tiếng Việt. Giúp em với ạ  

Câu trả lời của bạn

img
hai trieu
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Câu trả lời của bạn

img
thu phương
12/08/2022

Ca ngợi người mẹ có vô vàn lời thơ lời văn còn đồng cảm chia sẻ với nỗi cực khổ vất vả của mẹ thì lại ít người nhắc tới. Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ, Đỗ Bạch Mai đã viết lên bài thơ Một mình trong mưa. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân cò vất vả tác giả sử dụng các biện pháp đối lập: ngang- dọc, trên- dưới, xa-gần và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết đồng gần rồi đồng xa, hết đồng trên lại xuống đồng dưới để mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh đó những mong cò đừng sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để che chở bảo vệ đứa con bơ vơ tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc “cò đừng+…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ. Không chỉ khắc họa hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu “một mình một lối/ một mình trog mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại 2 lần càng nhấn mạnh sự đơn độc của cò hay của chính người mẹ. Mượn hình ảnh cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc, cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với tất cả người làm mẹ luôn luôn hi sinh vì con.

img
Nguyễn Trung Thành
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Qua bài thơ Một mình trong mưa, tác giả Đỗ Bạch Mai chủ yếu dành cho “cò” thái độ, tình cảm gì?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Minh Hải
12/08/2022

Tác giả Đỗ Bạch Mai chủ yếu dành cho “cò” sự đồng cảm, xót thương về số phận và cuộc đời cơ cực.

img
thuy tien
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Em hãy tìm thêm một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ, SGK Ngữ văn 7 Cánh Diều. Nêu ngắn gọn nội dung những bài thơ ấy

Câu trả lời của bạn

img
Nhật Mai
12/08/2022

Bài thơ

Thể thơ

Nội dung

Thăm lại trường xưa (Huỳnh Minh Nhật)

5 chữ

Một lần trở lại trường cũ và các kỉ niệm thời áo trắng ùa về.

Thao thức (Hoàng Mai)

5 chữ

Tâm trạng của nhân vật “em” thao thức bâng khuâng khi nhớ về người “anh” khi thời tiết giao mùa.

Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa)

5 chữ

Tình cảm của người con trước sự hi sinh của người mẹ

Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)

4 chữ

Ca ngợi tình yêu đất nước

img
Mai Vi
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Nêu quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Câu trả lời của bạn

img
Vương Anh Tú
12/08/2022

Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

+ Đặc sắc về nội dung

+ Đặc sắc về nghệ thuật

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em thích nhất câu, khổ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?

→ Em thích cả bài thơ.

+ Em thích chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?

+ Câu, khổ, đoạn thơ hoặc chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em những cảm xúc gì?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ: dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.

+ Thân bài: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. 

+ Kết bài: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy. 

c. Viết: Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của em.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa 

- Kiểm tra chính tả

- Kiểm tra nội dung

- Điều chỉnh lại nếu cần thiết

img
Tieu Giao
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em về bài thơ Ông đồ Vũ Đình Liên

Câu trả lời của bạn

img
Meo Thi
12/08/2022

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

img
Tuấn Huy
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai)

Câu trả lời của bạn

img
ngọc trang
12/08/2022

Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một bài thơ viết về người mẹ với những hình ảnh đối lập giàu sức biểu cảm. Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh "mẹ" và "cau": "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng", "Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già. Các khổ thơ cứ nối tiếp nhau với hai hình ảnh song song là mẹ và cau ấy. Để rồi tiếp theo đó, tác giả miêu tả mẹ gián tiếp bằng cách so sánh: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Cách miêu tả này không những gây xúc động mà còn tinh tế và có thể coi là một cách để chủ thể trữ tình lảng tránh khỏi nỗi buồn của chính mình trước hình ảnh mẹ đã già. Cả bài thơ với hai hình ảnh đối sánh là "mẹ" và "cau" đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

img
Lan Ha
Ngữ Văn 7 Cánh Diều 29/07/2022
Bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Câu trả lời của bạn

img
Vũ Hải Yến
12/08/2022

Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.

 
 
Chia sẻ