Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Hóa 12 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh ( đề số 1)

13/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (25 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 294780

Để điều chế kim loại Cu, cho kim loại X tác dụng với dung dịch CuSO4. X là

  • A. Zn. 
  • B. Na. 
  • C. Ba. 
  • D. Ag.
Câu 2
Mã câu hỏi: 294781

Để bảo quản kim loại kiềm, cần ngâm chìm trong

  • A. dầu hỏa. 
  • B. cồn. 
  • C. nước. 
  • D. giấm.
Câu 3
Mã câu hỏi: 294782

Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

  • A. Li.
  • B. Na. 
  • C. K.
  • D. Cs
Câu 4
Mã câu hỏi: 294783

 Kim loại nào say đây là kim loại kiềm thổ?

  • A. Na. 
  • B. Ca. 
  • C. Fe. 
  • D. Al.
Câu 5
Mã câu hỏi: 294784

Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?

  • A. Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể. 
  • B. Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường. 
  • C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.
  • D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Câu 6
Mã câu hỏi: 294785

Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

  • A. Al2(SO4)3
  • B. Al2O3
  • C. Al(OH)3
  • D. NaHCO3.
Câu 7
Mã câu hỏi: 294786

 Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng 

  • A. pirit. 
  • B. boxit. 
  • C. manhetit. 
  • D. đolomit.
Câu 8
Mã câu hỏi: 294787

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại

  • A. đứng sau hiđro trong dãy điện hoá. 
  • B. kiềm, kiềm thổ và nhôm.
  • C. đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. 
  • D. kiềm, nhôm, đồng.
Câu 9
Mã câu hỏi: 294788

Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

  • A. K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O. 
  • B. Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaO
  • C. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.
  • D. 2KOH + BaCl2 → Ba(OH)2 + 2KCl. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 294789

Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí X và chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch T, sản phẩm sau phản ứng là

  • A. Ba(HCO3)2
  • B. BaCO3 và Ba(HCO3)2
  • C. BaCO3 và Ba(OH)2
  • D. BaCO3.
Câu 11
Mã câu hỏi: 294790

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

  • A. bọt khí và kết tủa trắng. 
  • B. bọt khí thoát ra. 
  • C. kết tủa trắng xuất hiện. 
  • D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
Câu 12
Mã câu hỏi: 294791

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 
  • B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. 
  • C. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ trong cùng chu kì. 
  • D. Nhôm phản ứng được với H2SO4 đặc nguội.
Câu 13
Mã câu hỏi: 294792

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là

  • A. AlCl3
  • B. Ca(HCO3)2.
  • C. Al2(SO4)3
  • D. MgCl2.
Câu 14
Mã câu hỏi: 294793

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;

(b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3;

(c) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3;

(d) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm có kết tủa trắng sau khi phản ứng kết thúc là

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1
Câu 15
Mã câu hỏi: 294794

Trong các chất: NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH, chất có tính bazơ yếu nhất là

  • A. KOH. 
  • B. Ba(OH)2
  • C. Mg(OH)2
  • D. NaOH.
Câu 16
Mã câu hỏi: 294795

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

  • A. Cu, Fe, MgO. 
  • B. Cu, Fe, MgO. 
  • C. Cu, Fe, Mg. 
  • D. Cu, FeO, Mg.
Câu 17
Mã câu hỏi: 294796

Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 1,84 gam kim loại ở catot. Công thức của muối clorua là 

  • A. LiCl. 
  • B. NaCl. 
  • C. CsCl. 
  • D. KCl
Câu 18
Mã câu hỏi: 294797

Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

  • A.  0 gam. 
  • B. 10 gam. 
  • C. 30 gam. 
  • D. 5 gam.
Câu 19
Mã câu hỏi: 294798

Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với 48 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao (giả sử Fe3+ chỉ bị khử thành Fe). Toàn bộ chất rắn sau phản ứng cho vào dung dịch KOH dư thu được phần không tan có khối lượng là

  • A. 53,4 gam. 
  • B. 48,0 gam. 
  • C. 11,2 gam. 
  • D. 43,2 gam.
Câu 20
Mã câu hỏi: 294799

Trộn 20 ml dung dịch AlCl3 1M với 65 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 1,17 gam. 
  • B. 0,78 gam. 
  • C. 1,56 gam. 
  • D. 0,39 gam
Câu 21
Mã câu hỏi: 294800

Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất rắn mất nhãn Mg, Al, Al2O3 là dung dịch

  • A. HCl. 
  • B. H2SO4
  • C. CuSO4
  • D. NaOH.
Câu 22
Mã câu hỏi: 294801

Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 3,31 gam. 
  • B. 0,98 gam. 
  • C. 2,33 gam. 
  • D. 1,71 gam.
Câu 23
Mã câu hỏi: 294802

Hòa tan hoàn toàn 23,7 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

  • A. 22,54. 
  • B. 26,42. 
  • C. 21,76. 
  • D. 27,20.
Câu 24
Mã câu hỏi: 294803

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 23,64. 
  • B. 15,76. 
  • C. 21,92. 
  • D. 39,40
Câu 25
Mã câu hỏi: 294804

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

  • A. 13,3 và 3,9. 
  • B. 8,3 và 7,2. 
  • C. 11,3 và 7,8. 
  • D. 8,2 và 7,8.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ