Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Huy Hạnh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khoá, các kí hiệu và sơ đồ?

Câu trả lời của bạn

img
Truc Ly
04/08/2022

Vì khi dùng từ khoá, kí hiệu và sơ đồ sẽ không chỉ trình bày được đúng và đủ những ý mà người khác trình bày mà còn đảm bảo sự ngắn gọn, khoa học và ấn tượng, hấp dẫn.

img
Minh Thắng
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Câu trả lời của bạn

img
Phong Vu
04/08/2022

- Giúp ta cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó thêm yêu và trân trọng cuộc sống của chính mình

- Mang đến cho con người những cảm xúc tích cực

- Hình thành lối sống tích cực, yêu thương và chan hoà hạnh phúc

img
Nguyễn Quang Thanh Tú
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Hãy chỉ ra nhịp thơ, cách gieo vần và tác dụng của chúng trong khổ thơ bốn chữ dưới đây

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến ngày tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

("Lượm" - Tố Hữu)

Câu trả lời của bạn

img
Lê Tấn Vũ
04/08/2022

- Bài thơ 4 chữ ngắt nhịp 2/2.

- Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách: cháu – sáu; ra – nhà

- Tác dụng : làm âm điệu thơ vui, nhanh góp phần làm hiện lên rất sinh động trước mắt ta hình ảnh chú bé liên lạc hiếu động, nhí nhảnh, vui tươi, hồn nhiên, đáng yêu.

img
Thanh Truc
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Thế nào là đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Câu trả lời của bạn

img
Lê Tường Vy
04/08/2022

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ. 

img
Anh Nguyễn
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ được tiến hành như thế nào?

Câu trả lời của bạn

img
Phạm Phú Lộc Nữ
04/08/2022

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết 

a. Xác định đề tài 

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? 

→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? 

→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.

b. Thu thập tư liệu

Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng. 

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn. 

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm

→ Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.

- Xác định chủ đề bài thơ. 

- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó. 

- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. 

b. Lập dàn ý 

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. 

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn văn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

a. Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Dùng các từ ngữ để liên kết các câu.

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

- Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có). 

b. Rút kinh nghiệm 

Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

+ Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết

+ Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật

+ Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp

+ Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn?

+ Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn.

img
Thu Hang
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Nêu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Câu trả lời của bạn

img
Mai Vi
04/08/2022

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.  

- Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. 

- Cấu trúc gồm có ba phần: 

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). 

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ. 

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

img
Tường Vi
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Nêu các bước cụ thể chuẩn bị trước khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
04/08/2022

Chuẩn bị trước khi viết 

a. Xác định đề tài 

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? 

→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? 

→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.

b. Thu thập tư liệu

Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng. 

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn. 

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm

→ Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.

img
can tu
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Việc tìm ý, lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần chú ý những nội dung nào?

Câu trả lời của bạn

img
Hoang Vu
04/08/2022

Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.

- Xác định chủ đề bài thơ. 

- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó. 

- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ. 

b. Lập dàn ý 

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ. 

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

img
Lê Nguyễn Hạ Anh
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Khi rút kinh nghiệm sau khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, các em cần thực hiện những thao tác nào?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Bảo Trâm
04/08/2022

Rút kinh nghiệm 

Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

+ Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết

+ Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật

+ Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp

+ Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn?

+ Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn.

img
Nguyễn Thị An
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin

Câu trả lời của bạn

img
Trong Duy
04/08/2022

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

 
 
Chia sẻ