Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Truc Ly
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những hạt nào ?

Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những hạt nào ?

Câu trả lời của bạn

img
Huong Hoa Hồng
05/09/2022

Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt dưới nguyên tử đó là: electron, proton và nơtron.

img
Tra xanh
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Chọn phát biểu đúng về electron.

A. Một electron có khối lượng lớn hơn một proton và mang điện tích âm.

B. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.

C. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một neutron và không mang điện tích.

D. Một electron mang điện tích dương và có khối lượng lớn hơn một neutron.

Câu trả lời của bạn

img
Minh Hanh
05/09/2022

Đáp án đúng là: B

Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.

img
Mai Bảo Khánh
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

a) Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Câu trả lời của bạn

img
Hoang Viet
05/09/2022

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P (1)

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:

P + N + E = 46      (2)

Thay E = P vào (2) ta được 2P + N = 46 hay N = 46 – 2P (3)

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:

(P + E) – N = 14 (4)

Thay E = P; N = 46 – 2P vào (4) ta được:

2P – (46 – 2P) = 14 ⇒ P = 15 (= E)

Vậy N = 46 – 2.15 = 16.

Số hạt proton, electron và neutron của X lần lượt là 15, 15, 16.

b) Khối lượng nguyên tử X là: 15 . 1 + 16 . 1 = 31 (amu)

c) Nguyên tử X có 15 electron được sắp xếp vào 3 lớp.

- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

- Lớp thứ hai có 8 electron.

- Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 5 electron.

img
Lê Chí Thiện
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton

Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A.7.

B. 2, 5.

C. 2, 2, 3.

D. 2,4, 1.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Thu Huệ
05/09/2022

Đáp án B

=> Nguyên tử nitơ có số proton = 7

=> Số electron = 7.

Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 7 - 2 = 5 electron.

img
Thuy Kim
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là?

A.2.

B. 8.

C.10.

D. 18.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hồng Tiến
05/09/2022

A

Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là 2

img
Lan Anh
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?

A.2, 10, 6.

B. 2, 6, 8.

C.2,8, 6.

D.2,9, 5.

Câu trả lời của bạn

img
Dang Tung
05/09/2022

số electron = số proton = 16.

Lớp electron trong cùng, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.

Lớp ngoài cùng có: 16 – 8 – 2 = 6 electron.

=> Đáp án C. 2,8, 6.

img
Lan Anh
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3?

Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3?

Câu trả lời của bạn

img
Bin Nguyễn
05/09/2022

Cho nước nhỏ giọt vào bình chứa. Đếm số giọt cho tới khi mực nước trong bình được khoảng 1 cm3 đến 2cm3. Lấy thể tích nước trong bình chia cho số giọt ta được thể tích của một giọt.

img
Quynh Nhu
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 28/08/2022
Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng nào?

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng nào?

Câu trả lời của bạn

img
Minh Thắng
05/09/2022

Kỹ năng quan sát, phân loại, liên kết, đo đạc, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

img
Nguyễn Minh Hải
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3

Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 biết Cl hóa trị I.

Câu trả lời của bạn

img
Thụy Mây
09/08/2022

Áp dụng quy tắt hóa trị:

- Gọi a là hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3, ta có: 1.a = 3.1

=> a = 3

=> Hóa trị của Fe trong hợp chất là III

img
Pham Thi
Khoa Học Tự Nhiên 7 Chân Trời Sáng Tạo 29/07/2022
Biết nhóm hydroxyl (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai

Biết nhóm hydroxyl (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai

A. NaOH

B. CaOH

C. KOH

D. Fe(OH)3

Câu trả lời của bạn

img
can tu
09/08/2022

B sai vì Ca hóa trị II

Áp dụng quy tắt hóa trị

=> CTHH đúng là Ca(OH)2

 
 
Chia sẻ