Như các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể hòa tan nhiều hoặc ít không giống nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất trong dung dịch ở bài giảng sau.
Hình 1: So sánh tính tan của cát và muối trong nước
Nhận xét: Muối tan tốt trong nước, cát không tan trong nước.
Kết luận: Có chất tan, có chất không tan trong nước.
Hình 2: Sự tan nhiều hay ít của chất tan
Kết luận: Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước
Hình 3: Bảng tính tan của các chất
Hình 4: Màu sắc của một số kết tủa
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ: Ở 250C khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 250C là 36 gam.
Hình 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chẩt rắn
Hình 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí
Hình 7: Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan của chất khí
Nhận xét: Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn ⇒ Lượng khí hòa tan trong bình 3 là nhiều nhất.
Tại sao khi mở nắp chai nước ngọt thì có ga?
Tại nhà máy, khi sản xuất người ta nén khí cacbonic vào các chai nước ngọt ở áp suất cao rồi đóng nắp chai nên khí cacbonnic tan bão hòa vào nước ngọt. Khi ta mở chai nước ngọt áp suất trong chai giảm, độ tan của khí cacbonic giảm nên khí cacbonic thoát ra ngoài kéo theo nước.
Em hãy giải thích tại sao trong các hồ cá cảnh hoặc các đầm nuôi tôm người ta phải “Sục” không khí vào hồ nước.
Do khí oxi ít tan trong nước nên người ta “Sục” không khí nhằm hòa tan nhiều hơn khí oxi giúp tôm, cá hô hấp tốt hơn. Từ đó nâng cao năng suất.
Xác định độ tan của muối NaCl trong nước ở 200C. Biết rằng ở 200C khi hòa tan hết 60g NaCl trong 200g nước thì thu được dung dịch bão hòa.
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Đề bài cho 200 gam nước nên ta có:
60 gam NaCl hòa tan trong 200 gam nước
? gam NaCl \(\leftarrow\) trong 100 gam nước
Vậy độ tan có giá trị là: \(\frac{{60.100}}{{200}} = 30(gam)\)
Bài 4:
Tìm khối lượng đường cần dùng để hòa tan vào 250 gam nước ở 200C để tạo thành dung dịch bão hòa. Biết ở 200C độ tan của đường là 200 gam.
Hướng dẫn:
Dữ kiện cho độ tan của đường là 200 gam có nghĩa là:
Cứ 100 gam nước sẽ hòa tan 200 gam đường
Vậy 250 gam nước → ? gam đường
Vậy khối lượng đường cần dùng để tạo thành dung dịch bão hòa là:
\(\frac{{250.200}}{{100}} = 500(gam)\)
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
Chọn câu đúng khi nói về độ tan.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 41.
Bài tập 1 trang 142 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 142 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 142 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 142 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 142 SGK Hóa học 8
Bài tập 41.1 trang 56 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.2 trang 56 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.3 trang 56 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.4 trang 56 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.5 trang 56 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.6 trang 57 SBT Hóa học 8
Bài tập 41.7 trang 57 SBT Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa DapAnHay thảo luận và trả lời nhé.
Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
Chọn câu đúng khi nói về độ tan.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
Hoà tan 14,36g NaCl vào 40g nước ở nhiệt độ 200C thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là:
Ở 200C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 200C là:
Độ tan là gì
Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào
Axit không tan trong nước là
Chọn kết luận đúng
Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 g. Khi mới hòa tan 15 g NaCl và 50 g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Phần lớn là tăng
D. Phần lớn là giảm
E. Không tăng và cũng không giảm
Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Có thể tăng và có thể giảm
D. Không tăng và cũng không giảm
Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước, hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 100C và 600C.
Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 g Na2CO3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão hòa?
Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất rắn trong nước (hình 6.5, SGK), hãy ước lượng độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl và Na2SO4 ở nhiệt độ :
a) 20°C.
b) 40°C.
Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất khí trong nước (Hình 6.6, SGK), hãy ước lượng độ tan của các khí NO, O2 và N2 ở 20oC. Hãy chuyển đổi có bao nhiêu ml những khí trên tan trong 1 lit nước? Biết rằng ở 20oC và 1 atm, 1mol chất khí có thể tích là 24 lít và khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2g.
Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan trong 250g nước ở 25oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25oC là 222g.
Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:
a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?
b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?
Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC, hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa?
Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.
Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?
Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)
Họ và tên
Tiêu đề câu hỏi
Nội dung câu hỏi
Ở 40o
Câu trả lời của bạn
Theo đề bài ta có
Ở 400C độ tan của KCl trong 100g nước là 40g => mdd=100+40=140g
Ta có
trong 140g dung dịch có chứa 40g KCl
trong 350g dung dịch có chứa X g KCl
=> x=mKCl=\(\dfrac{350.40}{100}=140\left(g\right)\)
Vậy trong 350g dd bão hòa KCl ở nhiệt độ 400C có chứa 140g KCl
Ở 250
Câu trả lời của bạn
Vì Dnước=1gam/ml nên Vnước=mnước lần lượt là 80g,150g,50g
\(m_{đường\left(25^0C\right)}=\dfrac{S_đ.m_{H2O}}{100}=\dfrac{204.80}{100}=163,2\left(gam\right)\)
Tương tự: \(m_{NaCl}=\dfrac{S_{NaCl}.m_{H_2O}}{100}=\dfrac{36.150}{100}=54\left(gam\right)\)
\(m_{AgNO_3}=\dfrac{S_{AgNO_3}.m_{H2O}}{100}=\dfrac{222.50}{100}=111\left(gam\right)\)
Chúc bạn học tốt ,đạt điểm cao trong kì thi HKII nhé
1.Biết độ tan của muối ăn là 35.5 g.Hỏi có bao nhiêu g muối ăn trong 300g dd muối ăn bão hòa. 2.Độ tan của MgSO4 ở 80°C là 64.3g.Hỏi có bao nhiêu g MgSO4 hòa tan trong 250g dd MgSO4 bão hòa.
Câu trả lời của bạn
Cứ 135.5 g dd muối ăn chứa 35.5 g nacl đẻ tạo thành dd bão hòa
vậy 300g dd nacl cần 300*35.5/135.5=78,6 g nacl đẻ tạo thành dd bão hòa
1.Hãy tính độ tan của CuSO4,biết rằng cứ 0.9g CuSO4 thì hòa tan 60g H2O ở 12°C.
Câu trả lời của bạn
\(S_{CuSo_4\left(12^0C\right)}=\dfrac{m_{ct}.100\%}{m_{dm}}=\dfrac{0,9.100\%}{60}=1,5\left(g\right)\)
Vậy độ tan của \(CuSO_4\) ở \(12^0C\) là 1,5 gam
ở 200C
Câu trả lời của bạn
SKNO3=mKNO3×100÷mH2O
SKNO3=60×100÷190=31,68g
hoặc: Độ tan: KNO3=100×60:190=31,68(g)
1) ở 300
Câu trả lời của bạn
cho 13g Zn vào dung dịch chứa 18,25g HCl, thu được muối kẽm clorua và H2
a) viết PTPU
b) tính thề tích H2 thu được ở đktc
c) sau phản ứng, chất tham gia vào nào còn dư? khối lượng chất còn dư là bao nhiêu gam
Ở 50oC, độ tan của KCl là 42,6g. Nếu cho 120g KCl vào 250g nước thì dung dịch thu được là bão hòa hay chưa bão hòa. Tính khối lượng KCl không tan hay cho thêm vào để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên
Câu trả lời của bạn
Bài giải:
Ở 50oC, 100g nước hòa tan 42,6g KCl tạo 142,6g dung dịch bão hòa
Ở 50oC, 250g nước hòa tan ? gam KCl tạo 142,6g dung dịch bão hòa
Khối lượng KCl tối đa tan trong 250g nước:
\(\dfrac{250}{42,6}.100=106,5\) (g)
Vậy khi cho 120g KCl vào 250g nước thì tạo thành dung dịch bão hòa
Khối lượng KCl không tan là:
120-106,5 = 13,5 (g)
Cho biết độ tan của chất tan A trong nước ở 10 độ C là 15 g còn ở 90 độ C là 50 g . hỏi khi làm lạnh 600 g dung dịch bão hòa A ở 90 độ C xuống 10 độ C thì có bao nhiêu g chất rắn A thoát ra
Câu trả lời của bạn
- Ở 90oC : Trong 150 gam dung dịch A có 50 gam A
Vậy trong 600 gam dung dịch A có : \(\dfrac{600\cdot50}{150}=200\) gam A
Giả sử khi làm lạnh từ 90oC xuống 10oC có m gam chất rắn A thoát ra
- Ở 10oC : Trong 115 gam dung dịch A có 15 gam A
Vậy trong ( 600 - m ) gam dung dịch A có ( 200 - m ) gam A
\(\Rightarrow\) ( 600 - m ) . 15 = ( 200 - m ) . 115
\(\Rightarrow\) m = 140 ( gam )
Vậy khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa A ở 90oC xuống 10oC thì có 140 gam chất rắn A thoát ra.
Cho biết ở 20 độ, độ tan của NaCl là 36 g, cần bao nhiu gam nước để hòa tan hết 144 g muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Tính klượng dung dịch sau khi hòa tan.
Câu trả lời của bạn
Ở 200C , độ tan của NaCl là 36 g
Nghĩa là: 36 g NaCl hòa tan trong 100g H2O -> 136 g ddbh
----Vậy: 144 g NaCl hòa tan trong x ( g) H2O -> y(g) ddbh
\(\Rightarrow x=\dfrac{144.100}{36}=400\left(g\right)\)
=> \(y=144+400=544\left(g\right)\)
Vậy cần 400 g nước để hòa tan 144 g muối
Khối lượng dung dịch sau khi hòa tan là 544 (g)
biết độ tan của muối ăn ở 20 độ C là 35,5 g hỏi có bao nhiêu gam muối ăn trong 300g dung dịch muối ăn bão hòa
Câu trả lời của bạn
đầu tiên ta phải tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch bão hòa gồm 100g H2O và 35,5g NaCl
\(C_{\%}=\dfrac{m_{Nacl}}{m_{dd}}=\dfrac{35,5}{135,5}\approx26,2\%\)
áp dụng nồng độ tính ra khối lượng NaCl trong 300g dd bão hòa
\(m_{NaCl}=C_{\%}\cdot m_{dd}=300\cdot26,2\%\approx78,6\left(g\right)\)
Ở 18O nếu làm lạnh 160g dd nóng có chứa 40g Na2
Câu trả lời của bạn
ở 18oC độ tan của muối NaCO3 trong nước là 21,2g có nghĩa là ở nhiệt độ 18oC nước có thể hòa tan TỐI ĐA là 21,2 g NaCO3
Xác định độ tan của muối natri cacbonat trong nước ở 18oC. Biết ở nhiệt đọ này khi hòa tan hết 53g natri cacbonat vào 250g nước thì thu được dung dịch bảo hòa.
Câu trả lời của bạn
Theo bài ra ta có:
Ở \(18^oC\) 250g nước hòa tan được 53g natri cacbonat để tạo dd bão hòa
Ở \(18^oC\) 100g nước hòa tan được x g natri cacbonat để tạo dd bão hòa
->\(x=\dfrac{100.53}{250}=21,2\left(g\right)\)
Vậy độ tan của muối natri cacbonat trong nước ở 18oC:\(S_{Na_2CO_3\left(18^oC\right)}=21,2\left(g\right)\)
Ở nhiệt độ 600C, độ tan của KBr là 120g. Muốn có 330g dung dịch KBr bão hòa ở nhiệt độ 600C cần bao nhiêu g KBr? Bao nhiêu g nước?
Câu trả lời của bạn
Ở 60 độ C , SKBr = 120(g)
=> Có : 120g KBr tan trong 100 g H2O tạo thành 220 g dd bão hòa
=> x (g) KBr tan trong y (g) H2O tạo thành 330 g dd bão hòa
=> x = 330 . 120 : 220 = 180(g)
=> y = 330 . 100 : 220 = 150(g)
Vậy cần 180g KBr và 150g nước
Tính khối lượng AlNO3 kết tinh khỏi dung dịch khi làm lạnh 450g dung dịch bão hòa ở 80oC xuống 20oC (Biết độ tan của AlNO3 Ở 80oC là 668g và ở 20oC LÀ 222g)?
Câu trả lời của bạn
Trong 100g H2O ở 800C hòa tan 668g AlNO3 ở 200C hòa tan 222g AlNO3
\(\Rightarrow\)Ở 800C khi hạ nhiệt độ xuống 200C thì 768g dung dịch tách ra 446g AlNO3.
Vậy trong 450g dung dịch tách ra x(g) AlNO3.
=>\(x=\dfrac{450\cdot446}{768}\approx261,33\left(g\right)\)
a. Cần lấy bao nhiêu gam CuSO 4 .5H 2 O hòa tan vào 400ml dung dịch CuSO 4 10%
(D=1,1g/ml) để tạo thành dung dịch A có nồng độ 16,48%.
b. Khi hạ nhiệt độ dung dịch A xuống 12 o C thì thấy có 50 gam muối CuSO 4 .5H 2 O kết
tinh, tách ra khỏi dung dịch. Tính độ tan của CuSO 4 ở 12 o C.
Câu trả lời của bạn
a. Ta có: \(\%m_{CuSO_4}=\dfrac{160}{250}\times100\%=64\%\)
Coi CuSO4.5H2O là dd CuSO4 có nồng độ 64%
Gọi khối lượng CuSO4.5H2O cần lấy là a gam (a>0)
Theo đề: \(m_{ddCuSO_410\%}=400\times1,1=440\left(g\right)\)
Ta có quy tắc đường chéo:
=> \(\dfrac{a}{440}=\dfrac{6,48}{47,52}=\dfrac{3}{22}\)
=> a=60 (gam)
Vậy cần lấy 60 gam CuSO4.5H2O
Làm lạnh 500g dung dịch Na2CO3 bão hoà ở 60 độ C xuống 0 độ C thì thấy có x gam chất rắn kết tinh tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của Na2CO3 ở 60 độ C và 0 độ C lần lượt là 46,2g và 7,24g. Tính khối lượng x trong mỗi trường hợp sau:
a) Chất rắn kết tinh là Na2CO3.
b) Chất rắn kết tinh là Na2CO3. 10 H2O.
( Đề thi chọn đội tuyển hoá 9 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2008-2009).
Câu trả lời của bạn
ở 60 độ C
46,2 gam Na2CO3 + 100g H2O --->146,2g dd bão hòa
=> x gam Na2CO3+y gam H2O--->500 g dd bão hòa
=> x=158; y=342
ở 0 độ C
7,24 gam Na2CO3 tác dụng vs 100g H2O->dd bão hòa
z gam Na2O3 tác dụng với 342 gam H2O--> dd bão hòa
=> z=24,76 gam
a) vậy khối lượng chất rắn kết tinh ( Na2CO3) là 150-24,76=133,24gam
b) \(Na_2CO_3+10H_2O->Na_2CO_3.10H_2O\)
\(n_{Na_2CO_3}=\dfrac{133,24}{106}=\dfrac{3331}{2650}mol\)
theo PTHH=> \(n_{Na_2CO_3.10H_2O}=n_{Na_2CO_3}=\dfrac{3331}{2650}mol\)
b) => khối lượng Na2CO3.10H2O là:3331.286/2650=359,5gam
p/s:đề chọn đội tuyển LỚP 9 tại sao lại là TRƯỜNG CẤP 3
Biết độ tan S của AgNO3 ở 60o C là 525 gam, ở 10o C là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60o C xuống 10o C.
Câu trả lời của bạn
Làm lạnh ( 100 + 525 ) g dd AgNO3 bão hòa( từ 60 độ xuống 10 độ ) thì khối lượng dd giảm 525 - 170 = 355 g .
Vậy có 355 g AgNO3 kết tinh.
( 100 + 525 ) g dd AgNO3 từ 60 độ xuống 10 độ thì kết tinh 355 g .
Vậy 2500 g dd AgNO3 từ 60 độ xuống 10 độ thì kết tinh x g.
Nên \(x=\dfrac{2500.355}{100+525}=1420\left(g\right)\)
Bài tập 1: ở 20o C, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?
Bài tập 2: ở 20o C, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?
Bài tập 3: Tính khối lượng KCl kết tinh được sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80o C xuống 20o C. Biết độ tan S ở 80o C là 51 gam, ở 20o C là 34 gam.
Câu trả lời của bạn
Bài 2 : Giải
Phải hoà tan số gam muối này vào 80 gam nước để thu đc dung dịch bão hoà ở 20 độ C là:
mK2SO4 = \(\dfrac{80.11,1}{100}\) = 8,8 ( gam )
Độ tan của NaNO3 ở 1000C là 180g , ở 200C là 88g . Hỏi có bao nhiêu g NaNO3 kết tinh lại khi hạ
nhiệt độ của 84g dd NaNO3 bão hòa từ 1000C xuống 200C
Câu trả lời của bạn
Từ 1000C xuống 200C thì chất tat tan trong dung dịch giảm:
\(\Delta_S=180-88=92\left(g\right)\)
280g dd bão hòa từ 1000C xuống 200C có khối lượng kết tinh là 92g
84g dd bão hòa từ 1000C xuống 200C có khối lượng kết tinh là x
\(\Rightarrow x=\dfrac{84.92}{280}=27,6\left(g\right)\)
Tính lượng KBr có thể hòa tan trong 100g dd KBrbão hòa ở 200C khi đốt nóng lên 1000C. Biết rằng nồng độ dung dịch bão hòa ở 200C là39,5% và ở1000C là 51%. Trong cả 2 trường hợp bỏ qua sự bốc hơi nước.
Câu trả lời của bạn
Ở 200C , trong 100g dung dịch bão hòa có : 100.39,5%=39,5 (g) KBr
Gọi x (g) là khối lượng KBr có thể thêm vào => khối lượng KBr có thể hòa tan trong 100g dung dịch bão hòa ở 200C khi đốt nóng lên 1000C là : 39,5+x (g)
Ta có hệ : \(\dfrac{39,5+x}{100+x}.100\%=51\%\)
=>\(\dfrac{39,5+x}{100+x}=0,51\) => x \(\approx23,47\left(g\right)\)
Vậy khối lượng KBr có thể hòa tan trong 100g dung dịch bão hòa ở 200C khi đốt nóng lên 1000C là : 39,5+ 23,47 =62,97(g)
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *