Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Ngô Thị Phương Anh
Ngữ Văn 7 29/10/2017
Ôn tập từ láy

Lấy các từ láy ở bài tập 4 và bài tập 3 viết về tính xấu của 1 người bằng 1 đoạn văn ( 7 - 8)

Câu trả lời của bạn

img
Lê Viết Khánh
30/08/2017

* Những từ ngữ cần dùng:

Câu 3 (SGK trang 31, Ngữ văn lớp 7 tập 1):

  • Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm.
  • Xấu xí, xấu xa
  • Tan tành, tan tác

Câu 4 (SGK trang 31, Ngữ văn lớp 7 tập 1): Nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.

Gợi ý làm bài

Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng tuyệt vời. Mẹ có dáng người nhỏ nhắn, với nước da trắng hồng, mịn màng và mái tóc rất dài. Giọng nói của mẹ nhỏ nhẹ, thánh thót. Mẹ còn có nụ cười rất tươi, mỗi lúc mẹ cười sẽ lộ chiếc răng khểnh trông vô cùng duyên dáng. Mẹ luôn chăm chút cho em từ những việc nhỏ nhặt nhất. Mỗi khi em làm việc gì không đúng, mẹ lại nhẹ nhàng khuyên nhủ em. Em rất yêu mẹ và mong muốn mẹ luôn khỏe mạnh để có thể mãi sống bên em.

img
Ngô Thị Phương Anh
Ngữ Văn 7 29/10/2017
Viết về tính xấu của con người bằng một đoạn văn

Viết về tính xấu của con người bằng một đoạn văn 

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
21/03/2019

Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

img
Time To We Shine For Viet Nam
14/03/2019

Đó là vài trong số rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt được các trí thức nửa đầu thế kỷ XX phê phán, và được tập hợp trong cuốn “Người xưa cảnh tỉnh”.

Tự nói về thói hư tật xấu của mình là điều chẳng ai muốn, nhưng để một cá nhân, một dân tộc phát triển thì không thể thiếu việc nhìn lại mình, nhất là nhận diện những khuyết điểm. Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức đã lên tiếng mạnh mẽ phê phán những điểm xấu của người Việt qua các bài viết trong sách, báo.

img
thu hằng
31/08/2017

Đoạn văn mẫu

Trong thực tế cuộc sống hằng ngày, xung quanh chúng ta đâu đâu cũng tồn tại những người có lòng đố kị và đôi khi điều ấy được sinh sôi, nảy nở trong lòng ta từ bao giờ mà ta không hề hay biết. Lòng đố kị gặm nhắm tâm hồn ta, làm cho con người ta dần trở nên nhỏ nhen, ít kỉ, chỉ chăm chăm soi mói người khác, ghanh tỵ, đố kị với họ vì họ giỏi hơn ta, thành công hơn ta, xinh đẹp hơn ta. Ta luôn có xu hướng phủ nhận khả năng cùng sự cố gắng của họ. Lòng đố kỵ là một tính xấu cần phải được khắc phục. Con người phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn.

→ Những từ được in đậm là từ láy.

img
Lê Thị Thanh Hằng
Ngữ Văn 7 29/10/2017
cảm nhận của em

nếu cảm nhận của em về bài ca dao số 1 trang 35,bài ca dao số 4 trang 38

 

Câu trả lời của bạn

img
Lê Bảo An
14/09/2017

Dưới đây là bài văn biểu cảm ngắn, nêu những cảm nhận về hai bài ca dao trong "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người". Mời bạn tham khảo!

Bài ca dao số 1, SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 trang 35

Bài ca dao là lời của người mẹ nói với con. Mẹ trở thành nhân vật trữ tình trong câu ca dao, còn người con trở thành đối tượng để câu ca dao hướng đến. Phải biết rằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không chỉ thể hiện trong việc lo cho con có được những điều kiện hàng ngày như ăn, ở, mặc, học hành… mà còn thể hiện trong cả lời ru của mẹ. Lời ru là để đưa con vào giấc ngủ nhưng cũng chứa đựng trong đó biết bao tình yêu thương chan chứa, bao mong ước và hi vọng vào con trong tương lai. Bài ca dao dưới đây làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục. Đó là ơn nghĩa "mang nặng đẻ đau" và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như "núi ngất trời", như "nước ở ngoài biển Đông" là lấy cái trừu tượng của tình phụ mẫu so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví "công cha" với "núi ngất trời" là khắng định sự lớn lao, ví "nghĩa mẹ" như "nước biển Đông" là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối "công cha" với "nghĩa mẹ", "núi" với "biển" là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: Công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha, mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành, cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Bài ca dao số 4, SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 trang 38

Bài ca dao dưới đây có hai cái đẹp: Cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông,

Thân em như chèn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ ni, tê trở thành quen thuộc trong cách chỉ nơi chốn của người dân nơi đây. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la, bát ngát, là sự trù phú của quê hương. Ẩn hiện trong đó là bóng dáng cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng đang hòa quyện với ruộng đồng bao la tạo thêm sức sống cho quê hương.

Hai câu đầu trong bài ca dao có kết cấu không giống với những bài ca dao khác:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Một không gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác hai câu là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy càng làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng quê hương dù nhìn từ góc độ nào. Nếu bài ca dao chỉ có hai câu thôi thì mới diễn tả được một khung cảnh rất chung chung và chưa nói lên được điều gì. Chỉ đến khi đọc hai câu tiếp theo thì cái hồn của câu ca dao mới hiện ra. Ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự "bát ngát mênh mông" của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một "chẽn lúa đòng đòng" và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

 

Cô thôn nữ với nhựa sống tràn trề như "chẽn lúa đòng đòng" dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Hình ảnh này đã làm nổi bật cô gái trong một cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Hình ảnh cô gái chỉ là một chẽn lúa trong cả một cánh đồng mênh mông bát ngát nhưng vẫn vượt lên trên tất cả. Đứng trước một cánh đồng mênh mông bát ngát, cô gái chợt nghĩ về thân phận của mình. Câu cuối cùng chính là sự bâng khuâng, lo lắng của cô gái về thân phận của mình. Từ "thân em" trong câu ca dao thứ ba đã gợi lên thân phận của người con gái trong xã hội. Cô gái trong bài ca dao trên cũng lo lắng cho số phận của mình. Cô gái xuất hiện thật là đẹp, nhưng hồng nhan bạc phận, cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình.

Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò làm chủ bản thân, tự định đoạt số mệnh của họ hầu như không có. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các đấng cha mẹ, đức lang quân.

img
dang phuong mai
Ngữ Văn 7 29/10/2017
mach lam trong van ban

hay phan tich chu mach lac trong dong y va mach lac trong van ban khong

 

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
08/06/2019

Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,… Chủ đề là cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa. Trình tự miêu tả theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian, tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian,… Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.

img
minh vương
18/07/2017

Phân tích từ "mạch lạc" trong Đông y và trong văn bản

Trong Đông y

Trong văn bản

  • "Mạch": Đường máu chảy
  • "Lạc": Dây thần kinh

→ Mạch máu và dây thần kinh có quan hệ với nhau

  • Trong văn bản cũng có cái gì đó giống như mạch máu, làm cho các phần của văn bản thống nhất lại.
    • Danh từ: Trật tự hợp lý giữa các ý, các phần trong nội dung diễn đạt.
      • Ví dụ: Câu cú lộn xộn, chẳng có mạch lạc gì!
    • Tính từ: Có từng đoạn, từng ý rành mạch và gãy gọn.
      • Ví dụ
        • (1) Văn viết không mạch lạc.
        • (2) Sắp xếp lại các ý cho mạch lạc.

→ Chỉ quan hệ liên kết, tiếp nối chặt chẽ giữa các bộ phận, các câu, các ý theo trình tự hợp lý

⇒ Các câu, các ý thống nhất và cùng xoay quanh một ý chung (chủ đề).

img
Lê Thanh Thảo
Ngữ Văn 7 29/10/2017
từ ghép và từ láy

"trẻ trung" là từ ghép hay từ láy

Câu trả lời của bạn

img
Hk DP'kseven
28/10/2019

từ láy

img
Yen Hai
24/10/2019
Theo mình nghĩ là từ láy tại vì là từ trung ko có nghĩa mà
img
Phạm Nhiên
23/10/2019
từ ghép
img
Hk DP'kseven
15/10/2019

láy

img
Đinh Trí Dũng
10/07/2019

láy

img
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
08/06/2019

ghép

img
Vua Ảo Tưởng
29/01/2019

từ láy

img
Yuriko Mily
27/12/2018

'' Trẻ trung '' là từ ghép và từ láy luôn.

img
_TOM_
20/12/2018

hình như ghép mới đúng

img
Trúc Mai
20/12/2018

Theo mình là vừa láy vừa ghép smiley

img
1 ╰❥qυαиɢ✿мιин︵²⁰⁰⁵
27/10/2018

từ láy

img
Lê Thị Nguyệt Hà
24/09/2018

Là từ ghép mà

img
Lưu Bảo Trân
02/12/2017

Đó là từ ghép mà!

img
Nguyễn Thảo Vân
08/11/2017

Trẻ trung là từ ghép đấy bạn

img
Nguyễn Đỗ Huỳnh Mai
26/09/2017

Từ ghép mà bạn Thảo Nhiên ơi! Cả 2 tiếng đều có nghĩa mà

img
Phạm Thảo Nhiên
25/07/2017

từ láy bộ phận bạn nhé

img
Hong Van
18/07/2017
  • Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên bạn cần phân biệt được từ láy và từ ghép.
Phân biệt Từ ghép Từ láy
Khái niệm Là từ mà các từ tố đều có nghĩa Là từ có dạng thức láy và có ít nhất 1 từ tố không có nghĩa.
Đặc điểm cấu tạo Được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với nhau Được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu
Ý nghĩa Các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

Các tiếng được láy không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa. Chỉ có quan hệ về mặt âm thanh

Ví dụ
  • Cho từ: "Quần áo"
    • Quần áo: Chỉ trang phục nói chung
    • Quần, áo: Chỉ riêng quần và áo.
  • Cho từ: Học hiếc
    • Đặt câu: Thằng bé chỉ ham chơi chứ có học hiếc gì!
    • Phân tích: Trong câu này "hiếc" không có nghĩa
    • Nhận xét: Từ láy ⇒ Láy phần âm đầu "h"
  • Vậy theo như bảng phân biệt trên, chúng ta xếp từ "trẻ trung" vào nhóm từ ghép. Lý do:
    • Từ này được cấu tạo bằng cách ghép hai tiếng "trẻ" và "trung" lại với nhau
    • Hai từ tố của từ này là "trẻ" và "trung" đều có nghĩa. 
      • "Trẻ": Ở thời kì còn ít tuổi, cơ thể đang phát triển mạnh, đang sung sức. Ví dụ: Thời trẻ, anh bạn trẻ, tuổi đời còn rất trẻ...
      • "Trung": Ở vào khoảng giữa, không già mà cũng không còn nhỏ.

→ Từ "trẻ trung" có nghĩa: Tỏ ra trẻ, có những biểu hiện của tuổi trẻ.

⇒ Từ ghép => Từ ghép chính phụ

  • "Trẻ": Tiếng chính. Có thể ghép được với những tiếng khác, tạo ra từ mới: Trẻ măng, trẻ con...
img
Nguyen Ngoc Nhung
Ngữ Văn 7 29/10/2017
cam nghi ve loi day bao cua cha

em có suy nghĩ gì về những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
08/06/2019

Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.
Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.
Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.
Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.
Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

img
Vua Ảo Tưởng
04/02/2019

Không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến cha, người ta luôn ví công lao của người tựa non cao, biển rộng - những thứ vĩ đại nhưng rất đỗi âm thầm.

Cha trong ấn tượng của hầu hết chúng ta có phải là người đàn ông ít nói nhưng tình cảm, nghiêm khắc nhưng lại bao dung? Vậy nên triết gia Cicero từng nói: "Trên Trái Đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình".

Tuy nhiên, liệu có ai đủ dũng khí để nói 3 tiếng: "Con yêu cha"? Bạn có nhớ rằng đã bao lâu rồi mình chưa trò chuyện cùng cha? Đã bao lâu rồi bạn chưa được nghe những lời dạy dỗ từ cha? Tóc cha đã điểm thêm vài sợi bạc, bạn có kịp nhận ra?

Càng trưởng thành, khoảng cách của chúng ta và cha càng lớn dần. Thậm chí, những câu hỏi han thông thường bỗng trở nên gượng gạo, những cuộc gọi cũng dần thưa thớt và vội vã.

img
Nguyễn Thanh Hà
12/10/2017

Qua bức thư, ta thấy ông bố rất thương yêu cậu con trai bé nhỏ của mình. Giọng nói trìu mến, yêu thương "En-ri-cô của bố ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô à!", "Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ", "En-ri-cô này! con hãy nhớ rằng...", hoặc "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố". Nhắc lại tên con nhiều lần kèm theo chữ "ạ", "này", "rằng" giọng bố trở nên tâm tình, thủ thỉ, tha thiết; lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con, làm cho En-ri-cô "xúc động vô cùng".

Tuy thương yêu con hết mực, nhưng bố rất nghiêm khắc, kiên quyết. Bố nói cho con biết nỗi đau đớn cay đắng của mình vì "trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ", và "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Đau đớn vì con hư ! Tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục.

Bố nhắc con "không bao giờ được tái phạm" về hành vi thiếu lễ độ với mẹ. Bố đã chỉ cho con thấy công lao to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con "tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả !". Đó là cái gốc của đạo làm người, vì thế kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "thật đáng xấu hổ và nhục nhã"

Bố bắt con phải xin lỗi mẹ "không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng", nghĩa là do sự ăn năn hối hận ,do lương tâm cắn rứt? Bố khuyên con "hãy cầu xin mẹ hôn con", chiếc hôn tha thứ đứa con tội lỗi, chiếc hôi để "xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con".

Cuối bức thư, thái độ của bố càng quyết liệt hơn. Yêu và ghét, còn và mất được bố nên lên một cách kiên quyết. Tuy rất yêu con, coi con là "niềm hy vọng tha thiết nhất", nhưng nếu con "bội bạc với mẹ" thì "thà rằng bố không có con". Càng nghiêm khắc hơn nữa khi người bố viết : "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Đối với con, thời gian là thử thách, con có sửa chữa được lỗi lầm đó không....

Qua bức thư, ta thấy người bố rất nghiêm khắc trong việc giáo dục đạo đức cho con. Bố dạy con cách ăn nói phải lễ phép, phải biết kính trọng và ghi nhớ công ơn to lớn của bố mẹ và phải biết thành khẩn sửa chữa lỗi lầm. Bức thư viết cách chúng ta trên một thể kỷ của một ông bố gửi cho con trong một gia đình nước Ý, thuộc nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta (thuộc nền văn hóa phương Đông) vẫn cảm thấy gần gũi, thân thiết và xúc động. Bài học về lòng biết ơn và kính trọng bố mẹ được đặt ra một cách nghiêm túc. Con cái không nên, không được làm cho bố mẹ phải đau lòng, dù là một cử chỉ, một lời nói vô lễ. Vô lễ là bất hiếu. Bất hiếu, bất trung là tội lớn, xưa này đều quan niệm thế

img
Song Tử Băng Giá
Ngữ Văn 7 29/10/2017
hay nhớ lại và viết thành đoan văn về một ki niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đâu tiên của mình

cổng trường mở ra

 

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
08/06/2019

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.

img
Lê Minh Hiển
01/03/2019

hỏi ngớ ngẩn

img
Nguyễn Thảo Vân
08/11/2017

Đề bài là gì vậy

img
minh dương
14/09/2017

Dưới đây là đoạn đoạn văn: Kể lại kỉ niệm đnag nhớ nhất trong ngày đầu tiên đến trường của mình. Mời bạn tham khảo!

Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỉ  niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lí thú xuất hiện. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Quang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường sao rộng lớn quá! Bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sẽ giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ rằng cô sẽ rất nghiêm khắc cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa. Vừa được quen thêm nhiều bạn bè, vừa được học thêm nhiều môn học mới và cả qui luật mới. Một kỉ niệm tràn đầy niềm vui sướng với mênh mông, bao la những điều mới mẻ. Thật hạnh phúc biết bao! Đúng là một kỉ niệm khó nhạt phai trong kí ức tuổi thơ tôi.

 
 
Chia sẻ