Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Đan Nguyên
Toán 12 25/10/2022
Hãy tìm cực đại các hệ số m, n, p sao cho hàm số: \(f(x) = - {1 \over 3}{x^3} + m{x^2} + nx + p\) đạt cực đại tại điểm x = 3 và đồ thị (C) của nó tiếp xúc với đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) tại giao điểm của (C) với trục tung

Câu trả lời của bạn

img
Lê Tấn Thanh
26/10/2022

Đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) cắt trục tung tại điểm \(A\left( {0; - {1 \over 3}} \right)\)

Vì đồ thị (C) của hàm số đã cho đi qua điểm A nên \(f(0) = p =  - {1 \over 3}\)

Ta có \(f'(x) =  - {x^2} + 2mx + n\).

Vì (C) tiếp xúc với đường thẳng \(y = 3x - {1 \over 3}\) tại điểm A nên \(f'(0) = n = 3\)

Do hàm số đạt cực đại tại điểm x = 3 nên \(f'(3) =  - 9 + 6m + 3 = 0\)

\(\Leftrightarrow m = 1\).

Với các giá trị m, n, p vừa tìm được, ta có hàm số

\(f(x) =  - {1 \over 3}{x^3} + {x^2} + 3x + {1 \over 3}\)

Khi đó, \(f''(x) =  - 2x + 2\) và \(f''(3) =  - 4 < 0\).

Hàm số đạt cực đại tại điểm x = 3.

img
Long lanh
Toán 12 25/10/2022
Chứng minh rằng các đồ thị của ba hàm số sau \(f(x) = {x^2} - 3x + 4,g(x) = 1 + {1 \over x}\) và \(h(x) = - 4x + 6\sqrt x \) tiếp xúc với nhau tại một điểm.

Câu trả lời của bạn

img
con cai
26/10/2022

Phương trình hoành độ giao điểm của f(x) và g(x) là:

\(\eqalign{
& {x^2} - 3x + 4 = 1 + {1 \over x} \cr 
& \Rightarrow {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1 = 0 \cr 
& \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^3} = 0 \cr 
& \Leftrightarrow x = 1 \cr} \)

Vậy f(x) và g(x) giao nhau tại A (1; 2)

Ta có: \(-4.1+6.\sqrt 1=2\)

Do đó A thuộc đồ thị của hàm số h(x)

Mặt khác: \(f'\left( 1 \right) = g'\left( 1 \right) = h'\left( 1 \right) =  - 1\)

Do đó ba hàm số đã cho tiếp xúc với nhau tại A (1; 2)

img
Tran Ba
Toán 12 20/10/2022
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho A(0;-3;-1) và B(-4;1;-3) và mặt phẳng (P):x−2y+2z−7=0(P):x−2y+2z−7=0. Viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua gốc tọa độ, song song với AB và vuông góc với (P).

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho A(0;-3;-1) và B(-4;1;-3) và mặt phẳng (P):x2y+2z7=0(P):x−2y+2z−7=0.
a) Viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua gốc tọa độ, song song với AB và vuông góc với (P).
b) Lập phương trình mặt cầu nhận đoạn thẳng AB là đường kính.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
Toán 12 20/10/2022
Thực hiện xác định điểm I thuộc đồ thị (C) của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2x - 1\) có hoành độ là nghiệm của phương trình y’’ = 0

Câu trả lời của bạn

img
Ho Ngoc Ha
19/10/2022

Ta có

\(\eqalign{
& y' = 3{x^2} - 6x + 2 \cr 
& y'' = 6x - 6 \cr} \)

\(y' '= 0 \Leftrightarrow x = 1\)

\( \Rightarrow y =  - 1\)

Tọa độ của điểm I là (1;-1)

img
Kim Ngan
Toán 12 20/10/2022
Hãy viết phương trình tiếp tuyến tại điểm I của đường cong: \(y = {x^3} - 3{x^2} + 4\) (C). Biết rằng hoành độ của I là nghiệm của phương trình y’’ = 0

Câu trả lời của bạn

img
Co Nan
19/10/2022

Ta có:

\(\begin{array}{l}
y' = 3{x^2} - 6x\\
y'' = 6x - 6\\
y'' = 0 \Leftrightarrow 6x - 6 = 0\\
\Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow y\left( 1 \right) = 2\\
\Rightarrow I\left( {1;2} \right)
\end{array}\)

Hệ số góc của tiếp tuyến tại I là:

\(k = y'\left( 1 \right) = {3.1^2} - 6.1 =  - 3\)

Phương trình tiếp tuyến: \(y =  - 3\left( {x - 1} \right) + 2\)\( \Leftrightarrow y =  - 3x + 5\)

Vậy I (1;2); phương trình tiếp tuyến của đường cong (C) tại điểm I là y = -3x + 5.

img
Hoa Hong
Toán 12 20/10/2022
Hãy xác định đỉnh I của mỗi parabol (P) dưới đây. Viết công thức chuyển hệ tọa độ trong phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {OI} \) và viết phương trình của parabol (P) đối với hệ tọa độ IXY. Biết \(y = {x^2} - 4x + 3\)

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Phương Khanh
19/10/2022

Ta có:

\(\begin{array}{l}
a = 1,b = - 4,c = 3\\
\Delta = {b^2} - 4ac = {\left( { - 4} \right)^2} - 4.1.3 = 4\\
- \frac{b}{{2a}} = - \frac{{ - 4}}{{2.1}} = 2\\
- \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{4}{{4.1}} = - 1\\
\Rightarrow I\left( {2; - 1} \right)
\end{array}\)

Công thức chuyển hệ tọa độ trong phép tịnh tiến theo vectơ  \(\overrightarrow {OI} \) là

\(\left\{ \matrix{x = X + 2 \hfill \cr y = Y - 1 \hfill \cr}  \right.;\)

Phương trình đường cong đã cho đối với hệ tọa độ IXY là

\(\begin{array}{l}
Y - 1 = {\left( {X + 2} \right)^2} - 4\left( {X + 2} \right) + 3\\
\Leftrightarrow Y - 1 = {X^2} + 4X + 4 - 4X - 8 + 3\\
\Leftrightarrow Y - 1 = {X^2} - 1\\
\Leftrightarrow Y = {X^2}
\end{array}\)

img
Lê Thánh Tông
Toán 12 20/10/2022
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = {{x + 1} \over {2x + 1}}\)

Câu trả lời của bạn

img
Mai Linh
19/10/2022

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x + 1}}{{2x + 1}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{1 + \frac{1}{x}}}{{2 + \frac{1}{x}}} = \frac{1}{2}\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \frac{1}{2}
\end{array}\)

Nên \( y = \frac{1}{2}\) là đường TCN của ĐTHS.

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - \frac{1}{2}} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - \frac{1}{2}} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{{2x + 1}} = + \infty \\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - \frac{1}{2}} \right)}^ - }} y = - \infty
\end{array}\)

Nên \( x =- \frac{1}{2}\) là đường TCĐ của ĐTHS.

Vậy,

Đường thẳng \(x = -{1 \over 2}\) là tiệm cận đứng của đồ thị.

Đường thẳng \(y = {1 \over 2}\) là tiệm cận ngang của đồ thị.

img
thanh duy
Toán 12 20/10/2022
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = 4 + {1 \over {x - 2}}\)

Câu trả lời của bạn

img
minh dương
19/10/2022

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {4 + \frac{1}{{x - 2}}} \right) = + \infty \\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} y = - \infty
\end{array}\)

Nên đường thẳng x = 2 là tiệm cận đứng của đồ thị.

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {4 + \frac{1}{{x - 2}}} \right) = 4\\
\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = 4
\end{array}\)

Nên đường thẳng y = 4 là tiệm cận ngang của đồ thị.

img
Trieu Tien
Toán 12 20/10/2022
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = {{\sqrt {{x^2} + x} } \over {x - 1}}\)

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Lệ Diễm
19/10/2022

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{x\sqrt {1 + {1 \over x}} } \over {x - 1}} \)

\(= \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {{\sqrt {1 + {1 \over x}} } \over {1 - {1 \over x}}} = 1\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{ - x\sqrt {1 + {1 \over x}} } \over {x - 1}} \)

\(= \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {{ - \sqrt {1 + {1 \over x}} } \over {1 - {1 \over x}}} =  - 1\)                           

Nên đường thẳng y = 1 là tiệm cận ngang của đồ thị (khi \(x \to  + \infty \)) và đường thẳng y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị (khi \(x \to  - \infty \)).

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\sqrt {{x^2} + x} }}{{x - 1}} = + \infty \\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{\sqrt {{x^2} + x} }}{{x - 1}} = - \infty
\end{array}\)

Nên đường thẳng \(x=1\) là TCĐ của ĐTHS.

img
Nguyen Nhan
Toán 12 20/10/2022
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = {{\sqrt {x + 3} } \over {x + 1}}\)

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Bảo Trâm
19/10/2022

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{\sqrt {x + 3} }}{{x + 1}} = + \infty \\
\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{\sqrt {x + 3} }}{{x + 1}} = - \infty
\end{array}\)

Nên đường thẳng \(x=-1\) là TCĐ của ĐTHS.

\(\begin{array}{l}
\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {x + 3} }}{{x + 1}}\\
= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {\frac{1}{x} + \frac{3}{{{x^2}}}} }}{{1 + \frac{1}{x}}} = 0
\end{array}\)

Nên đường thẳng y = 0 là tiệm cận ngang của đồ thị (khi \(x \to  + \infty \)).

 
 
Chia sẻ