Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật lý - Trường THPT Phạm Văn Đồng

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 163860

Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là

  • A. tần số dao động. 
  • B. pha ban đầu.          
  • C. chu kỳ dao động.   
  • D. tần số góc.
Câu 2
Mã câu hỏi: 163861

Công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo

  • A. \(f=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)      
  • B. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)    
  • C. \(f=2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)      
  • D. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 163862

Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch muối đồng sun phát CuSO4 với điện cực bằng đồng là

  • A. đồng bám vào catot.       
  • B. không có thay đổi gì ở bình điện phân.
  • C. anot bị ăn mòn.                
  • D. đồng chạy từ anot sang catot.
Câu 4
Mã câu hỏi: 163863

Hai sóng kết hợp (là hai sóng sinh ra từ hai nguồn kết hợp) có

  • A. cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
  • B. cùng tần số. Cùng phương.
  • C. cùng biên độ. Cùng tần số
  • D. cùng phương, hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 5
Mã câu hỏi: 163864

Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:

  • A. Ф = BStanα.           
  • B. Ф = BSsinα.          
  • C. Ф = BScosα.         
  • D. Ф = BScotanα.
Câu 6
Mã câu hỏi: 163865

Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới

  • A. luôn nhỏ hơn 1.
  • B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
  • C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
  • D. luôn lớn hơn 1.
Câu 7
Mã câu hỏi: 163866

Cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm Q đứng yên trong chân không tại điểm nằm cách điện tích một đoạn r được xác định bởi công thức

  • A. \(E=k\frac{\left| Q \right|}{{{r}^{2}}}\)    
  • B. \(E=k\frac{Q}{r}\)
  • C. \(E=\frac{Q}{r}\)  
  • D. \(E=\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 163867

Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động ω được tính bằng biểu thức

  • A. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)   
  • B. \(\omega =\sqrt{\frac{g}{l}}\)    
  • C. \(\omega =\sqrt{\frac{l}{g}}\)       
  • D. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 163868

Tốc độ truyền sóng cơ sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong các môi trường

  • A. rắn, lỏng, khí.  
  • B. khí, lỏng, rắn.        
  • C. rắn, khí, lỏng.    
  • D. lỏng, khí, rắn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 163869

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

  • A. Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
  • B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
  • C. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
  • D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Câu 11
Mã câu hỏi: 163870

Phát biểu nào dưới đây là đúng. Từ trường không tác dụng với

  • A. các điện tích đứng yên.    
  • B. nam châm đứng yên.
  • C. các điện tích chuyển động.       
  • D. nam châm chuyển động.
Câu 12
Mã câu hỏi: 163871

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

  • A. chậm dần.    
  • B. chậm dần đều. 
  • C. nhanh dần đều.     
  • D. nhanh dần.
Câu 13
Mã câu hỏi: 163872

Công suất của nguồn điện có suất điện động ξ sản ra trong mạch kín có dòng điện không đổi cường độ I được xác định bởi công thức:

  • A. P = ξI. 
  • B. P = UI.      
  • C. P = UIt.    
  • D. P = ξIt.
Câu 14
Mã câu hỏi: 163873

Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường với tốc độ v. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là λ. Tần số dao động của sóng thỏa mãn hệ thức

  • A. f = vλ.           
  • B. f = v/λ.     
  • C. f = λ/v                  
  • D. f = 2πv/λ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 163874

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
  • B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
  • C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
  • D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
Câu 16
Mã câu hỏi: 163875

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số lần lượt là x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2). Pha ban đầu của dao động tổng hợp được tính bằng biểu thức:

  • A. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)
  • B. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)
  • C. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}+{{A}_{2}}}\)
  • D. \(\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 163876

Trong trường hợp nào dao động của con lắc đơn được coi như là dao động điều hòa.

  • A. Khối lượng quả nặng nhỏ.
  • B. Không có ma sát.
  • C. Biên độ dao động nhỏ.
  • D. Bỏ qua ma sát, lực cản môi trường và biên độ dao động nhỏ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 163877

Một con lắc lò xo dao động điều hoà có

  • A. chu kỳ tỉ lệ với khối lượng vật.
  • B. chu kỳ tỉ lệ với độ cứng lò xo.
  • C. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng vật.
  • D. chu kỳ tỉ lệ với căn bậc hai của độ cứng của lò xo.
Câu 19
Mã câu hỏi: 163878

Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ đo gồm:

  • A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.           
  • B. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.
  • C. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.     
  • D. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
Câu 20
Mã câu hỏi: 163879

Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Vật đổi chiều dao động khi đi qua vị trí biên.
  • B. Véc tơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.
  • C. Vật đổi chiều dao động khi véc tơ lực hồi phục đổi chiều.
  • D. Véc tơ vận tốc đổi chiều khi vật qua vị trí biên.
Câu 21
Mã câu hỏi: 163880

Một sóng cơ lan truyền trên mặt nước với bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha bằng

  • A. 0,25λ.               
  • B. 2λ.         
  • C. 0,5λ.       
  • D. λ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 163881

Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động với cùng tần số và ngược pha, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn kết hợp truyền tới là

  • A. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{2}\)
  • B. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda }{4}\)
  • C. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=k\frac{\lambda }{2}\)   
  • D. \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=k\lambda \)
Câu 23
Mã câu hỏi: 163882

Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ \(x=\frac{-A\sqrt{2}}{2}\) đến li độ \(x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\) là

  • A. \(\Delta t=\frac{7T}{24}\)       
  • B. \(\Delta t=\frac{7T}{12}\)    
  • C. \(\Delta t=\frac{T}{3}\)   
  • D. \(\Delta T=\frac{5T}{12}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 163883

Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa dọc trục Ox là v = Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
  • B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x =
  • C. Gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
  • D. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = –
Câu 25
Mã câu hỏi: 163884

Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O đến điểm M nằm trên phương truyền cách O một khoảng là d. Phương trình dao động của phần tử môi trường tại M khi có sóng truyền qua là UM = Acos(ωt). Gọi λ là bước sóng, v là tốc độ truyền sóng. Phương trình dao động của phần tử tại O là

  • A. \(u=A\cos \left( \omega \left( t-\frac{2\pi d}{v} \right) \right)\)              
  • B. \(u=A\cos \left( \omega t+\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)
  • C. \(u=A\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)    
  • D. \(u=A\cos \left( \omega t+\frac{2\pi d}{v} \right)\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 163885

Một người chơi đánh đu. Sau mỗi lần người đó đến vị trí cao nhất thì lại nhún chân một cái và đu chuyển động đi xuống. Chuyển động của đu trong trường hợp đó là

  • A. dao động cưỡng bức       
  • B. dao động tắt dần
  • C. dao động duy trì       
  • D. cộng hưởng dao động
Câu 27
Mã câu hỏi: 163886

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi tăng chiều dài dây treo thêm 21% thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

  • A. tăng 11%.              
  • B. tăng 10%.       
  • C. giảm 11%.      
  • D. giảm 21%.
Câu 28
Mã câu hỏi: 163887

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
  • C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
  • D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
Câu 29
Mã câu hỏi: 163888

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động có biên độ lần lượt là 8 cm và 16 cm, độ lệch pha giữa chúng là π/3. Biên độ dao động tổng hợp là

  • A. \(7\sqrt{8}\)       
  • B. \(8\sqrt{3}\)       
  • C. \(3\sqrt{8}\)      
  • D. \(8\sqrt{7}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 163889

Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là

  • A. 4,79.108 m/s. 
  • B. 2.105 m/s.           
  • C. 4,79.104 m/s.       
  • D. 3.106 m/s.
Câu 31
Mã câu hỏi: 163890

Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ = 12 V, điện trở trong r = 2 Ω mắc với điện trở thuần R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 16 W thì hiệu suất của nguồn lúc đó có thể nhận giá trị là

  • A. H = 39%.          
  • B. H = 98%.        
  • C. H = 60%.             
  • D. H = 67%.
Câu 32
Mã câu hỏi: 163891

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là:

  • A. f = 30 cm.       
  • B. f = – 30 cm.    
  • C. f = 15 cm.       
  • D. f = – 15 cm.
Câu 33
Mã câu hỏi: 163892

Một nguồn sóng có phương trình u0 = 6cos(ωt) cm tạo ra sóng cơ lan truyền trong không gian. Phương trình sóng của phần tử môi trường tại điểm nằm cách nguồn sóng đoạn d là \(u=6\cos \left( 2\pi \left( \frac{t}{0,5}-\frac{d}{5} \right) \right)\) cm, với d có đơn vị mét, t có đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là

  • A. v = 10 m/s.        
  • B. v = 100 m/s.      
  • C. v = 10 cm/s.            
  • D. v = 100 cm/s.
Câu 34
Mã câu hỏi: 163893

Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(20t) cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là lo = 30 cm, lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo tại vị trí cân bằng là:

  • A. lcb = 32,5 cm     
  • B. lcb = 33 cm     
  • C. lcb = 35 cm     
  • D. lcb = 32 cm
Câu 35
Mã câu hỏi: 163894

Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. hai phần tử tại M và Q dao động lệch pha nhau

  • A. π.  
  • B. π/3.                
  • C. π/4.           
  • D. 2π.
Câu 36
Mã câu hỏi: 163895

Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà, lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là Fmax = 2 N, gia tốc cực đại của vật là amax = 2 m/s2. Khối lượng của vật là:

  • A. m = 2 kg.                
  • B. m = 4 kg.   
  • C. m = 1 kg.      
  • D. m = 3 kg.
Câu 37
Mã câu hỏi: 163896

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π cm/s theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là:

  • A. 1/15 s.          
  • B. 0,2 s.             
  • C. 0,1 s.             
  • D. 0,05 s.
Câu 38
Mã câu hỏi: 163897

Một con lắc đơn dao động nhỏ, vật nặng là quả cầu kim loại nhỏ tích điện dương. khi không có điện trường con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng xuống dưới thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là T1 = 3 s; Khi véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng lên trên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là T2 = 4 s. Chu kỳ T khi không có điện trường là:

  • A. 7 s.        
  • B. 5 s             
  • C. 2,4 s            
  • D. \(2,4\sqrt{2}\)s.
Câu 39
Mã câu hỏi: 163898

Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc được mô tả theo đồ thị bên. Phương trình dao động của vật là

  • A. \(x=10\sqrt{3}\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)
  • B. \(x=5\sqrt{3}\cos \left( 2\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)
  • C. \(x=5\sqrt{3}\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)
  • D. \(x=10\sqrt{3}\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm.\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 163899

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 50 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình US1 = acosωt cm và US2 = acos(ωt + π) cm. Xét về một phía của đường trung trực S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MS1 – MS2 = 3 cm và vân bậc (k + 2) cùng loại với vân bậc k đi qua điểm N có hiệu số NS1 – NS2 = 9 cm. Xét hình vuông S1PQS2 thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn PQ là

  • A. 12.               
  • B. 13.   
  • C. 15.           
  • D. 14.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ