Thông qua bài học các em sẽ nắm được các khái niệm mới về Điện thế và hiệu điện thế . Bài viết trình bày cụ thể về lý thuyết, phương pháp giải các dạng bài tập và hệ thống bài tập minh họa có hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em nắm vững và hiểu sâu hơn về nội dung bài.
Mời các em cùng tìm hiểu Bài 5: Điện thế và hiệu điện thế. Chúc các em học tốt!
Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích.
Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cực và độ lớn của q
Công thức: \({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
Đơn vị điện thế là vôn (V).
\(1V = \frac{{1J}}{{1C}}\)
Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế ở mặt đất hoặc một điểm ở vô cực làm mốc (bằng 0).
Với q > 0, nếu \({A_{M\infty }} > 0\) thì \({V_M} > {\rm{ }}0\) ; nếu \({A_{M\infty }} < 0\) thì \({V_M} < {\rm{ }}0\).
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q.
\({U_{MN}} = {\rm{ }}{V_M}-{V_N} = \frac{{{A_{MN}}}}{q}\)
Đơn vị hiệu điện thế là V (Vôn)
Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
Xét 2 điểm M, N trên một đường sức điện của một điện trường đều
Hiệu điện thế:
\({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{q} = Ed\)
Cường độ điện trường:
\(E = \frac{{{U_{MN}}}}{d} = \frac{U}{d}\)
Công thức này đúng cho trường hợp điện trường không đều, nếu trong khoảng d rất nhỏ dọc theo đường sức điện, cường độ điện trường thay đổi không đáng kể.
Điện thế, hiệu điện thế là một đại lượng vô hướng có giá trị dương hoặc âm;
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường có giá trị xác định còn điện thế tại một điểm trong điện trường có giá trị phụ thuộc vào vị trí ta chọn làm gốc điện thế.
Trong điện trường, véctơ cường độ điện trường có hướng từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp;
Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J. Hỏi hiệu điện thế \(U_{{MN}}\) có giá trị nào sau đây ?
Áp dụng công thức tính hiệu điện thế của một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường.
Ta có: \({U_{MN}} = \frac{{{A_{MN}}}}{q} = - \frac{6}{{ - 2}} = 3V\)
Cho ABC là một tam giác vuông góc tại A được đặt trong điện trường đều \(\vec E\) .Biết \(\alpha = \widehat {ABC} = {60^0},BC = 6cm,\,{U_{BC}} = 120V\)
a). Tìm \({U_{AC,}}\,\,{U_{BA}}\) và độ lớn \(\vec E\) .
b). Đặt thêm ở C một điện tích \(q{\rm{ }} = {\rm{ }}{9.10^{ - 10}}C\) .Tính cường độ điện trường tổng hợp tại A.
a. là \(\frac{1}{2}\) tam giác đều, vậy nếu BC = 6cm.
Suy ra: BA = 3cm và \(AC = \frac{{6\sqrt 3 }}{2} = 3\sqrt 3 \)
\({U_{BA}} = {\rm{ }}{U_{BC}} = {\rm{ }}120V,{\rm{ }}{U_{AC}} = {\rm{ }}0\)
\(E = \frac{U}{d} = \frac{{{U_{BA}}}}{{BA}} = 4000V/m\) .
b. \(\overrightarrow {{E_A}} = \overrightarrow {{E_C}} + \vec E \Rightarrow {E_A} = \sqrt {{E_C}^2 + {E^2}} = 5000V/m\)
Qua bài giảng Điện thế và hiệu điện thế này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế.
Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thể và cường độ điện trường, giải bài tập tính điện thế và hiệu điện thế.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Biết hiệu điện thế \(U_{{MN}} = 3 V\). Hỏi đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J. Hỏi hiệu điện thế \(U_{{MN}}\) có giá trị nào sau đây ?
Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì, êlectron sẽ :
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 5để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 28 SGK Vật lý 11
Bài tập 2 trang 28 SGK Vật lý 11
Bài tập 3 trang 28 SGK Vật lý 11
Bài tập 4 trang 28 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 28 SGK Vật lý 11
Bài tập 6 trang 29 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 29 SGK Vật lý 11
Bài tập 8 trang 29 SGK Vật lý 11
Bài tập 9 trang 29 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 39 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 40 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 40 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 40 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5.1 trang 11 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.2 trang 11 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.3 trang 12 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.4 trang 12 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.5 trang 12 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.6 trang 12 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.7 trang 12 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.8 trang 13 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.9 trang 13 SBT Vật lý 11
Bài tập 5.10 trang 13 SBT Vật lý 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý DapAnHay sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 11 DapAnHay
Biết hiệu điện thế \(U_{{MN}} = 3 V\). Hỏi đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J. Hỏi hiệu điện thế \(U_{{MN}}\) có giá trị nào sau đây ?
Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì, êlectron sẽ :
Có hai bản kim loại phẳng song song với nhau và cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương và bản âm là 120 V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0,6 cm sẽ là bao nhiêu ? Mốc điện thế ở bản âm.
Tính công mà lực điện tác dụng lên một êlectron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N. Biết hiệu điện thế \(U_{MN} = 50 V\).
Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 2 m. Nếu UAB = 10 V thì UAC bằng
Một điện tích q = 10-6 C di chuyển từ điểm A đến điểm B trong một điện trường, thì được năng lượng 2.10-4 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
Ba điểm A, B, C tạo thành một tâm giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm trong một điện trường đều. Vec tơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là:
Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào?
Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì?
Viết hệ thức liên hệ hiệu điện thế giữa hai điểm với công do lực điện sinh ra khi có một điện tích điểm q di chuyển giữa hai điểm đó ?
Viết hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, nêu rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó.
Biết hiệu điện thế \(U_{{MN}} = 3 V\). Hỏi đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
A. \(V_M = 3 V\).
B. \(V_N = 3 V\).
C. \(V_M - V_N = 3 V\).
D. \(V_N - V_M = 3 V\).
Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J. Hỏi hiệu điện thế \(U_{{MN}}\) có giá trị nào sau đây ?
A. +12 V. B. -12 V.
C. +3 V. D. -3 V.
Chọn câu đúng.
Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì, êlectron sẽ :
A. Chuyển động dọc theo một đường sức điện.
B. Chuyển động từ một điểmcó điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
C. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
D. Đứng yên.
Có hai bản kim loại phẳng song song với nhau và cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương và bản âm là 120 V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0,6 cm sẽ là bao nhiêu ? Mốc điện thế ở bản âm.
Tính công mà lực điện tác dụng lên một êlectron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N. Biết hiệu điện thế \(U_{MN} = 50 V\).
Sau khi ngắt tụ điện phẳng khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm đi hai lần, khi đó, năng lượng điện trường trong tụ điện:
A. Tăng lên hai lần
B. Tăng lên bốn lần
C. Giảm đi hai lần
D. Giảm đi bốn lần
Một tụ điện có điện dung C = 6μF được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 100V. Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn, điện tích của tụ điện phóng qua chất điện môi trong tụ điện đến khi tụ điện mất hoàn toàn điện tích. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở điện môi trong thời gian phóng điện đó.
Một tụ điện có điện dung C = 5μF được tích điện, điện tích của tụ điện \(Q = {10^{ - 3}}C\) . Nối tụ điện đó vào bộ acquy có suất điện động ℰ = 80V; bản tích điện dương nối với cực dương, bản tích điện âm nối với cực âm của bộ acquy. Hỏi khi đó năng lượng của bộ acquy tăng lên hay giảm đi? Tăng hay giảm bao nhiêu lần.
Một tụ điện không khí phẳng mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 200V. Hai bản tụ điện cách nhau d = 4 mm. Hãy tính mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện.
Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn ?
A. qEd
B. qE
C. E.d
D. Không có biểu thức nào
Thế năng của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Điện tích của êlectron là -e = -1,6.10-19C. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu ?
A. + 32V B. – 32V
C. + 20V D. – 20V
Một êlectron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100 V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là :
A. + 1,6.10-19J
B. - 1,6.10-19J
C. + 1,6.10-17J
D. - 1,6.10-17 J
Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
A. dọc theo một đường sức điện.
B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng.
A. Điện thế ở M là 40 V.
B. Điện thế ở N bằng 0.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ờ N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40 V.
Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi.
Lấy g = 10 m/s2.
Một quả cầu nhỏ bằng kim loại được treo bằng một sợi dây chỉ mảnh giữa hai bản kim loại phẳng song song, thẳng đứng. Đột nhiên tích điện cho hai bản kim loại để tạo ra điện trường đều giữa hai bản. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích. Cho rằng, lúc đầu quả cầu nằm gần bản dương.
Họ và tên
Tiêu đề câu hỏi
Nội dung câu hỏi
trên vỏ của acquycos ghi 12v . số vôn này có ý nghĩa gì nếu acquy còn mới
Câu trả lời của bạn
trên đầu máy xe lửa có ghi công suất 1000hp nếu coi 1hp bang 745,7ư thì diều ghi trên máy có nghĩa gì
TRẢ LÒI HỘ MÌNH CÁI A
Câu 1:Nêu tên một dụng cụ sử dụng điện mà bạn và hãy chỉ ra các bộ phận dẫn điện và cách điện trên dụng cụ đó?
Câu 2:có 5 vật A,B,C,D,E đc nhiễm điện cọ xát .A hút B;B đẩy C;C hút D;D đẩy E. Biết e mang điện tích âm.vậy ABCD mang điện tích gì?vì sao?
Câu 3 :cho đèn 1 và 2 cùng loại ,1 nguồn điện ,công tắc và dây dẫn.
A)vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp,công tắc đóng.
B)khi mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp ,công tắc đóng.
C)Trong mạch điện trên khi tháo bớt một bóng đèn thì đèn còn lại co sáng ko?vì sao?
D)Mắc thêm một dụng cụ để đo HĐT của đèn 2.vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ.
Mong các bạn giải dùm tới.(=^.^=)
Câu trả lời của bạn
Câu 3:
b) Giống câu a đó bn
c) Trong mạch điện trên nếu tháo bớt một bóng đèn thì đèn còn lại không sáng vì mạch hở.
Câu trả lời của bạn
vì 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song
=> I= I1 + I2
=>I= 0,2A + 0,3A
=> I= 0,5A
vì 2 bóng đèn D1, D2 mắc song song
=> U= U1=U2 =9V
1 )kết quả thực hành đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn của một nhóm học sinh là 1,4A;1,6A;1,2A;1,5A. hãy cho biết các bạn đó dùng ampe kế có GHĐvà ĐCNN là bao nhiêu ?Vì sao?
2)một mạch điện gồm một nguồn điện 2 pin mắc nt,một khóa K hai bóng đèn pin ,một ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua đèn,dây nối.các thiết bị điện này mắc nt với nhau , mắc vôn kế V1 để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 ,vôn kế V2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2
a)vẽ sơ đồ mạch điện sao cho thỏa mãn đúng các yêu cầu trên
b)tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện ?biết rằng khi đóng khóa K số chỉ của vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 và đèn 2 lần lượt là 1,2V và 1,8 V
c)cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 là bao nhiêu?biết số chỉ ampe kế là 0,42A
Câu trả lời của bạn
Chúc bạn hok tốt!!!
Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tắc đóng
Câu trả lời của bạn
coi hình bài 2a) ở đây : Câu hỏi của Đinh Diễm Quỳnh - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
Hãy tính HĐT giữa 2 đầu mỗi bóng đèn D1 và D2 . Giai chi tiet gium minh nha có lời giải và công thức luôn nha
Câu trả lời của bạn
tớ làm ko chắc đâu nhé, vì tớ nhìn hình ko đc rõ lắm
Vì đèn 1 và 2 mắc nối tiếp nên:
U=U1+U2
=>U=6,2V+3,2V
=>U=9,4V
vậy hiện điện thế giữa hai đầu đèn 1 và đèn 2 là 9,4v
công thực:u=u1+u2 (mắc nối tiếp)
cách sử dụng vôn kế và ampe kế??????????????
Câu trả lời của bạn
* Cách sử dụng vôn kế:
- Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế, bảo đảm giới hạn đo của vôn kế phù hợp với hiệu điện thế của nguồn điện cần đo. Kiểm tra và điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch 0. Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện (Chú ý: mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp với hai cực của nguồn điện). Công tắc bị ngắt, mạch hở. Đọc và ghi số chỉ của vôn kế.
* Cách sử dụng ampe kế:
- Dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện. Cần phải mắc chốt dương (+) của ampe kế với cực dương (+) của nguồn điện (Lưu ý: không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và dòng điện). Kiểm tra và điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0. Đóng công tắc, đợi cho kim ampe kế đứng yên. Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện.
* Ampe kế nói đơn giản là dùng để đo dòng điện, cách dùng là mắc nối tiếp ampe kế với mạch cần đo. Có 2 loại là ampe kế xoay chiều đo trong mạch xoay chiều và ampe kế một chiều đo trong mạch điện 1 chiều. Ngoài ra còn có đồng hồ đo điện vạn năng, ampe kìm..
* Volt kế dùng đo điện áp, khi đo cần mắc song song với điện áp cần đo. Volt kế xoay chiều đo trong mạch xoay chiều, volt kế một chiều đo trong mạch một chiều...
* Khi mắc mạch chú ý (+) đấu (+), (-) đấu (-)
* Cách sử dụng vôn kế :
- Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế , bảo đảm giới hạn đo của vôn kế phù hợp với hiệu điện thế của nguồn điện cần đo . Kiểm tra và điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch 0 . Mắc chốt dương ( + ) của vôn kế với cực dương của nguồn điện ( Chú ý : mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp với hai cực của nguồn điện ) . Công tắc bị ngắt , mạch hở . Đọc và ghi số chỉ cuura vôn kế .
* Cách sử dụng ampe kế :
- Dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện . Cần phải mắc chốt dương ( + ) của ampe kế với cực dương ( + ) của nguồn điện ( Lưu ý : không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và dòng điện ) . Kiểm tra và điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0 . Đóng công tắc . Đợi cho kim ampe kế đứng yên . Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương , đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện .
Trên vỏ của 1 pin còn mới có ghi 1,5V và trên 1 bóng đèn có số ghi 2,5V. Số vôn này cho biết điều gì?
Câu trả lời của bạn
Trên vỏ pin mới có ghi 1,5V : cho biết hiệu điện thế giữa 2 cực của in khi chưa mắc vào mạch là 1,5V.
Trên bóng đèn có ghi 2,5V:cho biết hiệu điện thế định mức để bóng đèn hoạt động bình thường là 2,5V
hiệu điện thế cho biết gì
Câu trả lời của bạn
Hiệu điện thế cho biết sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Giải giùm nha
Câu trả lời của bạn
Bài 9 :
-Dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm cho các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện
Bài 10 :
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD : bạc, đồng, vàng ...
-Chất cách điện là chất ko cho dòng điện đi qua. VD : nhựa, cao su, thủy tinh...
Bài 11 :
a) Cường độ dòng điện qua đèn 2 là :
Vì Đ1 nt Đ2 => I2 = I1 = 0,25 (A)
b) Hiệu điện thế qua đèn 1 là :
Vì Đ1 nt Đ2 => U12 + U23 = U13
=> U12 = U13 - U23
= UN - U23 = 12 - 4,5 = 7,5 (V)
Đổi đơn vị
15 mV =....................V
2555 mV =...............V
6,7 V =..................mV
17 mA =..................A
9,2 A = ......................mA
632 mV =.................V
3 kV =.......................V
Câu trả lời của bạn
Dựa vào lý thuyết đổi đơn vị của Hiệu điện thế và cường độ dòng điện : 1mV= 0,001V, 1V = 1000mV, 1kV = 1000V, 1V = 0,001 kV ; 1mA=0,001A, 1A=1000mA
Ta đổi:15 mV= 0,015V
2555 mV= 2,555V
6,7V= 6700mV
17mA= 0,017A
9,2A= 9200A
632mV= 0,632V
3kV= 3000V
Mạch điện gồm nguồn điện, công tắc, 2 đèn mắc song song, V đo hiệu điện thế của nguồn. Ampe kế đo cường độ dòng điện của nguồn, A1 đo cường độ dòng điện qua đèn 1.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính cường độ dòng điện qua đèn 2. bết số chỉ của ampe kế là 1,4A, của A1 là 0,65A
Vôn kế chỉ12V. Tính hiệu điện thế qua đèn 1,2
Câu trả lời của bạn
Pn tự vẽ sơ đồ mạch điện nhé mk vẽ mãi mà ko đc ở máy.
a) Do 2 bóng đèn mắc song song nên:
Itm= I1+I2
1.4(A)=0.65(A)+I2
I2= 1.4(A)-0.65(A)
=>I2= 0.75(A)
Vậy cg độ dòng điện qua D2 là 0.75(A)
b)
Do 2 bóng đèn mắc song song nên:
Utm= U1 =U2=12(v)
vậy HĐT qua D1 và D2 là 12(V)
Chúc pn hok tốt!
vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm: 2 pin, 2 đèn nối tiếp, một ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch, 1 vôn kế đo hiêu điện thế 2 đầu đèn
Câu trả lời của bạn
Trên một bóng đèn có ghi 6V.Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1=4V thì dòng điện chạy qua có bóng đèn có cường độ I1, khi đặt diệu điện thế U2 =5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2
a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích
b) Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
Câu trả lời của bạn
-coi ở câu này nhé : Câu hỏi của trần thanh đàn - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
trên đèn Đ1 và Đ2 lần lượt có ghi 4V và 6V. Mắc song song hai đèn trên vào một nguồn điện. Biết Đ1 sáng bình thường. tìm hiệu điện thế giữa 2 đầu Đ2 và HĐT của nguồn điện
Câu trả lời của bạn
Vì mạch mắc song song
nên U = U1 = U2
Mà đèn 1 sáng bình thường => U1 = 4V = Udm1
=> U = 4V và U2 = 4V
Ta thấy:
U2 = 4V < Udm2 = 6V
Do đó, đèn 2 sáng mờ
Giúp mình với!!!
a) Nêu VD về hiệu điện thế.
b) Vẽ sơ đồ mạch điện dùng để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi mạch kín?
Thế thôi. Cảm ơn nha!!!
Câu trả lời của bạn
Trong bài thực hành về đo cường độ dòng điện, một báo cáo kết quả được ghi như sau:
a) I1=150mA
b) I2=155mA
c) I3=145mA
d) I4=160mA
Hãy cho biết ĐCNN của ampe kế đã sử dụng trong bài thực hành trên.
Câu trả lời của bạn
ĐCNN = 5mA
Chúc bạn học tốt
Một mạch điện kín gồm nguồn điện, công tắc và bóng đèn. Biết nguồn điện là pin 9 V. Người ta có 4 vôn kế với GHĐ lần lượt là 12 V, 15 V, 24 V, 500 mV. Hỏi không dùng được vôn kế nào để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn trong mạch điện
Câu trả lời của bạn
Thế nào là đoạn mạch nối tiếp?
Câu trả lời của bạn
Đoạn mạch nối tiếp : là đoạn mạch mà các dụng cụ điện được mắc liên tiếp với nhau, không phân nhánh
Trên vỏ của một pin có ghi 1,5V
a) Số vôn ( V ) này có ý nghĩa gì nếu pin còn mới ?
b) Nếu mắc một một bóng đèn có ghi 2,5V vào nguồn pin trên thì độ sáng của đèn như thế nào ? Vì sao ? Để đèn sáng bình thường cần mắc bóng vào nguồn có hiệu điện thế là bao nhiêu ?
Câu trả lời của bạn
a. Nghĩa là \(U_{đm}\) của pin bằng \(1,5V.\)
b. Vì \(U_{đm}\) của đèn \(>U_{đm}\) của nguồn \(\Rightarrow\) Đèn sáng mờ hơn bình thường.
Để đèn sáng bình thường thì mắc bóng đèn có nguồn điện là \(2,5V.\)
0 Bình luận
Để lại bình luận
Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *